Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố rằng số người chết vì đợt dịch này trên cả nước là gần 80.000 người, tuy nhiên nhiều người nghi ngờ dữ liệu này không chính xác. Phóng viên Epoch Times cho rằng dữ liệu này đã bị thu hẹp đáng kể, cố tình che đậy sự thật về những ca tử vong do dịch bệnh quy mô lớn.
Trang web chính thức của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc đã công bố tình hình lây nhiễm mới nhất vào tối ngày 1/2. Theo đó, “Số ca tử vong do nhiễm virus corona mới (COVID-19) trong bệnh viện hàng ngày đạt mức cao nhất là 4.273 trường hợp hôm 4/1, sau đó tiếp tục giảm. Số ca nhiễm giảm xuống còn 434 vào ngày 30/1, mức giảm 89,8% so với mức đỉnh.”
CDC Trung Quốc đã công bố số liệu vào tối ngày 28/1. Kể từ khi bắt đầu mở cửa dịch bệnh vào ngày 8/12 năm ngoái đến ngày 26/1, tổng cộng có 78.960 người đã chết vì dịch bệnh tại các bệnh viện trên toàn Trung Quốc. Nếu cộng thêm số liệu trong bảng đính kèm của thông báo ngày 1/2, tính đến ngày 31/1, thống kê chính thức cho thấy có gần 80.000 người chết vì dịch tại các bệnh viện.
Nhiều người nghi ngờ dữ liệu này bị thu hẹp nghiêm trọng. Lấy Thượng Hải làm ví dụ, một cư dân mạng đã đề cập rằng ông của anh đã qua đời vào ngày 4/1. “Ở bệnh viện cấp hai nơi ông tôi nằm ở đó, mỗi ngày có 5 đến 10 người chết, về cơ bản họ đều dương tính với virus. Ước tính một cách thận trọng rằng một bệnh viện cấp hai có 100 ca tử vong mới liên quan đến virus corona mới trong tháng qua, Thượng Hải có 120 bệnh viện cấp hai, như vậy có 12.000 người chết.”
Ông Hồ (Hu), một người dân Thượng Hải, tiết lộ tình trạng tử vong ở các bệnh viện cấp 3 của Thượng Hải. Ông nói với Epoch Times vào ngày 29/1, “Bề ngoài thì có vẻ như không có gì, nhưng tôi vẫn không tin. Bởi vì trước Tết Âm lịch, có một công nhân vệ sinh ở đây rất quen với tôi, anh ấy nói với tôi rằng đồng nghiệp đã gửi cho anh ấy một đoạn video, và cấp trên của anh ấy bảo họ (người của bộ phận vệ sinh) đến bệnh viện đóng gói xác chết.”
“Anh ấy (đồng nghiệp) phụ trách Bệnh viện số 9 Thượng Hải, Bệnh viện Thử Quang, và Bệnh viện Thụy Kim. Ba bệnh viện này đều ở trung tâm thành phố (tất cả đều là bệnh viện cấp ba). Anh ấy nói, một xe chở 70 xác chết, đưa đi đông lạnh, và các xác chết được đông cứng, thi thể xếp chồng lên nhau, có thi thể tay, chân bị gãy, rụng rời, không thể nhìn tiếp được, quá đáng sợ!”
Ông Hồ cho biết một số bác sĩ và y tá làm việc trong bệnh viện không dám tiết lộ tình hình trong bệnh viện, nhưng những người buôn bán gần bệnh viện đã tiết lộ một số: “Ông chủ tôi cũng dựa vào Bệnh viện số 9. Anh ấy làm kinh doanh, vì vậy chắc chắn tin tức nhanh nhạy. Anh ấy nói rằng hiện tại có hàng chục người chết trong bệnh viện mỗi ngày.”
Theo thông tin công khai, Thượng Hải có 57 bệnh viện cấp ba và 121 bệnh viện cấp hai. Theo thông tin từ những người dân được phỏng vấn ở trên, nếu mỗi ngày có 10 người chết ở bệnh viện cấp ba và 5 người chết ở bệnh viện cấp hai, điều này có nghĩa là trong tháng qua, số người chết ở bệnh viện cấp hai và cấp ba của Thượng Hải phải lên đến 35.000 người.
