Ngày 20/7 cách đây 22 năm là một ngày đen tối. Nhiều người từng trải qua ngày đó nhớ lại, lúc ấy không khí khủng bố như thể bầu trời sắp sụp đổ. Và nhiều người cũng không để ý rằng ngày này đã ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Trung Quốc…

Đầu năm 1992, khi nền kinh tế được thúc đẩy nhờ cải cách và mở cửa, khi người dân trong nước bắt đầu coi trọng tiền bạc, và đạo đức xã hội sa sút nghiêm trọng, ông Lý Hồng Chí đã truyền Pháp Luân Công, lấy Chân Thiện Nhẫn làm tôn chỉ. Từ khi ra đời tại Trường Xuân, công pháp này đã được người dân yêu mến, được xã hội cũng như chính phủ công nhận chỉ sau vài năm.

Trước ngày 20/7/1999, tại mỗi thành phố và thị trấn ở Trung Quốc đại lục đều có hàng ngàn người tập Pháp Luân Công luyện công vào mỗi buổi sáng. Bất kể xuân, hạ, thu, đông, thời tiết giá lạnh hay oi bức, họ vẫn kiên trì trăm ngày như một. Hơn nữa số người tập ngày một tăng, đến năm 1999, đã lên tới 100 triệu người. Gồm cả nam nữ lão ấu, các tầng lớp nhân dân, các lĩnh vực, có cả cán bộ lãnh đạo các cấp, cũng như thành phần trí thức và giới tinh anh trong xã hội.

Chút cảm nghĩ của "người trong cuộc": Bước ngoặt của xã hội Trung Quốc 22 năm về trước
(Ảnh tư liệu: Minghui.org)

Chỉ bản thân những người có địa vị và thành tựu trong xã hội mới thấu hiểu được nỗi khổ của riêng mình. Một số người gặp phiền não vì bệnh tật. Một số cảm thấy trong tâm rất khổ, rất mệt vì tranh quyền đoạt lợi. Một số khác lại khổ não vì không biết mục đích sống của mình là gì. Những người này với kinh nghiệm xã hội phong phú và kiến ​​thức văn hóa khá cao, lại học được từ Pháp Luân Công những điều như: Tại sao con người lại làm người, con người nên sống như thế nào, tại sao con người phải là người tốt, v.v..

Sau khi những người này tu luyện Pháp Luân Công, nhiều người đã coi sự chân thành, lương thiện, khoan dung và nhẫn nhịn là cái gốc lập thân mọi lúc mọi nơi. Họ học được cách tìm nguyên nhân từ bản thân khi sự việc xảy ra, thiện đãi người khác, coi nhẹ danh lợi, âm thầm cho đi, không đòi hỏi báo đáp.

Nhiều người cho rằng việc đàn áp Pháp Luân Công là do nhà nước và các cơ quan ban ngành không hiểu rõ về Pháp Luân Công, nhưng thực tế không phải vậy. Hoạt động rèn luyện sức khỏe quy mô lớn này của quần chúng đã được ban lãnh đạo cấp cao và các bộ phận khác nhau biết đến từ lâu.

Trước ngày 11/5/1998, công tác khoa học nhân thể, tức khí công, do nhiều cơ quan cùng nhau quản lý, gồm Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Dân chính, Bộ Công an, Bộ Y tế và Tổng cục Thể dục Thể thao Nhà nước. Sau ngày 11/5/1998, khí công mới chịu sự quản lý của Tổng cục Thể dục Thể thao Quốc gia.

Chut cam nghi cua nguoi trong cuoc 01
Ngày 15/5/1998, ông Ngũ Thiệu Tổ, Giám đốc Tổng cục Thể thao Thể Thao Quốc gia, đã đến thị sát thành phố Trường Xuân, nơi khai sinh của Pháp Luân Công. (Ảnh tư liệu: Minghui.org)

Ngày 15/5/1998, ông Ngũ Thiệu Tổ, Giám đốc Tổng cục Thể dục Thể thao Quốc gia, đã đích thân thị sát thành phố Trường Xuân, nơi khai sinh Pháp Luân Công. Đài truyền hình Trung Ương CCTV đã đưa tin về chuyến thị sát thành phố Trường Xuân của ông Ngũ Thiệu Tổ trong chương trình đầu tiên “Tin tức buổi tối” và chương trình thứ 5 lúc 10 giờ tối hôm đó.

