Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sắp diễn ra vào mùa thu năm nay, ông Tập Cận Bình đang dốc toàn lực để có thể tái nhiệm nhiệm kỳ thứ 3 kéo dài 5 năm. Hai quan chức ngoại giao cấp cao nhất trong hệ thống ngoại giao của Trung Quốc là ông Dương Khiết Trì – Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, đều được cho là sẽ nghỉ hưu. Bản thân Bộ Ngoại giao cũng thiếu hụt nhân sự, do đó không ít người đang suy đoán xem ai có thể là người kế nhiệm họ.
Nikkei Asia đăng một bài viết vào ngày 6/7 chỉ ra, theo nguyên tắc nhân sự “7 lên 8 xuống” của ĐCSTQ (67 tuổi tái nhiệm, 68 tuổi nghỉ hưu), hiện ông Dương Khiết Trì đã 72 tuổi, còn ông Vương Nghị đã 68 tuổi, nên sẽ thoái nhiệm về hưu vì tuổi tác. Điều này cũng mở ra cuộc cải tổ nhân sự lớn nhất trong thập kỷ qua trong hệ thống đối ngoại của Trung Quốc.
Nikkei Asia bình luận, kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, chính sách đối ngoại của Trung Quốc ngày càng trở nên cứng rắn và đề cao lòng tự tôn dân tộc.
ĐCSTQ không chỉ tích cực mở rộng các căn cứ quân sự ở nước ngoài, mà “chính sách ngoại giao chiến lang” đáp trả bằng những lời lẽ gay gắt cũng bị các nước chỉ trích. Đây cũng là nguyên tắc chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong những năm gần đây.
Tờ Nikkei Asia cho rằng, cuộc chiến Nga – Ukraine tác động đến trật tự toàn cầu và tình hình ngày càng căng thẳng ở Ấn Độ – Thái Bình Dương, ai sẽ đảm nhận cương vị của ông Dương Khiết Trì và đứng đầu trên chiến trường ngoại giao của Trung Quốc đã trở thành tâm điểm chú ý của ngoại giới.
Theo Nikkei Asia, ông Tập Cận Bình thực sự có thể bỏ qua nguyên tắc “7 lên 8 xuống” và để ông Vương Nghị 68 tuổi thay thế ông Dương Khiết Trì. Nhưng vì ông Vương Nghị không phải là cộng sự thân cận của ông Tập Cận Bình, nên không có nhiều khả năng ông Tập sẽ phá bỏ nguyên tắc nhân sự hiện có và bổ nhiệm ông Vương Nghị.
Những người khác suy đoán ông Tập Cận Bình có thể sẽ trực tiếp hủy bỏ cương vị hiện tại của ông Dương Khiết Trì trong Bộ Chính trị ĐCSTQ, nhằm tránh gặp rắc rối trong việc tìm người kế nhiệm. Nhưng Nikkei Asia nhìn nhận điều này khó xảy ra, vì cách làm này đi ngược lại xu hướng gần đây của ông Tập là nâng cao vị thế của cơ cấu ngoại giao của đảng.
Phân tích của Nikkei Asia nêu rõ, dựa trên trình độ chuyên môn của mình, ông Tống Đào (Song Tao), 67 tuổi, cựu Trưởng Ban Liên lạc đối ngoại của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, từng làm việc ở Phúc Kiến một thời gian dài, là có thể người kế vị.
Tuy nhiên, vào tháng 5, chính quyền ĐCSTQ lại thông báo ông Tống Đào đã được điều chuyển công tác và sắp nghỉ hưu. Điều này cho thấy ông ấy khó lòng được tiếp quản chức Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương và Chủ nhiệm Văn phòng Đối ngoại Trung ương.
Sau khi loại bỏ khả năng ông Tống Đào kế nhiệm, ông Lưu Kết Nhất (Liu Jieyi), Chủ nhiệm Văn phòng các vấn đề Đài Loan thuộc Quốc vụ viện, hiện là ứng viên sáng giá nhất.
