Lũ lụt ở Hà Nam đang hoành hành, nhưng Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình lại đến thăm Tây Tạng là điều khiến nhiều người khó hiểu. Ông Viên Cung Di, một nhà tư bản công nghiệp Hồng Kông, đã nhiều lần phân tích cách đây vài ngày rằng chiến tranh giống như một mũi tên đã lên cung, ông cho rằng chuyến thăm Tây Tạng lần này của ông Tập Cận Bình có liên quan đến chiến tranh.
Ngày 23/7, ông Tập Cận Bình đi máy bay và hạ cánh tại Sân bay Mễ Lâm Nyingchi, sau đó đến cầu sông Ni Dương (Nyang) để tìm hiểu về môi trường sinh thái sông Yarlung Tsangpo và lưu vực sông Niyang hợp lưu thành sông Yarlung Zangbo. Sau một ngày dừng chân ở Nyingchi, ông Tập đi tàu hỏa đến Lhasa để tiếp tục thị sát.
Điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình là thành phố Nyingchi, nằm trong khu vực tranh chấp phía nam Tây Tạng giữa Trung Quốc và Ấn Độ, gần với phần phía đông của biên giới Trung Quốc – Ấn Độ. Theo tờ Press Trust of India (PTI), ông Tập đã gặp các quan chức của Quân đội Giải phóng Nhân dân đóng ở Tây Tạng vào ngày 23/7 để đốc thúc tăng cường huấn luyện quân sự và chuẩn bị cho các tình huống khác nhau.
Chuyên gia về Tây Tạng người Ấn Độ VIjay Kranti nói rằng tuyến đường sắt Lhasa – Nyingchi là trọng tâm trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Tây Tạng. Trước đó, ĐCSTQ đã tiêu tốn 49 tỷ đô la Mỹ để xây dựng tuyến đường sắt kết nối Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên), Nyingchi và Lhasa ở Tây Tạng để thay thế tuyến Thành Đô – Tây Ninh – Golmud – Nyingchi. Nhờ đó, thời gian để Giải phóng quân của ĐCSTQ tiếp cận biên giới Ấn Độ được rút ngắn từ 48 giờ ban đầu xuống còn 10 giờ.
Sông Yarlung Tsangpo mà ông Tập Cận Bình thị sát là con sông xuyên biên giới với tổng chiều dài 2.070 km trên lãnh thổ Trung Quốc, chảy vào Ấn Độ qua miền nam Tây Tạng và được đổi tên thành sông Brahmaputra. Trong số các quan chức tháp tùng ông Tập Cận Bình tới Tây Tạng lần này có Phó Thủ tướng Lưu Hạc và Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa. Có phân tích cho rằng điều này có liên quan đến căng thẳng ở biên giới Trung – Ấn.
Ông Viên Cung chỉ ra, ông Tập Cận Bình biết mình không thể đánh bại phương Tây trên mặt trận Thái Bình Dương, nhưng ông ta có cơ hội chiến thắng trong chiến tranh Trung – Ấn, bởi rốt cuộc quân lực Ấn Độ mỏng và yếu, nếu ĐCSTQ xây dựng đập nước ở thượng nguồn Sông Yarlung Tsangpo, nó sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến Ấn Độ ở hạ lưu. Ông tiếp tục phân tích rằng ĐCSTQ “đe dọa và dụ dỗ” Ấn Độ, “Nếu ngươi không nghe lời thì ta sẽ đánh các ngươi”. Thực tế, sức mạnh quân sự của Ấn Độ quả thực là hơi kém. Vì vậy, trong khi Hà Nam xảy ra thảm họa lũ lụt, nhưng ông Tập lại đến Tây Tạng, thực chất là để củng cố mặt trận phía tây.
