Lũ lụt ở Hà Nam, vì sao ông Tập đi thăm Tây Tạng?
- Mộc Lan
- •
Hàng triệu người bị ảnh hưởng và một số lượng lớn người thiệt mạng trong thảm họa lũ lụt ở Hà Nam. Trước thảm kịch này, không những không thấy bóng dáng lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gấp rút đến nơi xảy ra thảm họa để điều tra và hỗ trợ người dân, thay vào đó Chủ tịch nước Tập Cận Bình lại đến thăm Tây Tạng. Cảnh tượng chuyến thăm này của ông Tập đã được ghi lại video và được lan truyền làm nóng các diễn đàn bình luận.
Bỏ qua lũ lụt kinh hoàng, Chủ tịch Tập đi thăm Tây Tạng để bảo vệ các đồng chí Hà Nam?
Tổng hợp báo cáo của truyền thông nhà nước Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến Tây Tạng để điều tra và nghiên cứu vào ngày 21/7. Chiều ngày 22/7, ông Tập đã đến thăm thị sát Tu viện Drepung, phố Barkhor, quảng trường cung điện Potala và các địa điểm khác ở thành phố Lhasa.
Ngày 23/7, Đài Á Châu Tự Do đưa tin, mặc dù ĐCSTQ đã chính thức xúc tiến chuyến thăm Tây Tạng của ông Tập Cận Bình, nhưng tình hình Hà Nam hiện nay rất nghiêm trọng nên lộ trình của ông Tập không được quan tâm nhiều. Báo cáo dẫn lời ông Vương, cư dân Trịnh Châu cho biết, trong cộng đồng WeChat của người dân Hà Nam, hầu hết mọi người đang thảo luận về tình hình khu vực thiên tai và những người mất tích, chỉ có một số thảo luận về việc ông Tập Cận Bình không đến thăm Hà Nam. Ông Vương tin rằng việc ông Tập không thị sát khu vực thiên tai là để tạo điều kiện cho các quan chức địa phương che đậy sự thật về thảm họa.
Ông Vương nhận định, kể từ khi lên nắm quyền, ông Tập đã phá bỏ cái gọi là thông lệ thăm hỏi, và không đến địa điểm xảy ra thảm họa. Họ cảm thấy rằng sự an toàn của họ là ưu tiên hàng đầu và cũng có thể là không muốn thêm hỗn loạn cho chính quyền địa phương.
Ông Vương cũng cho biết trước đây, nhiều hoạt động cứu trợ thiên tai do các tổ chức phi chính phủ khởi xướng tự phát. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do hoạt động cứu trợ phi chính phủ bị phía chính quyền chèn ép nên lũ lụt ở Hà Nam lần này đã không còn thấy họ đến cứu hộ. Trong hoàn cảnh này, người dân địa phương chỉ biết cố gắng, tự giúp đỡ lẫn nhau.
Trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do, Phó giáo sư Phùng Sùng Nghĩa (Feng Chongyi) tại Đại học Công nghệ Sydney ở Úc, người đã nghiên cứu về Trung Quốc trong nhiều năm, phân tích rằng việc ông Tập Cận Bình không đến thị sát khu vực xảy ra thảm họa có liên quan đến nguồn gốc và xuất thân của ông.
Ông Phùng nói: “Giang Trạch Dân được coi một nhà kỹ trị. Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo thậm chí còn hơn thế nữa, sau khi lên lãnh đạo cao nhất, họ có một số áp lực, trở thành một hình ảnh gần gũi với nhân dân là điều rất quan trọng đối với họ. Nhưng Tập Cận Bình thuộc nhóm ‘Hồng nhị đại’, mà trước đây vẫn gọi là ‘con ông cháu cha’, gốc ‘Chính Miêu Hồng’ (xuất thân gia đình cách mạng đỏ). Bản thân ông ta khi sinh ra đã cho rằng mình có thể là người lãnh đạo đất nước, vì vậy cách tiếp cận của ông khá khác so với hai nhiệm kỳ trước.”
Đồng thời, ông Phùng cũng tin rằng việc ông Tập Cận Bình lựa chọn đi Tây Tạng vào thời điểm này thay vì Hà Nam có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm bớt áp lực từ việc người dân truy cứu trách nhiệm giải trình của chính phủ. Bởi vì lũ lụt ở Hà Nam đã khiến người dân đặt câu hỏi liệu đó có phải là một thảm họa do con người tạo ra hay không, mà Bí thư tỉnh ủy Hà Nam Lâu Dương Sinh (Lou Yangsheng) lại thuộc hệ thân tín của ông Tập, do vậy ông Tập không đến Hà Nam lúc này cũng là có chủ ý để bảo vệ quan chức phe mình.
