Điều tra về việc ông Tôn Chính Tài bức hại Pháp Luân Công
- WOIPFG
- •
Là người từng đứng đầu cơ quan hành chính ở Thuận Nghĩa Bắc Kinh, Cát Lâm hay Trùng Khánh, những nơi mà ông Tôn Chính Tài lần lượt “chấp chính” đều phát sinh những chiến dịch bức hại Pháp Luân Công quy mô lớn, theo Báo cáo của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Ông Tôn Chính Tài sinh năm 1963 tại thành phố Vinh Thành, tỉnh Sơn Đông. Từ năm 1998 – 2002 nhậm chức Phó bí thư quận ủy Thuận Nghĩa, rồi Quận trưởng quận Thuận Nghĩa, Bắc Kinh; từ 2002 – 2006 là Ủy viên thường vụ thành ủy, Bí thư quận ủy Thuận Nghĩa; từ 2006 – 2009 là Bộ trưởng, Bí thư đảng/đoàn Bộ Nông nghiệp; từ 2009 – 2010 là Bí thư tỉnh ủy Cát Lâm; từ 2010 – 2012 là Bí thư tỉnh ủy kiêm Chủ tịch HĐND tỉnh Cát Lâm; từ 2012 – 2017 là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Trùng Khánh.
Thời gian ông Tôn Chính Tài nhậm chức ở Thuận Nghĩa, Bắc Kinh cũng là giai đoạn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại Pháp Luân Công cao trào nhất. Ông Tôn đã tận lực chấp hành chính sách bức hại của ông Giang Trạch Dân và phe cánh của ông này. Những người tập Pháp Luân Công ở Thuận Nghĩa đều bị bức hại, hơn chục người bị kết án bất hợp pháp, khoảng 40 – 50 người bị đưa đến trại lao động cưỡng bức, và vô số người bị giam giữ bất hợp pháp.
Một người tập Pháp Luân Công là bà Trương Tử Vân, từng làm việc tại Trường Đảng Thuận Nghĩa, sau ngày 20/7/1999, vì bà ra ngoài nói với người dân sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công nên đã bị kết án lao động cưỡng bức 1 năm. Bà Từ Thừa Thảo, nguyên là trạm trưởng một trạm phụ đạo Pháp Luân Công ở Thuận Nghĩa hồi tháng 7/2000 cũng bị bắt giữ phi pháp, sau đó bị kết án 4 nam tù giam. Lúc đó, bà bị bắt cùng với 6 người tập Pháp Luân Công khác, họ đều bị tuyên án nặng. Chính sách bức hại của Thuận Nghĩa lúc đó thậm chí còn mở rộng đến cả những người dân phổ thông, chẳng hạn như một người muốn đến Thuận Nghĩa làm việc sẽ phải xuất trình văn bản chứng minh “không tu luyện Pháp Luân Công” có chữ ký hoặc đóng dấu xác nhận của địa phương nơi cư trú.
Sau khi ông Tôn Chính Tài tiếp quản Cát Lâm đã tiếp tục nỗ lực hết sức thực thi các chính sách bức hại của ông Giang Trạch Dân và ĐCSTQ. Chưa đầy một năm sau khi ông Tôn nhậm chức, có ít nhất 29 người tập Pháp Luân Công ở Cát Lâm đã bị bức hại đến chết, trong đó có anh Lương Chấn Hưng, người đã tham gia vụ chèn sóng truyền hình cáp giảng chân tướng gây chấn động ở Trường Xuân. Luật sư Cao Trí Thịnh từng phỏng vấn một người tập Pháp Luân Công là bà Tôn Thục Hương. Ngày 26/10/2012, trước khi ông Tôn Chính Tài nhậm chức Bí thư tỉnh ủy Cát Lâm một tháng, ông còn chủ trì hội nghị Ban thường vụ tỉnh ủy, trong đó đã nhấn mạnh cần phải thẳng tay và trừng trị nghiêm khắc đối với các trường hợp Pháp Luân Công. Theo số liệu thống kê của trang Minghui.org, trong thời gian Tôn Chính Tài tại nhiệm, mức độ bức hại Pháp Luân Công trên toàn tỉnh chỉ gia tăng thêm chứ không giảm xuống.