Ông Viên Cung Di nói rằng nếu Trung Quốc và Ấn Độ khai hỏa, ĐCSTQ có cơ hội giành chiến thắng. Điều này sẽ mang lại cho ông Tập một con bài mặc cả để tái nhiệm tại Đại hội 20 ĐCSTQ vào năm tới. Ngày 28/7, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã đến thăm Ấn Độ. Ông Viên Cung Di phân tích rằng chuyến thăm của ông Blinken sẽ cung cấp cho Ấn Độ những vũ khí tiên tiến và hiệu quả chống lại ĐCSTQ và “vũ trang cho Ấn Độ.” Ông cũng chỉ ra rằng mặc dù Ấn Độ nằm trong số các nước có hạt nhân, nhưng vẫn còn một khoảng cách rất lớn giữa công nghệ bom hạt nhân của Ấn Độ và Mỹ. Vì vậy, Mỹ muốn ra tay giúp đỡ.
Ông Viên Cung Di nói rằng Mỹ không nhượng bộ một chút nào trong đối kháng quân sự với ĐCSTQ, đồng thời Mỹ cũng đang nỗ lực hết sức để giúp Đài Loan tăng cường sức mạnh quân sự. “Chức năng của chuỗi đảo đầu tiên là để vây chặn ĐCSTQ. Giờ đây, chức năng này đã thay đổi.” Mỹ dự tính ông Tập Cận Bình có thể chủ động tấn công, kể cả giành chiến thắng bằng tấn công lén hoặc tấn công vũ lực, để tạo ra một thực tế phù hợp. Vì vậy, Mỹ “đều sử dụng đầu đạn hạt nhân chống lại ĐCSTQ” ở các nước quanh Trung Quốc, từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Úc đến Ấn Độ, và thậm chí cả Mông Cổ. Điều này là để cảnh báo ĐCSTQ không nên động thủ.
Có thông tin cho rằng nhóm tác chiến hàng không của Anh do tàu HMS Queen Elizabeth dẫn đầu sẽ thăm Nhật Bản vào tháng 9 năm nay. Sau đó, Anh sẽ triển khai thường trực hai tàu tuần tra ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Một số nhà phân tích trước đây nhận định rằng động thái này là để lên tiếng ủng hộ Hồng Kông, một khi chính quyền Hồng Kông đóng cửa, thì Anh có thể điều động hàng không mẫu hạm để chấn nhiếp Bắc Kinh và đưa kiều bào rời khỏi Hồng Kông. Tuy nhiên, ông Viên Cung Di chỉ ra, Anh đã cử một nhóm chiến đấu để tăng cường sức mạnh cho Nhật Bản. Sau Thế chiến thứ Hai, là một nước bại trận, Nhật Bản không được phép phát triển vũ khí hạt nhân, như vậy, Nhật Bản đang ở thế trống về tàu ngầm hạt nhân và tên lửa hạt nhân, và Anh có thể lấp đầy những khoảng trống này.
Ông tiếp tục chỉ ra, nếu ĐCSTQ tấn công bất kỳ khu vực xung quanh nào, cho dù là Ấn Độ, hay Đài Loan, tất cả các nước xung quanh sẽ tấn công cùng một lúc dưới sự lãnh đạo của Mỹ, sẽ phóng tên lửa để phá hủy căn cứ quân sự của ĐCSTQ. Ông nói, những việc này thì phía Mỹ sẽ không nói, ĐCSTQ cũng không nói, nhưng theo thông tin mà ông có được và tổng hợp phân tích rồi đưa ra nhận định đó là mức độ căng thẳng hiện đang leo thang.
Ông Viên Cung Di nói, hiện tại toàn bộ chính sách đối kháng ĐCSTQ của chính quyền ông Biden đều là tiếp tục cách làm của ông Pompeo trước đây. Ông Pompeo cho rằng ĐCSTQ cuối cùng sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân, chính quyền độc tài này bị chèn ép đến đường cùng thì sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để phản kích, sẽ không buông tay, do đó Mỹ cũng buộc phải chuẩn bị để ứng phó.
Lý Hoài Quất, Vision Times
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…