Báo cáo này điều tra sâu về thời kỳ thịnh vượng của quần chúng tu luyện Pháp Luân Công, kéo dài khoảng 10 phút. Báo cáo cho rằng môn tu luyện này đã chứng minh rằng Pháp Luân Công đóng vai trò tích cực to lớn trong việc nâng cao thể chất của con người và nâng cao các tiêu chuẩn đạo đức xã hội. Đây là một báo cáo chính thức và tích cực về Pháp Luân Công được thực hiện bởi đài truyền hình quốc gia Trung Quốc.

Vi sao theo tap Phap Luan Cong 05 image

Chút cảm nghĩ của "người trong cuộc": Bước ngoặt của xã hội Trung Quốc 22 năm về trước

Screen Shot 2013 04 22 at 9.30.25 PM
(Ảnh tư liệu: Minghui.org)

Ngày 27/5/1998, ông Hà Tộ Hưu, một viện sĩ của Học viện Khoa học Trung Quốc, đã chụp mũ và vu khống Pháp Luân Công trên kênh truyền hình Bắc Kinh. Những lời lẽ này đã trở thành những lời tuyên truyền dối trá nhằm đàn áp Pháp Luân Công năm 1999. Ví như những vấn đề tôn giáo, vấn đề bài xích y tế, v.v. bị gán cho Pháp Luân Công, dù chúng kỳ thực đã được làm rõ qua các nghiên cứu thực tế.

Từ giữa đến cuối tháng 10/1998, do ý kiến của những người như ông Hà Tộ Hưu, Tổng cục Thể dục Thể thao Quốc gia lại một lần nữa cử một đoàn thanh tra do ông Khâu Ngọc Tài, cựu lãnh đạo Hiệp hội Khí công Trung Quốc, dẫn đầu, điều tra về Pháp Luân Công ở Trường Xuân và Cáp Nhĩ Tân.

Ngoài việc tới các điểm luyện công, với các cuộc điều tra công khai và không công khai, đoàn khảo sát còn tổ chức một cuộc tọa đàm tại Trường Xuân vào ngày 20/10/1998 với sự tham gia của 52 vị đại biểu. Các vị đại biểu này bao gồm các doanh nhân, người lao động tự do, chủ nhiệm các ủy ban khu phố, công nhân, các quan chức chính phủ, cựu quân nhân, các cán bộ, chuyên gia và học giả cấp quân đội còn tại chức và 25 giáo sư đại học.

Nhóm nghiên cứu yêu cầu những người tham gia giới thiệu một cách chân thực về lý do tại sao họ tập Pháp Luân Công, và những lợi ích của Pháp Luân Công, cũng như ý kiến ​​và yêu cầu của họ. Ông Khâu Ngọc Tài, người đứng đầu Nhóm Nghiên cứu của Tổng cục Thể dục Thể thao Quốc gia, cho biết tại cuộc họp nghiên cứu rằng:

“Về vấn đề Pháp Luân Công, Tổng cục Thể dục Thể thao Quốc gia đã ủy thác cho tôi, ông Quản Khiêm, ông Lý Chí Siêu đến Trường Xuân tìm hiểu về Pháp Luân Công. Vấn đề của Pháp Luân Công là: Không ai nghi ngờ gì về các bài công pháp và tác dụng của chúng, bao gồm cả việc thúc đẩy nền văn minh tinh thần, và cần được khẳng định đầy đủ.

Theo điều tra, có hàng trăm nghìn người tập Pháp Luân Công ở Trường Xuân. Hơn nữa giai tầng của họ khá cao. Có hơn một chục giáo sư cao đẳng và đại học, trợ giảng tiến sĩ, cán bộ cao cấp. Ngoài ra còn có đủ mọi thành phần, từ công nhân đến trí thức. Quả thực Pháp Luân Công có hiệu quả rất rõ rệt.