Vào ngày 30/12 năm ngoái, mục “Những người đầu cơ xếp hàng trước cổng Nhà tang lễ Bảo Hưng hét giá 2.000 nhân dân tệ một chỗ” xuất hiện trên danh sách tìm kiếm nóng. Theo báo cáo, vào tối ngày 29/12, khi Chi cục Hồng Khẩu tiến hành kiểm tra xung quanh Nhà tang lễ Bảo Hưng, hơn 20 “người đầu cơ” chỗ xếp hàng vào nhà tang lễ bị bắt tại chỗ.
Theo báo cáo có liên quan, một cư dân mạng ở Thượng Hải có nick “Duoduo Xiao Wangmin” đã để lại bình luận: “Cơ bản không chỉ 2.000 [tệ], không chỉ viết ít hơn một con số 0! Người đầu cơ trực tiếp yêu cầu 30.000 đến 50.000! Bản thân tôi xếp hàng 2 ngày 2 đêm mà không lấy được số thứ tự!”
Một người ở Thượng Hải có nick “Người qua đường Lão Tây Môn” cho biết, “Tôi thực sự không thể lấy số. Tôi đã đăng ký trực tuyến, nhưng không có tác dụng.”
Một cư dân mạng ở Thượng Hải cho biết ông của anh đã qua đời vào ngày 4/1, “Sau khi được đưa đến nhà tang lễ Bảo Hưng vào ngày hôm sau, không có bất cứ tin tức gì. Đơn vị liên quan trả lời rằng tình hình hiện tại rất đặc thù, lò hỏa táng hoạt động 24 giờ một ngày, nhưng thời gian chờ đợi lâu nhất cần phải là 90 ngày. Trước đây, hệ thống làm việc bình thường trong cùng khoảng thời kỳ chỉ là 8 giờ một ngày và tro cốt có thể được lấy trong 5 ngày.” Cư dân mạng này đã nhận được tro cốt của ông nội vào ngày 28/1.
Vào ngày 19/1, một cư dân mạng Thượng Hải có mẹ đã qua đời cho biết, “Tôi đã hỏi Nhà tang lễ Bảo Hưng Thượng Hải và họ nói rằng việc hỏa táng sẽ diễn ra ít nhất một tháng sau.”
Nhà tang lễ quận Phụng Hiền (Fengxian) Thượng Hải nằm trên đường Kim Tiền (Jinqian) ở quận Phụng Hiền, ngay gần danh lam thắng cảnh nổi tiếng “Cá Thượng Hải”, được ngăn cách bởi cảng Kim Hối (Jinhui) rộng lớn. Nhiều cư dân mạng cho biết nhà tang lễ cũ này, vốn được dự kiến chuyển đến thị trấn Thác Lâm (Tuolin), đã hoạt động hết công suất trong đợt dịch bệnh này. “Ống khói nhả khói liên tục, toàn bộ nhà tang lễ đều bao trùm bởi khói mù”, “Khói đặc bốc lên, trước đây chưa từng thấy bận rộn đến thế”.
Phóng viên đã gọi điện đến nhà tang lễ ở quận Phụng Hiền vào ngày 2/2, nhân viên trực nói: “Ngày mai lúc 8:15 sáng tại nơi làm việc, hãy mang giấy chứng tử do bệnh viện cấp và căn cước của bạn đến sảnh để làm thủ tục, xe tang cần được đăng ký trước”, “hỏa táng cần xếp hàng, tro cốt hỏa táng sẽ lấy vào ngày hôm sau”.
Phóng viên hỏi sau thời gian hẹn bao lâu thì xe tang đến? Thời gian hỏa táng mất bao lâu? Đối phương không có phản hồi, mà chỉ nói đến nơi làm thủ tục đăng ký trước rồi nói chuyện sau.
Vào ngày 14/1, khi Ủy ban Y tế Quốc gia của Trung Quốc lần đầu tiên công bố số người chết vì dịch bệnh mắc phải tại bệnh viện là gần 60.000 người, đã vấp phải rất nhiều nghi ngờ trong và ngoài nước.
Ông Hồ Lực Nhậm (Hu Liren), một cựu doanh nhân Thượng Hải sống ở Mỹ, tiết lộ với Epoch Times vào ngày 16/1, một người bạn đã tiết lộ với ông vài ngày trước rằng có quá nhiều người chết ở Thượng Hải và rất nhiều xác chết cần đông lạnh, cho nên kho lạnh ở bến tàu Ngô Tùng ở Bảo Sơn đã được sử dụng. “Trước đây là đông lạnh hải sản, bây giờ dùng để đông lạnh thi thể”.