Liên quan đến vấn đề điểm nóng Tây Tạng
Đại diện tại Đài Loan của Chính phủ lưu vong Tây Tạng, ông Bawa Kelsang, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự do vào ngày 22/7: “Vào tháng Sáu, ông Tập Cận Bình đã đến khu vực Thanh Hải của Tây Tạng, và lần này là đến Lhasa lần đầu tiên sau gần 10 năm kể từ khi nhậm chức Tổng Bí thư của ĐCSTQ vào năm 2012. Điều này cho thấy ĐCSTQ rất tự tin, rằng toàn bộ Tây Tạng đã được kiểm soát bởi cái gọi là cỗ máy duy trì độ ổn định của ông Tập.”
Ông Bawa Kelsang cũng đề cập rằng việc ông Tập liên tục thăm các khu vực Tây Tạng trong hơn một tháng có thể cho thấy rằng ĐCSTQ tin rằng vấn đề Tây Tạng, vấn đề Tân Cương và các vấn đề dân tộc thiểu số khác đã trở thành những vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Chuyến thăm Lhasa lần này của ông Tập khiến người ta lo ngại rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ áp đặt những đàn áp khắc nghiệt và tàn nhẫn hơn đối với người dân Tây Tạng.
Ông Gesangjian cũng nhấn mạnh: “Điều cần chú ý là ông Tập Cận Bình chắc chắn sẽ đến gặp mặt cảnh sát vũ trang và Quân Giải phóng Nhân dân trong quân đội Tây Tạng. Thông điệp gì sẽ được tiết lộ trong các bài phát biểu này? Trước việc cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng nghiêm trọng hơn và chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (của Mỹ), để làm nổi bật tầm quan trọng của vấn đề Tây Tạng, ông Tập Cận Bình sẽ nói về điều gì? Đó là một dấu hiệu cho chúng ta nhìn nhận thái độ của ông Tập đối với vấn đề Tây Tạng.”
Cảnh tượng đáng sợ trong chuyến đi Tây Tạng của ông Tập
Bí thư Tập Cận Bình đến thăm Tây Tạng trong sự chào đón “nồng nhiệt” bằng nghi thức cúng dường Ha-đa phổ biến của người dân địa phương.
Theo video trực tuyến, khi đoàn xe đưa đón ông Tập đến thăm Lhasa, một số lượng lớn người Tây Tạng mặc đồ đen (các “diễn viên” được phía chính quyền sắp xếp trước), cầm trên tay những chiếc khăn Ha-đa màu trắng, đứng ở dọc đường để chào đóng Tổng bí thư.
Điều đáng chú ý là, bản thân chiếc xe của ông Tập đã được trang trí bằng hoa và khăn lụa Ha-đa trắng, nhưng để thể hiện không khí chào đón nồng nhiệt, “người dân” hai bên đường còn ném mạnh khăn trắng Ha-đa lên, khiến xe của ông bị chôn vùi dưới khăn trắng, trông chẳng khác gì xe tang.
习近平游西藏,搞的这一出儿,有一种十里长街送主席的既视感pic.twitter.com/4NYxz2TR1i
— 新闻/真话 (@TuCaoFakeNews) July 23, 2021
Cúng dường Ha-đa là nghi thức phổ biến nhất của người Tây Tạng. Đám cưới, đám tang, thăm hỏi người lớn tuổi, viếng tượng Phật, giao lưu, chia tay… đều có thói quen dâng lễ Ha-đa. Nhưng trong nghi thức của người Hán, màu trắng chủ yếu được dùng trong tang lễ. Chính vì vậy, sau khi đoạn video nói trên được lan truyền đã làm nóng diễn đàn bình luận của đông đảo cư dân mạng.
Nhiều cư dân mạng nói: “Mới đầu xem ảnh còn tưởng xe tang của nhà nào!!!”
Một cư dân mạng nhận xét: “Chuyến đi Tây Tạng của ông Tập Cận Bình tạo ấn tượng thị giác, kiểu như mười dặm tiễn đưa chủ tịch. Chính là người chết rồi, thương tiếc, còn cần phải tìm bao nhiêu diễn viên quần chúng…”
Một cư dân mạng khác bình luận: “Theo quan điểm của người Hán, việc ném khăn trắng là điều không tốt. Theo nghi thức của người Hán, khăn trắng là dành cho người chết trong các đám tang. Nhìn rất thê lương. Đám người mặc đồ đen đi đám tang…Thoạt nhìn, cứ tưởng người nhà của các nạn nhân ở Trịnh Châu (Hà Nam) đến dự…”
Mộc Lan (t/h)
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình Tây Tạng lũ lụt ở Trung Quốc Dòng sự kiện Lũ lụt ở Hà Nam