Năm 2016 là một năm mà Trung Quốc Đại lục tiếp tục xảy ra nhiều cảnh thiên tai và nhân họa dồn dập. Nếu so với năm trước thì năm nay thiên họa xuất hiện nhiều và tính chất phức tạp hơn: vòi rồng ở Giang Tô, đại nạn hồng thủy tràn lan ở phương nam, hai cơn siêu bão là Nepartak và Moranti càn quét nhiều tỉnh thành vùng ven biển…
Dưới đây xin điểm lại 10 tai họa nổi bật, gây “sốc” trong xã hội Trung Quốc trong năm 2016.
Ngày 23/6/2016, một vòi rồng cấp EF4 xuất hiện tại thành phố Diêm Thành tỉnh Giang Tô gây thiệt hại nghiêm trọng tại hai huyện Phụ Ninh và Xạ Dương, thương vong do vòi rồng này gây ra nghiêm trọng nhất trong hàng chục năm qua.
Từ 12:00 trưa đến 15:00 chiều ngày 23/6, tại phía bắc Diêm Thành xảy ra hiện tượng mây đối lưu làm xuất hiện gió mạnh, sau đó thời tiết thay đổi đột ngột và kéo theo mưa đá. Khoảng 13:28 chiều cùng ngày lại xuất hiện luồng khí xoáy ở Hoài An, sau đó biến thành vòi rồng với sức gió cấp 17. Khoảng 15:00 chiều thì vòi rồng kèm theo mưa đá quét ngang huyện Phụ Ninh và Phụ Dương, sức phá hoại cực lớn.
Theo thống kê, có ít nhất 99 người thiệt mạng, 846 người bị thương, trong đó có 200 người bị thương nặng. Huyện Phụ Ninh có 8004 căn nhà với khoảng 28.104 gian phòng thì bị sụp đổ, 2 trường tiểu học và 8 nhà xưởng bị hư hại, diện tích nhà kính bị phá hủy là 480.000 mẫu. Còn huyện Xạ Dương bị sập 615 nhà, hệ thống điện bị thiệt hại nghiêm trọng.
Sáng ngày 26/6, tại cao tốc Nghi Phụng ở Hồ Nam xảy ra sự cốmột chiếc xe buýt biển D94396 bị bốc cháy làm 35 hành khách tử nạn.
Khi xảy ra sự cố, người tài xế đã không mở cửa xe mà vội thoát thân trước khiến đại bộ phận hành khách bị kẹt và bị lửa thiêu trong xe.
Theo thông tin chính quyền tỉnh Hồ Nam, sự cố xảy ra ở đoạn đường đổ dốc gần cầu Đông Khê, chiếc xe quệt vào một đoạn lan can giữa cao tốc làm rỉ dầu và bốc cháy.
Từ ngày 30/6, vùng trung hạ lưu sông Trường Giang và phía đông tỉnh Hồ Nam xảy ra mưa lớn kéo dài. Theo thống kê của chính quyền địa phương, đến ngày 3/7 đã có 26 khu vực tỉnh thành với 1.192 huyện nằm trong vùng ảnh hưởng, thiệt hại cuộc sống của 32,82 triệu người, 186 người bị thiệt mạng, 45 người mất tích, 56.000 ngôi nhà bị phá hủy, gây tổn thất 67.090 tỷ nhân dân tệ.
Ngày 1 và 3/7, tại thượng du và trung hạ du sông Trường Giang đã hình thành đỉnh lũ số 1 và số 2, mực nước toàn bộ sông cái, hồ Động Đình và hồ Phàn Dương đều vượt mức báo động…
Theo thông tin, trong thời gian mưa tuyết dữ dội này, gần 140 nhánh sông thuộc lưu vực sông Trường Giang có mực nước vượt mức báo động, trong đó có 21 khu vực mức hồng thủy dâng ở mức chưa từng xảy ra trong quá khứ. Đến tận ngày 11/7 nhưng mực nước tại nhiều khu vực vẫn chưa hạ. Ngoài ra, mưa to còn làm mực nước ở Thái Hồ vượt mức báo động.
Khoảng 8 giờ tối ngày 1/7, xảy ra sự cố vỡ bờ đê phía tây sông Cử Thủy tại khúc sông Đào Gia (Taojiahexiang) thuộc thôn Trịnh Viên trấn Phụng Hoàng quận Tân Châu – Vũ Hán. Theo thông tin bờ đê này có tới 20 năm chưa được tu sửa gia cố, còn quan viên phụ trách thủy lợi đê điều tại Vũ Hán đã “ngã ngựa” từng bị cáo buộc có liên quan đến dự án gia cố đê sông Cử Thủy.
Lộ trình siêu bão Nepartak có diễn biến phức tạp cùng sức mạnh khủng khiếp.
Chiều ngày 9/7, siêu bão Nepartak đổ bộ lên đất liền ở thành phố Thạch Sư tỉnh Phúc Kiến với mưa to, lượng mưa trong một ngày ở huyện Mân Thanh phá kỷ lục quan trắc khí tượng tại khu vực, gây hiện tượng trôi đất đá với cường độ hiếm thấy.
Theo thống kê sơ bộ đến 21:00 tối ngày mùng 9/7, khu vực bị ngập lụt trải rộng 6 đô thị gồm Phúc Châu, Phủ Điền, Tuyền Châu, Tam Minh, Ninh Đức, Nam Bình.