Ông Hồ Lực Nhậm cũng mô tả trên Twitter của mình: “Hiện tại, 8.000 xác chết từ khu vực đô thị của Thượng Hải đã được đặt trong chuỗi kho lạnh hải sản do chính quyền bến Bảo Sơn, Thượng Hải trưng dụng. Tính đến đêm 13/1, thời gian dài nhất để người nhà của người quá cố nhận tro cốt là 3 tháng.”
Vào ngày 1/2, ông Hồ Lực Nhâm tiếp tục nói với Epoch Times rằng thi thể đông lạnh trong kho lạnh ở bến Ngô Tùng vẫn đang được “tiêu hóa” (hỏa thiêu). “Hiện họ đang ‘tiêu hóa’, bên trong đã đầy rồi, đầy rồi nên từ từ ‘tiêu hóa’ (hỏa thiêu). Hiện không có thêm thông tin.”
Trang web chính thức của CDC Trung Quốc tối 1/2 thông báo số ca tử vong “tại bệnh viện” vì dịch bệnh đạt đỉnh vào ngày 4/1 với ca 4.273 ca, nhưng chỉ lấy thông kê của bệnh viện, đến cuối năm 2020, cả nước Trung Quốc có 35.394 bệnh viện các tuyến.
Ông Lý Yến Minh (Li Yanming), một nhà bình luận chính trị và là tiến sĩ sinh học, nói với Epoch Times vào ngày 2/2, có thể thấy rằng dữ liệu của ĐCSTQ là không đáng tin cậy và chỉ đơn giản là một trò đùa. “Theo dữ liệu của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc, chỉ riêng bệnh viện cấp 1, cấp 2 và cấp 3 đã có có hơn 35.000 ca. Theo mức cao nhất trong một ngày là 4.273 ca mà ĐCSTQ đề cập, nó tương đương với 8 bệnh viện mới có 1 người chết.”
Ông nói: “Theo số liệu vào cuối năm 2021, cả nước có ít nhất 7.000 lò hỏa táng. Nếu tỷ lệ tử vong cao nhất trong một ngày là 4.273, thì nó không vượt quá số lượng lò hỏa táng trong cả nước. Nhưng thực tế là nhiều nhà xác bệnh viện đầy xếp đầy thi thể, lò hỏa táng không làm không kịp.”
Theo thống kê của Cục Dân chính, tính đến ngày 1/12/2021, số lượng lò hỏa táng ngành dịch vụ tang lễ trên toàn Trung Quốc lên tới 7.043 lò. Nếu tính trên cơ sở ngày thường hoạt động 8 tiếng, mỗi tiếng hỏa táng được 1 xác, cả nước 1 ngày không quá 56.344 xác thì sẽ không xảy ra ùn ứ, chưa kể nhiều nhà tang lễ hỏa thiêu xác 24/24 và đang hoạt động hết công suất.
Số liệu về số người chết do ĐCSTQ công bố là không chính xác và đã trở thành trò cười cho quốc tế. Ngày 30/1, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết số ca tử vong thực sự ở Trung Quốc chắc chắn cao hơn con số báo cáo mà WHO nhận được.
Ở Trung Quốc, cho dù đó là dữ liệu chính thức về bệnh triệu chứng nặng, dữ liệu về tử vong, hoặc cái gọi là ý kiến liên quan của “chuyên gia“, càng bị công chúng nghi ngờ.
Nhà bình luận các vấn đề thời sự Chu Hiểu Huy cho biết, bất kể truyền thông nhà nước của ĐCSTQ nói gì thì người dân đều không còn tin nữa, có thể nói việc công chúng không tin vào truyền thông chính thống và ĐCSTQ đã trở thành bình thường. Việc ĐCSTQ đơn phương lừa dối và tẩy não người dân Trung Quốc ngày càng trở nên khó khăn hơn, ĐCSTQ đã rơi vào “Cái bẫy Tacitus”, và chế độ rơi vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có. Kết cục duy nhất của ĐCSTQ đi đến đường cùng chính là giải thể.
Phó Tổng thống Kamala Harris đã giữ thái độ kín tiếng kể từ khi thua…
CEO của TikTok gần đây đã liên hệ với chủ sở hữu của nền tảng…
Ngay cả những người được coi là anh hùng trong mắt thiên hạ, có thành…
Nguyễn Hữu Đạo là bậc danh y kỳ tài. Ông để lại 2 bộ sách…
Mới đây, một bác sĩ của Bệnh viện Trung ương số 3 Thiên Tân đã…
Trải qua nhiều Triều đại, các kỳ thi khoa bảng cũng ghi lại nhiều chuyện…