Từ tình hình được phản ánh trong xã hội, một số hiểu lầm và tranh cãi về Pháp Luân Công đưa một số vấn đề. Suy nghĩ của chúng tôi là, ví dụ, muốn nói Pháp Luân Công mang màu sắc tôn giáo hay là một thứ tôn giáo dân gian, thì bạn phải đưa ra căn cứ. Căn cứ nào? Điều gì tạo nên một tôn giáo dân gian, và điều gì thuộc về màu sắc tôn giáo, cần phải nêu rõ ràng. Nếu không đúng như vậy, thì đó không phải là một tôn giáo dân gian.

Vấn đề còn lại là bài xích y tế và bài xích những công pháp khác. Nếu Thầy Lý Hồng Chí không nói như vậy, thì đó là vấn đề chúng ta ở dưới đã hiểu như thế nào, chúng ta phải tách các người tập ra khỏi Thầy của họ. Dẫu các người tập bên dưới nói rằng điều này là đúng, nhưng cũng không thể đổ lỗi cho Thầy của họ.

Ví dụ, Thầy Lý Hồng Chí đã nói về vấn đề phản y học ở chỗ nào? Bởi không có câu nói này trong các bài giảng hoặc bài viết. Vấn đề này cần được xử lý trên cơ sở sự thật. Phải là bản thân Thầy Lý Hồng Chí đã nói thế nào, chứ không phải ai báo cáo điều đó. Nghe lời đồn từ nơi này nơi khác thì không được, không được coi là căn cứ.

Chúng tôi tin rằng tác dụng trong các bài tập của Pháp Luân Công rất tốt, có hiệu quả rõ rệt đối với sự ổn định xã hội và xây dựng nền văn minh tinh thần. Điều này phải được khẳng định đầy đủ.”

Tháng 10/1998, các điều tra viên đã tiến hành một cuộc khảo sát hơn 200 địa điểm luyện công tại 5 khu vực đô thị ở Bắc Kinh (gồm quận Tây Thành, quận Sùng Văn, quận Đông Thành, quận Huyên Vũ và quận Triều Dương). Số người điều tra có hiệu quả là 12.731 người. Kết quả phân tích thống kê cho thấy, tổng tỷ lệ được lợi ích nhờ tập Pháp Luân Công là 99,1%, thể chất được tăng cường là 80,3%, và trạng thái tinh thần được cải thiện là 96,5%.

Kết quả khảo sát cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc khỏi bệnh, nâng cao thể lực và cải thiện trạng thái tinh thần. Điều này cho thấy, yếu tố tinh thần có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Bằng cách học và tập luyện Pháp Luân Công, người tập nói chung đã thiết lập được một thái độ sống tốt, nâng cao đạo đức cá nhân. Nhờ đó cải thiện quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội và quan niệm đạo đức trong cộng đồng. Đồng thời cải thiện tâm tính của con người, tích cực thúc đẩy sự hồi sinh tổng thể của nền văn minh tinh thần trong xã hội.

Tháng 12/1998, một cuộc khảo sát với 2.005 người tập Pháp Luân Công tại hơn 50 điểm luyện công ở 3 thị trấn của Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, cho thấy trong số các người tập này, tỷ lệ người tập có trình độ trung học, trung học kỹ thuật, cao đẳng, đại học và sau đại học chiếm đa số.

Cuộc điều tra cũng cho thấy một số lượng đáng kể người tập Pháp Luân Công vốn dĩ hoàn toàn khỏe mạnh trước khi họ học Pháp Luân Công. Mục đích học của họ hoàn toàn xuất phát từ tình yêu đối với nền văn hóa truyền thống và bị thu hút bởi các nguyên lý sâu sắc của Pháp Luân Công.

Vào ngày 20/7/1999, dẫu trên thực tế, hầu hết các thành viên trong gia đình của Ban Thường vụ Trung ương đều đang tu luyện Pháp Luân Công, nhưng Giang Trạch Dân, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã thẳng tay đàn áp Pháp Luân Công.