Sau khi Tôn Chính Tài tiếp quản Trùng Khánh, ông này đã kế tục chính sách bức hại nghiêm trọng những người tập Pháp Luân Công của ông Bạc Hy Lai và ông Vương Lập Quân. Đặc biệt là từ tháng 7/2015 đến nay, dưới sự chỉ đạo của ông Tôn Chính Tài với vai trò Bí thư thành ủy Trùng Khánh, hàng loạt các tổ chức như Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Phòng 610 của Trùng Khánh và các quận huyện, Sở Công an, đồn cảnh sát và ủy ban dân phố… đã tiến hành nhiều hình thức bức hại người tập Pháp Luân Công gửi đơn kiện ông Giang Trạch Dân lên Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến cuối tháng 11/2015, đã có 28 quận huyện trên địa bàn thành phố phát sinh các vụ bức hại nghiêm trọng như sách nhiễu, bắt bớ, giam cầm, cưỡng chế tẩy não những người tập Pháp Luân Công khởi kiện ông Giang Trạch Dân, trong đó có 66 người bị khám nhà tịch thu tài sản, hơn 50 người bị bắt đến các đồn cảnh sát địa phương hoặc văn phòng ủy ban khu phố, 22 người bị giam giữ phi pháp, 10 người bị kết án và hàng trăm người bị đưa đến các trung tâm giáo dục để cưỡng chế tẩy não. Ngoài ra cũng có hàng trăm người bị theo dõi, sách nhiễu hoặc ép ký tên vào những văn bản nào đó… Theo thống kê, từ tháng 1 đến tháng 8/2016, tại thành phố Trùng Khánh có 21 người tập Pháp Luân Công bị đưa ra xét xử phi pháp hoặc giam giữ kéo dài, 94 người bị bắt giữ phi phái, 61 người bị sách nhiễu và 1 người bị bức hại đến chết.
Suốt 18 năm ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, tại Thuận Nghĩa Bắc Kinh, Cát Lâm hay Trùng Khánh, những nơi mà ông Tôn Chính Tài lần lượt “chấp chính” đều phát sinh những chiến dịch bức hại Pháp Luân Công quy mô lớn. Là người đứng đầu cơ quan hành chính ở những địa khu nói trên, ông Tôn Chính Tài sẽ không thể thoát khỏi việc phải chịu trách nhiệm về vụ việc này.
Nguyên tắc của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) là: Người nào phạm tội, ắt sẽ phải chịu tội; tổ chức tập thể phạm tội thì mỗi cá nhân sẽ phải chịu tội; tiếp tay cho bức hại thì cũng đồng tội với chủ mưu bức hại. Cuộc bức hại Pháp Luân Công là tội ác diệt chủng phản nhân loại. Không thể lấy lý do “chấp hành mệnh lệnh” làm cái cớ để thoát khỏi tội bức hại, tất cả những ai tham gia bức hại đều sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân mình.
Trước đó, hàng loạt quan chức Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công đều đã lần lượt “ngã ngựa”. Cục trưởng Cục Công an Trùng Khánh bị cách chức; nguyên Phó chủ tịch Chính Hiệp Hồ Bắc Lưu Thiện Kiều, Bí thư thành ủy và Bí thư Chính Pháp của Hà Gian tỉnh Hà Bắc vi phạm kỷ luật bị điều tra; Phó Cục Công an thành phố Thạch Gia Trang Trương Thạch Dư bệnh tật khắp thân, phải làm phẫu thuật tim, gan nhiễm mỡ, u nang gan, u tuyến giáp trạng, đại tiện xuất huyết nội, vành động mạch cổ bị mảng bám v.v…; Trưởng Trại tạm giam huyện Vĩnh Thanh thành phố Lang Phường tỉnh Hà Bắc và Phó cục Thạch Hải Cảng Cục Công an huyện Phụ Thành tỉnh Hà Bắc bị mất mạng v.v…
Theo Báo cáo của WOIPFG
Website:http: //www.zhuichaguoji.org , http://www.upholdjustice.org/
Xem thêm:
Từ khóa Pháp Luân Công Giang Trạch Dân Trùng Khánh Tôn Chính Tài