Ông Lưu Kết Nhất, người sẽ bước sang tuổi 65 vào tháng 12 năm nay, không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn về tuổi tác của Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, mà còn từng là Đại diện Thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, Phó trưởng Ban Liên lạc Quốc tế của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, và Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao. Ông được kỳ vọng sẽ nâng cao ảnh hưởng của Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế và các chuẩn mực quốc tế.
Nikkei Asia giải thích thêm, nếu ông Lưu Kết Nhất thực sự đảm nhiệm chức vụ của ông Dương Khiết Trì, điều đó có nghĩa là ông Tập Cận Bình cho rằng quan hệ 2 bờ eo biển đang xấu đi, vấn đề Đài Loan phải được đặt lên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, và đẩy nhanh tốc độ thống nhất Đài Loan bằng vũ lực.
Nikkei Asia cũng lưu ý, mặc dù ông Lưu Kết Nhất chưa trở thành người kế nhiệm ông Dương Khiết Trì, nhưng ông ấy vẫn là một ứng cử viên nặng ký cho chức Bộ trưởng Ngoại giao tiếp theo.
Về người kế nhiệm ông Vương Nghị, Nikkei Asia đưa ra ứng viên là 3 thứ trưởng ngoại giao đương nhiệm là ông Mã Triều Húc (Ma Zhaoxu), ông Tạ Phong và ông Đặng Lệ đều có cơ hội cạnh tranh vị trí ngoại trưởng. Trong đó ông Mã Triều Húc 58 tuổi là người có tiếng nói nhất.
Trước đây ông Mã từng là Đại sứ Trung Quốc tại Úc, Đại diện thường trực của Trung Quốc tại Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva và các tổ chức quốc tế khác tại Thụy Sĩ, kiêm Đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc. Với kinh nghiệm dày dặn trong các cuộc đàm phán đa phương, ông được cho là sẽ giúp Trung Quốc nâng cao vị thế quốc tế.
Ngoài ra, ông Lạc Ngọc Thành, cựu thứ trưởng ngoại giao, người được cho là sẽ cạnh tranh vị trí ngoại trưởng, gần đây đã được chuyển sang làm phó cục trưởng Cục Phát thanh và Truyền hình Nhà nước, nên khó lòng có thể đảm nhiệm chức ngoại trưởng.
Tờ báo còn viết, ông Lạc Ngọc Thành, một chuyên gia các vấn đề về Nga, lẽ ra nên được trọng dụng trong thời gian diễn ra cuộc chiến Nga – Ukraine, nhưng một số nhà bình luận tiết lộ, phản ứng chậm chạp ban đầu của Trung Quốc trước cuộc chiến Ukraine dường như đã khiến ông Lạc Ngọc Thành phải mang rất nhiều tai tiếng.
Nikkei Asia cũng thừa nhận ông Tập Cận Bình có thể sẽ không tuân theo thông lệ và trực tiếp chỉ định những người thân cận của mình từ cấp cao nhất của ĐCSTQ, lên tiếp quản vị trí của ông Dương Khiết Trì và ông Vương Nghị.
Ông Lưu Hải Tinh, 59 tuổi, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương ĐCSTQ, và ông Đặng Hồng Ba, 57 tuổi, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Đối ngoại Trung ương, cũng nằm trong danh sách dự bị cho những người kế vị.
Từ chỗ hết lòng nghiên cứu Tây y, bác sĩ Vương Nguyên Phủ tiếp xúc…
Tùng Thiện vương có số lượng sáng tác rất phong phú bao trùm các lĩnh…
Ông Piotr Kulpa, cựu Thứ trưởng Ba Lan, khẳng định rằng Ukraine không nhận được…
Tiếng vang, tiếng trống, tiếng cung kiếm, tiếng người ngựa gào thét...
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã quyết định đề cử Tiến sĩ Dave Weldon,…
Sau khi nghỉ hưu, Jonathan Needham (54 tuổi), một cựu bác sĩ phẫu thuật cây,…