Tại Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể “Tư tưởng Tập Cận Bình” sẽ được ghi vào Điều lệ Đảng, giới quan sát cho rằng, bước tiếp theo của ông Tập Cận Bình có khả năng là sẽ sửa đổi hiến pháp vào năm sau, nhằm chuẩn bị cho việc ông sẽ ở lại thêm nhiệm kỳ thứ 3.
Ngày 18/9, ông Tập Cận Bình đã chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐSCTQ), Hội nghị quyết định viết vào Điều lệ Đảng quan điểm lý luận và tư tưởng được Đại hội 19 báo cáo xác lập. Đại hội 19 sẽ được khai mạc vào ngày 18/10 tại Bắc Kinh.
Hồi tháng 3/2017, tờ Minh Báo (Hồng Kông) cũng từng dẫn nguồn tin từ Bắc Kinh tiết lộ, dự kiến sang năm (2018), Hội nghị Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc sẽ khởi động kêu gọi chỉnh sửa hiến pháp; nếu như thuận lợi, muộn nhất đến hội Kỳ họp thứ 2 Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa 13 sẽ xem xét sửa đổi hiến pháp.
Được biết, sửa đổi hiến pháp có hai nội dung lớn đó là liên quan tới “Tư tưởng Tập Cận Bình” và cơ cấu quốc gia của ĐCSTQ sẽ thiết lập thêm Ủy ban Giám sát Quốc gia.
Nguồn tin cho biết, hiện Văn phòng Trung ương ĐCSTQ đã bắt tay vào việc đẩy mạnh công tác chuẩn bị sửa đổi hiến pháp, trong đó liên quan tới nhiệm kỳ của Chủ tịch nước có lẽ có sự thay đổi lớn. Không ngoại trừ khi sửa đổi hiến pháp, sẽ xóa bỏ câu nhiệm kỳ của chủ tịch nước không được quá hai khóa.
Hiện nay, Hiến pháp Trung Quốc quy định nhiệm kỳ của Chủ tịch nước là 5 năm cho mỗi khóa, và không được quá 2 khóa liên tục tức là không quá 10 năm. Tuy nhiên, trong Điều lệ Đảng lại không quy định rõ ràng về nhiệm kỳ của Tổng Bí thư. Giới quan sát cho rằng, để duy trì cân bằng quyền lực, không loại trừ khi sửa đổi hiến pháp, sẽ xóa bỏ câu “nhiệm kỳ của chủ tịch nước không được quá 2 khóa”, mà chỉ giữ lại “nhiệm kỳ mỗi khóa là 5 năm”.
Như đã biết, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình từ khi ông lên nắm quyền đã thu được những thành quả nhất định, nhưng vẫn chưa động đến được “kẻ đầu sỏ tham nhũng” Giang Trạch Dân và nhân vật hạt nhân thứ 2 trong phe phái Giang Trạch Dân là Tăng Khánh Hồng, nếu như ông Tập Cận Bình chỉ ở lại hết nhiệm kỳ thứ 2, thì sau khi về hưu có khả năng sẽ gặp nhiều bất lợi. Vì vậy, ông Tập sẽ tìm mọi cách để đến Đại hội 20 (diễn ra vào năm 2022) sẽ ở lại nhiệm kỳ thứ 3.
Ngày 29/8, tờ báo Tin tức Kinh tế Nhật Bản dẫn nguồn tin từ nhân sĩ trong ĐCSTQ nói, ông Tập Cận Bình đang có kế hoạch xóa bỏ chế độ nghỉ hưu “7 lên 8 xuống” (67 tuổi được ở lại, 68 tuổi phải về hưu) tại Đại hội 19, bởi làm thế thì đến năm 2022, ông Tập Cận Bình 69 tuổi sẽ có thể ở lại nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp, và sẽ củng cố tập trung quyền lực cho mình thêm một bước nữa.
Ngày 5/8, ông Hồ Bình, Chủ biên tờ tạp chí chính luận Mùa Xuân Bắc Kinh có nói với đài VOA, trước Đại hội 19, người kế nhiệm thế hệ thứ 6 trong ĐCSTQ, Bí thư thành phố Trùng Khánh Tôn Chính Tài bị bắt, điều này có nghĩa là tại Đại hội 20 (năm 2022), ông Tập Cận Bình sẽ có những hành động để tiếp tục nắm chắc quyền lực, “bởi vì ông ấy đi đến vị trí này thì không có cách nào để dừng lại, vứt bỏ quyền lực thì sẽ gây nguy hiểm cho chính ông ấy.”
Chuyên gia Mỹ về vấn đề kinh tế chính trị Trung Quốc Victor Shih cũng đã có cách nhìn nhận tương tự khi trả lời phỏng vẫn của Đài phát thanh Đức (DW) hôm 4/8, ít nhất thì sau Đại hội 20 ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục đảm nhận chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Tổng Bí thư ĐCSTQ. Bởi vì hiện nay không rõ ràng ai sẽ là “người kế nhiệm”, người có khả năng được chọn nhất chính là đương nhiệm Bí thư Trùng Khánh Trần Mẫn Nhĩ, nhưng ông Trần Mẫn Nhĩ vẫn còn tương đối trẻ.
Từ năm ngoái (2016) đã có dự đoán ông Tập Cận Bình sẽ phân làm 3 bước đi lớn để thực hiện giấc mộng chi phối nền chính trị Trung Quốc trong 30 năm. Thứ nhất là xóa bỏ quy tắc “7 lên 8 xuống”; thứ hai là không chọn và bồi dưỡng người kế nhiệm tại Đại hội 19; thứ ba là tạo dư luận, để tạo thành sự ủng hộ tiếp tục lưu nhiệm.
Từ sau Đại hội 18 ĐCSTQ đến nay, ông Tập Cận Bình đã bắt gần 200 “lão hổ” thuộc phe ông Giang Trạch Dân như Ủy viên Bộ Chính trị Tôn Chính Tài, cựu Thường ủy Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, cựu Phó chủ tịch Quân ủy Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng Lệnh Kế Hoạch, Phó chủ tịch Chính hiệp Tô Vinh, .v.v. Cuộc đấu giữa ông Tập và ông Giang đã đến mức một mất một còn, chính quyền ông Tập Cận Bình từng nhiều lần nói “đả hổ” chống tham nhũng là “đã giương cung thì tên không quay đầu lại”, sau Đại hội 19, sẽ vẫn tiếp tục “đả hổ” chống tham nhũng.
Trí Đạt
Xem thêm:
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…