Chút cảm nghĩ của "người trong cuộc": Bước ngoặt của xã hội Trung Quốc 22 năm về trước
Một người tập Pháp Luân Công bị cảnh sát mặc thường phục lôi đi ở Quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh sau ngày 20/7/1999. (Ảnh tư liệu: Minghui.org)

Trên bề mặt, cuộc bức hại Pháp Luân Công không liên quan gì đến người khác. Nhưng quá trình lịch sử đã cho thấy nạn nhân thực sự của cuộc bức hại Pháp Luân Công là tất cả người dân Trung Quốc. Đàn áp 100 triệu người là khái niệm như thế nào? 100 triệu người đó mỗi người đều có người thân, đồng nghiệp, bạn hữu, đâu chỉ là đàn áp 100 triệu. Điều này đã đẩy xã hội Trung Quốc và hàng trăm triệu người dân Trung Quốc xuống vực thẳm.

Hơn 20 năm qua, kể từ khi bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đạo đức xã hội ở Đại lục từ chỗ có dấu hiệu phục hồi đã suy giảm nhanh chóng. Hệ thống chính quyền vì để duy trì việc đàn áp một số lượng khổng lồ người dân mà đã mở ra cánh cửa cho những quan chức tích cực đàn áp thăng tiến, những ai còn một chút lương tri đều bị gạt ra ngoài rìa. Toàn bộ giới quan chức tha hóa nghiêm trọng, kéo theo đạo đức xã hội sụp đổ.

Nạn tham nhũng tràn lan trong chính quyền, thế giới ngầm và gian dâm thịnh hành, đất đai bị cưỡng chế phá dỡ. Các quan chức và doanh nhân cấu kết với nhau, ngành tư pháp hủ bại, những người giàu điên cuồng cướp bóc. Những điều này đã phá hoại nghiêm trọng nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái cũng sa sút trầm trọng.

Các trung tâm mua sắm lừa đảo, thực phẩm đầu độc người dân, sữa giả, thịt tiêm nước, rau nhiễm độc, mì gạo nhiễm độc, dầu ăn làm từ nước cống rãnh. Thị trường lao động đầy áp bức. Một số lượng lớn người lao động phải chấp nhận làm nhân công giá rẻ, với mức lương thấp, phúc lợi thấp, điều kiện làm việc kém, thậm chí còn bị nợ lương. Thảm họa khai thác mỏ, lao động cưỡng bức, bệnh bụi phổi, hàng loạt người nhảy lầu liên tiếp diễn ra. Các tổ chức phi chính phủ lao động bị đóng cửa, những người bảo vệ nhân quyền của người lao động bị giam giữ.

Các vấn đề xã hội ngày càng nghiêm trọng như trẻ em bị bỏ rơi, sự xuất hiện của các làng ung thư, trạm trục xuất, trại tập trung, thị trấn ma, các công trình bị rút lõi. Thông tin bị kiểm soát, nền giáo dục ngu dân khiến con người tê liệt, thờ ơ và hoài nghi. Sự phát triển của tri thức, văn hóa và nghệ thuật bị xâm phạm. Con người lừa dối nhau, không nói lời thành tín, không coi trọng tình cảm và tình thân…

Những điều này vốn đã có thể được giải quyết khi con người ta chú trọng và tìm lại nền văn minh tinh thần của xã hội. Nhưng cơ hội đó đã bị hủy hoại mất. Biến cố ngày 20/7/1999 là một bước ngoặt và là một quốc nạn của Trung Quốc. Nếu chúng ta hy vọng có được một xã hội lành mạnh và một tương lai tươi sáng, chúng ta phải suy nghĩ về điều này. Người Trung Quốc không chỉ phải từ bỏ Đảng cộng sản Trung Quốc, mà còn phải xây dựng lại tiêu chuẩn đạo đức và quay trở về với đức tin và văn hóa truyền thống của họ.

Theo Vision Times tiếng Trung
Tác giả: Triệu Trường Ca
Biên dịch có chỉnh sửa

Xem thêm:

Mời xem video: