Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc trung ương Trung Quốc là China Mobile gần đây xác nhận, họ đã đóng các cuộc gọi quốc tế tại các tỉnh Hà Nam, Chiết Giang và đóng các cuộc gọi từ Hồng Kông, Macao và Đài Loan. Tin tức này đã làm dấy lên nhiều đồn đoán.
Sina.com đưa tin, gần đây một số người ở Chiết Giang phản ánh việc họ nhận được tin nhắn văn bản từ China Mobile Chiết Giang có nội dung “Theo yêu cầu của cơ quan chủ quản cấp trên, để ngăn chặn gian lận điện thoại ở nước ngoài và bảo vệ an toàn của tài sản của khách hàng, Mobile Chiết Giang sẽ đóng việc nhận các cuộc gọi quốc tế và từ Hồng Kông, Macao cùng Đài Loan.”
Về vấn đề này, người phụ trách China Mobile liên quan tại Chiết Giang cũng xác nhận đây là sự thật, đồng thời chỉ ra rằng công ty đang gửi thông báo SMS đến khách hàng theo từng đợt, trong trường hợp người dùng có nhu cầu liên lạc quốc tế và từ các khu vực Hồng Kông, Macao cùng Đài Loan thì trước ngày 20/5 hãy bật tính năng “kết nối” và gửi “1219” đến tổng đài 10086 để xác nhận và đăng ký, nếu không sẽ bị đóng kết nối theo từng đợt thực hiện kế hoạch của China Mobile.
Trước đó, Hà Nam Mobile, Hà Nam Unicom và Hà Nam Telecom cũng đã đưa ra thông báo rằng kể từ ngày 7/5, họ không cung cấp chức năng nhận tin nhắn quốc tế và từ các khu vực Hồng Kông, Macao cùng Đài Loan.
Kể từ 11:00 trưa ngày 15/5, “Phản hồi của China Mobile về vấn đề đóng các cuộc gọi quốc tế cùng các cuộc gọi từ Hồng Kông, Macao và Đài Loan” đã thu hút hàng triệu cư dân mạng xã hội Trung Quốc trên Sina và Weibo tham gia thảo luận.
Nhiều cư dân mạng để lại lời nhắn: “Bước tiếp theo là cấm internet?”; “Sao không ngắt mạng internet để làm Triều Tiên thứ 2?”; “Ngày càng đi lùi, tại sao vậy?”; “Ngăn không cho thế lực thù địch kết nối bên ngoài?”; “Hồng Kông, Macao và Đài Loan, tất cả đều là vùng nói tiếng Quảng Đông… Bước đi tiếp theo là đối với Quảng Đông?”; “Trò luộc ếch, điều mà cách đây vài năm tôi không thể tưởng thì nay đang từng bước được hiện thực hóa”...
Thông báo trên của China Mobile khiến công luận thế giới bên ngoài phổ biến cho rằng Chính phủ Trung Quốc đang mở rộng chính sách bế quan tỏa cảng.
Thực tế những năm gần đây, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Trung Quốc cũng đã dùng dịch bệnh COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) như một cái cớ để yêu cầu công dân nước này nếu không có vấn đề cần thiết và không khẩn cấp thì không rời khỏi đất nước. Nhân viên biên phòng tại các sân bay Trung Quốc tra xét nghiêm ngặt vấn đề người ra vào Trung Quốc, thậm chí nhiều trường hợp còn bị cắt hộ chiếu ngay tại sân bay.
Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng đang kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Gần đây, một văn bản của cơ quan chức năng Trung Quốc được lan truyền trên Internet cho hay, kể từ ngày 1/5 hoạt động kinh doanh văn phòng công chứng liên quan đến đầu tư nước ngoài sẽ bị đình chỉ hoàn toàn, theo đó một số nguồn tin chỉ ra nhà cầm quyền Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát người Trung Quốc di dân ra nước ngoài đầu tư.
Đối với thông báo của China Mobile về ngừng cung cấp dịch vụ cuộc gọi quốc tế và các cuộc từ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan, cựu giáo sư Thái Hà (Cai Xia) tại Trường Đảng Trung ương của Trung Quốc thẳng thắn cho biết trên Twitter, “Chính phủ kiểm soát chặt chẽ người trong nước ra nước ngoài, hiện tại liên lạc giữa Đại Lục và hải ngoại bị cắt đứt, các cửa khẩu đang thúc đẩy phong tỏa, Đại Lục quay trở lại thời kỳ bế quan tỏa cảng, trở thành Tây Triều Tiên”.
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…