Ngày 2/5 vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đến Bình Nhưỡng, mở ra chuyến thăm hai ngày tới Bắc Triều Tiên. Một số nhà phân tích cho rằng, trong khi tình hình trên bán đảo Triều Tiên thay đổi nhanh chóng, Trung Quốc đang lo lắng sẽ bị gạt ra rìa trong các vấn đề của bán đảo Triều Tiên; ông Kim Jong-un có thể đề nghị với Tổng thống Mỹ Trump rằng, Bắc Triều Tiên có thể giúp Mỹ kiềm chế Trung Quốc ở vùng Đông Á.
Ngày 27/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh mang tính lịch sử tại Bàn Môn Điếm, sau đó ngày 2/5 Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị lập tức có chuyến thăm hai ngày tới Bình Nhưỡng. Đây là lần đầu tiên từ năm 2007 có Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đến thăm Bắc Triều Tiên. Ông Vương Nghị đã gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Triều Tiên Ri Yong-ho và nghe phía Bắc Triều Tiên nói về Hội nghị thượng đỉnh Liên Triều vào tuần trước, đồng thời trao đổi quan điểm về “Hội đàm Mỹ – Triều” sắp tới.
SCMP (South China Morning Post) Hồng Kông dẫn quan điểm của chuyên gia Triệu Thông (Zhao Tong) thuộc Viện Chính sách Toàn cầu Carnegie – Đại học Thanh Hoa cho rằng, ông Vương Nghị trực tiếp đến nghe các giải thích liên quan của Bắc Triều Tiên, cho thấy vị trí đặc biệt của Trung Quốc trong kết nối với Bắc Triều Tiên.
Nhà sử học Trung Quốc Thẩm Chí Hoa (Shen Zhihua) thì chỉ ra, về vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên, Trung Quốc đã cho biết “đó là việc giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, không liên quan đến chúng tôi, các ông không nên làm ồn nữa, hãy tự nói về bản thân mình đi”, thế nhưng giờ đây thái độ của Trung Quốc hoàn toàn đảo ngược, không muốn bị Mỹ và Bắc Triều Tiên gạt ra rìa.
Hãng tin CNN Mỹ dẫn quan điểm của chuyên gia Hàn Quốc Duyeon Kim, thành viên cao cấp tại “Diễn đàn Vì tương lai bán đảo Triều Tiên” cho biết, Trung Quốc không thích hai miền Triều Tiên và Mỹ đóng vai trò chủ đạo, trong khi bản thân họ phải đứng ngoài.
Tiếng nói nước Mỹ (VOA) có nhận định, chính phủ Trung Quốc không muốn quan hệ giữa Washington và Bình Nhưỡng quá gần gũi nhau, cũng không muốn bán đảo Triều Tiên thống nhất theo những điều kiện của Mỹ và Hàn Quốc. Do đó, một mặt Trung Quốc thận trọng tạo không gian cho Bắc và Nam Triều Tiên thúc đẩy tiến trình ngoại giao; một mặt đang theo dõi chặt chẽ diễn biến, và ở sau hậu trường cố gắng đưa họ vào vị trí tốt nhất.
Nikkei Nhật Bản thì chỉ ra, chuyến đi của Vương Nghị lần này là để đảm bảo sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo và đàm phán hòa bình, ngoài để truyền đạt quan điểm của Bắc Kinh cho Bắc Triều Tiên, còn thúc đẩy, nhằm mở ra cuộc đàm phán bốn bên với Mỹ cùng Bắc và Nam Triều Tiên.
Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản thì có nhận định, chuyến đi của ông Vương Nghị được kỳ vọng mở đường cho chuyến thăm Bắc Triều Tiên của ông Tập Cận Bình vào tháng Sáu.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Heungkyu Kim, Giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc thuộc Đại học Châu Á tại Hàn Quốc cho rằng, Bắc Triều Tiên không thực sự muốn Trung Quốc đóng một vai trò quá lớn trong các vấn đề của họ. Đồng thời ông cũng suy đoán rằng Bắc Triều Tiên sẽ cố gắng dùng “lá bài Trung Quốc” tại “Hội đàm Mỹ – Triều”. Thậm chí ông Kim Jong-un có thể đề nghị với Tổng thống Mỹ Trump rằng Bắc Triều Tiên có thể giúp Mỹ kiềm chế Trung Quốc ở vùng Đông Á.
Huệ Anh
Xem thêm:
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…