Theo thông tin, toàn thành phố Phúc Châu có 83 người thiệt mạng, 19 người mất tích, thiệt hại toàn tỉnh Phúc Kiến lên đến 9,9 tỷ nhân dân tệ.
Từ giữa tháng Bảy đã xuất hiện mưa to kéo dài trên phần lớn địa bàn tỉnh Hà Bắc làm nước sông dâng cao. Hệ quả đến sáng ngày 20/7 buộc phải cho xả nước trên toàn bộ 18 đập nước ở Hoàng Bích Trang.
Theo thông tin, khoảng hơn 3:00 sáng ngày 20/7, văn phòng quản lý đê tỉnh Hà Bắc ra thông báo “Xả nước đập nước Hoàng Bích Trang”, nhưng khi đó mọi người dân ở xung quanh đang chìm trong giấc ngủ, vì thế không ai kịp trở tay.
Vụ việc làm 12 thôn trang bị ngập lụt đặc biệt nghiêm trọng, nhiều người bị thiệt mạng hoặc mất tích. Thông tin từ chính quyền địa phương Hình Đài, đến 15:00 ngày 25/7, có 17,27 triệu người thuộc toàn bộ 21 quận và huyện của Hình Đài bị ảnh hưởng, 34 người thiệt mạng, 13 người mất tích.
Khoảng 15:00 ngày 11/8, nhà máy điện Mã Điếm tại Đương Dương – Hà Bắc đang trong quá trình chạy thử thì bị vỡ đường ống hơi nước gây rò rỉ hơi nước làm 21 người thiệt mạng, 5 người trọng thương.
Được biết, nhà máy phát điện than đá Mã Điếm là công trình năng lượng trọng điểm tỉnh Hà Bắc, làm kinh doanh nhiệt điện, than sỉ, chế phẩm từ dầu mỏ.
Công trình nhiệt điện này hoàn thành và bắt đầu chạy thử từ tháng 5/2016.
Sáng ngày 15/9, cơn bão thứ 14 trong năm là Meranti đổ vào Hạ Môn, mưa xối xả và gió lên đến cấp 12, thảm họa đã khiến tỉnh Phúc Kiến bị tổn thất 20 tỷ nhân dân tệ, phá kỷ lục của siêu bão Nepartak vào hai tháng trước, trở thành cơn bão gây tổn thất nghiêm trọng nhất về kinh tế trong lịch sử tỉnh Phúc Kiến.
Theo thông tin, đến tối ngày 16/9, toàn tỉnh Phúc Kiến có 18 người bị thiệt mạng, 11 người mất tích, 1,8 triệu người bị ảnh hưởng thảm họa; tính cho đến sáng ngày 17, tại Chiết Giang có hơn 1,5 triệu người bị chịu thảm họa, 10 người thiệt mạng, 4 người mất tích…. Tính đến 9:00 sáng ngày 18/9, có khoảng 2,48 triệu người tại các địa bàn Thượng Hải, Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang Tây bị ảnh hưởng thảm họa, có 29 người chết, 15 người mất tích. Tổn thất kinh tế tại Phúc Kiến và Chiết Giang khoảng 21 tỷ nhân dân tệ, trong đó Phúc Kiến chiếm 16,9 tỷ nhân dân tệ.
Khoảng 14:00 ngày 24/10 đã xảy ra sự cố nổ trong một ngôi nhà 5 gian ở thôn Tá Tỉnh Đáp (Dajingta), huyện Fugu tỉnh Thiểm Tây. Theo thông tin, đến ngày 25/10, sự cố làm 14 người thiệt mạng, 147 người trọng thương. Vụ nổ gây chấn động làm nhiều cửa kính của những nhà bên cạnh bị vỡ vụn, xe hơi dừng bên đường cũng bị hủy hoại…
Sau sự cố có ba người đã khai báo họ tàng trữ chất gây nổ.
Sáng ngày 31/10 xảy ra sự cố nổ khí ga ở mỏ than Kim Sơn Câu quận Vĩnh Xuyên thành phố Trùng Khánh. Khi sự cố xảy ra có 35 công nhân đang làm việc dưới mỏ, sự cố làm 33 người thiệt mạng.
Theo thông tin, hoạt động khai thác mỏ than này có nhiều vi phạm trong quản lý an toàn như khai thác ngoài phạm vi cho phép, trang thiết bị không đầy đủ, hệ thống thông gió bất hợp lý…
Khoảng 7:00 ngày 24/11, một khu vực đang thi công của nhà máy điện Phong Thành – Nghi Xuân – Giang Tây bất ngờ bị sụp làm 74 người thiệt mạng, 2 người bị thương. Đây là sự cố nhân họa có số người thiệt mạng nhiều nhất Trung Quốc trong năm nay, cũng là sự cố thương vong nghiêm trọng nhất nhiều thập niên qua trong lĩnh vực nhà máy điện ở Trung Quốc.
Theo thông tin, công trình mở rộng giai đoạn 3 này là công trình trọng điểm, được đầu tư 7,6 tỷ nhân dân tệ, khởi công từ ngày 28/7/2016. Thông tin điều tra cũng chỉ ra, công ty thi công công trình nhận thầu hạng mục này đã nhiều lần để xảy ra sự cố tai nạn.
Mộc Vệ
Xem thêm:
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…