Sức Khỏe

Số ca mắc liên cầu lợn tăng đột biến tại Huế, 1 ca tử vong, nhiều ca xin về

Trong 32 ca mắc liên cầu lợn ghi nhận tại Huế từ đầu năm tới ngày 7/7, có 25 ca tăng mới trong vòng hơn một tháng qua. Một trường hợp đã tử vong, một trường hợp hôn mê, tiên lượng tử vong.

Một ca bệnh liên cầu lợn hồi tháng 6/2023 tại Lạng Sơn. (Ảnh minh họa: bvdklangson.com.vn)

Ngày 8/7, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết tính đến sáng 8/7, Khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Trung ương Huế đang điều trị cho 14 bệnh nhân mắc liên cầu lợn, cùng có địa chỉ cư trú ở TP. Huế. Trong đó, một bệnh nhân nam điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng hôn mê, tiên lượng tử vong, báo Sức Khỏe và Đời Sống đưa tin.

Vẫn theo bản tin, PGS.TS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế TP Huế xác nhận từ đầu năm 2025 đến nay Huế ghi nhận 31 ca dương tính với Streptococcus Suis (tên khoa học của vi khuẩn liên cầu lợn), trong đó, 1 ca tử vong vào ngày 2/7. Riêng từ tháng 6 tới nay có 25 ca mắc mới, tăng 4,2 lần so với 5 tháng trước đó.

Tính từ đầu năm 2025 đến ngày 7/7, Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp nhận và điều trị 32 ca mắc liên cầu lợn, đều là người dân sinh sống tại TP. Huế. Số ca mắc mới tăng nhanh trong vòng hơn một tháng gần đây, từ ngày 3/6 đến ngày 7/7 có thêm 24 trường hợp nhập viện.

Trong khi đó, báo Lao Động dẫn nguồn tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho hay trong nhóm xuất viện, có 4 trường hợp bệnh nặng xin, người nhà xin đưa về nhà, gồm:

Bà N.T.T.T (SN 1964, ngụ phường Vỹ Dạ) – xin về ngay trong ngày nhập viện.

Ông N.M.T (SN 1974, ngụ phường An Cựu) – xin về sau một ngày điều trị.

Bà Đ.T.N.H (SN 1974, ngụ phường Phú Xuân) – xin về sau gần một tháng điều trị.

Ông B.V.C (SN 1975, ngụ phường Thuận Hóa) – xin về trong ngày nhập viện.

Phía Bệnh viện Trung ương Huế cho hay tình hình bệnh liên cầu lợn diễn biến phức tạp, một số ca không rõ yếu tố dịch tễ. Lực lượng y tế đã tiến hành phun tẩy uế bằng dung dịch Cloramin B 25% tại nhà các bệnh nhân và khu vực xung quanh, đồng thời khuyến cáo người dân không ăn tiết canh, thịt lợn sống hoặc chưa nấu chín kỹ, không giết mổ lợn trái phép.

Để phòng tránh bệnh liên cầu lợn ở người cần lưu ý:

+  Nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y.

+ Tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

+ Nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng (Tổ chức Y tế thế giới – WHO khuyến cáo trên 700C). Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn trong thời gian có dịch.

+  Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.

+  Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc,chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

+ Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời

Theo Ths Nguyễn Văn Cương – Khoa Truyền thông Giáo dục Sức khỏe (CDC TP. Huế)

Vi khuẩn Streptococcus Suis (S.suis) thường cư trú ở đường hô hấp trên và ở hạch hầu họng của lợn (kể cả những con lợn khỏe mạnh). Khi bị mắc bệnh, vi khuẩn S. suis được phát hiện thêm ở các phủ tạng, đường tiêu hóa, đường sinh dục hay trong máu của lợn bệnh.

Thời gian ủ bệnh trung bình từ khi phơi nhiễm đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên khoảng 2 ngày (dao động từ 3 giờ đến 14 ngày).

Lợn là ổ chứa chủ yếu vi khuẩn S. suis. Vi khuẩn này cũng được tìm thấy ở các động vật khác như trâu, bò, lợn rừng, ngựa, cừu, dê, chó, mèo, chim.

Người bị nhiễm vi khuẩn S.suis thường do tiếp xúc trực tiếp (chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển) hoặc sử dụng các sản phẩm từ lợn như tiết canh, thịt, phủ tạng của lợn ốm, chết, lợn mang vi khuẩn chưa được nấu chín. Vi khuẩn S.suis xâm nhập qua các vùng tổn thương hở trên da hoặc niêm mạc, khu trú và phát triển tại chỗ, qua hạch bạch huyết vào máu và gây bệnh cho nhiều cơ quan, phủ tạng. Cho tới nay chưa ghi nhận sự lây truyền từ người sang người.

Theo Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh liên cầu lợn ở người (Bộ Y tế, 2014

Minh Sơn

Minh Sơn

Published by
Minh Sơn

Recent Posts

TQ: Biển hiệu “Trung tâm Thu nhận và Phân phối Nội tạng Người” gây ra làn sóng phẫn nộ

Bên ngoài một cơ sở kiểm tra sức khỏe ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây…

6 giờ ago

3 mẹo tăng cường trí não từ các nhà khoa học thần kinh, áp dụng mọi lúc

Một nhà khoa học thần kinh đã chia sẻ ba mẹo để giữ cho não…

7 giờ ago

Chập đường dây điện đấu nối gây cháy cư xá Độc Lập, 8 người tử vong

Vụ cháy tại cư xá Độc Lập, phường Phú Thọ Hòa, TP.HCM do chập đường…

7 giờ ago

Mỹ phá vụ án rửa tiền hơn 92 triệu USD liên quan đến 3 người Trung Quốc

Ngày 7/7, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ công bố vụ án rửa tiền quy mô…

7 giờ ago

Người bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè bị phạt 2,5 triệu đồng

Cự cãi, xô đẩy cô gái đứng bắt xe trên vỉa hè đường Phạm Hùng…

7 giờ ago

Người phụ nữ Mỹ 114 tuổi chia sẻ bí quyết sống thọ: Chỉ ăn một loại thực phẩm

Người phụ nữ Mỹ Bonita Gibson đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 114 của…

7 giờ ago