Phóng viên CCTV bị tòa án Anh ra lệnh truy bắt trong vụ đánh người năm ngoái

Hồi tháng 9 năm ngoái, tại một hội nghị của đảng Bảo thủ của Anh, phóng viên của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) trú tại Anh tên Khổng Lâm Lâm đã xảy ra xung đột với Phó chủ tịch Ủy ban nhân quyền của đảng này, hiện nay vụ việc này đã có tiến triển mới. Sau khi tòa án tại Anh Quốc khởi kiện Khổng Lâm Lâm, tòa án đã phát lệnh truy nã vì bà không ra trình diện trước tòa.

Hình ảnh nữ phóng viên CCTV Khổng Lâm Lâm gây náo loạn tại cuộc hội thảo của đảng Bảo thủ Anh (Ảnh từ internet)

Tòa án ra lệnh truy nã vì không đến tòa

Theo Đài BBC, Tòa án Birmingham tại Anh đã gửi một trát hầu tòa đến Phóng viên của CCTV Khổng Lâm Lâm (Kong Linlin) theo địa chỉ đăng ký ở khu Kings Cross của Thủ đô Luân Đôn, yêu cầu bà có mặt tại tòa vào ngày 18/4 để tham gia điều trần trước tòa. Tuy nhiên bà Khổng Lâm Lâm đã không đến tòa, do đó tòa án đã phát lệnh truy bắt.

Điều trần trước tòa, là chỉ về việc trước khi công khai thẩm vấn vụ án, tòa án cần phải nghe trần thuật của các bên tham gia tố tụng, điều trần thông thường được tiến hành theo hình thức trong nội bộ tòa án, những người không liên quan không được phép tham gia.

Bà Khổng Lâm Lâm năm (49 tuổi), là phóng viên CCTV thường trú tại Luân Đôn; hồi cuối năm ngoái, Văn phòng Công tố Hoàng gia Anh từng bỏ truy tố với các cáo buộc gây thương tích của Khổng Lâm Lâm vì không đủ chứng cứ, nhưng về sau lại tiếp tục đề xuất truy tố.

Sự kiện phóng viên CCTV gây náo loạn và đánh người tại Anh Quốc

Vụ việc xảy ra vào ngày 30/9/2018, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Birmingham, đảng Bảo thủ của Anh tổ chức hội nghị thảo luận về “Sự xói mòn của tự do, chính trị, và tự trị của Hồng Kông”, trong lúc đang diễn ra tọa đàm, phóng viên CCTV Khổng Lâm Lâm đột nhiên đứng lên lớn tiếng chửi hội nghị là “phản Hoa”, nhóm tọa đàm là “con rối”, đồng thời còn chửi người tham dự là “Hán gian”.

Người chủ trì hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền đảng Bảo thủ Anh là bà Fiona Bruce thấy vậy đã nhắc nhở Khổng Lâm Lâm bình tĩnh, nhưng Khổng Lâm Lâm vẫn rất kích động nên đã bị bà Fiona Bruce mời ra khỏi hội trường.

Tuy nhiên Khổng Lâm Lâm từ chối ra khỏi hội trường, sau đó có một một sinh viên tình nguyện phục vụ hội thảo đi đến và khuyên bà rời đi, nhưng bà không muốn rời đi mà còn tát tình nguyện viên này.

Sau vụ việc, sinh viên này đã trả lời phỏng vấn và nói, “Tôi đến trước mặt bà ấy, mời bà ấy rời khỏi, và dẫn đường cho bà. Nhưng bất ngờ bà ấy động thủ với tôi, đây rõ ràng là hành vi xâm phạm dân chủ của Anh Quốc”. Và sinh viên này cũng từng chia sẻ trên Twitter rằng, khi anh khuyên nhủ bà Khổng Lâm Lâm, đã bị bà ta cho 2 cái bạt tai.

Tình nguyện viên bị đánh này tên là Enoch Lieu, sinh ra tại Hồng Kông, đang sinh sống và học tập tại Anh Quốc, đồng thời cũng là thành viên của đảng Bảo thủ Anh.

“Không ai được ngồi trên pháp luật”

Enoch Lieu chia sẻ trên tờ Tin tức Tự do Hồng Kông (HKEP) rằng, anh hoan nghênh Viện Công tố Hoàng gia Anh quyết định thẩm tra xử lý lại vụ án này.

“Tôi tin rằng việc này đã đưa ra một thông điệp rõ ràng, không có ai được ngồi trên pháp luật”, Enoch Lieu nói, “việc không tới phiên điều trần đã cho thấy bà ấy (Khổng Lâm Lâm) không tôn trọng pháp trị, pháp trị là một nguyên tắc vô cùng quan trọng trong đời sống ở Anh Quốc”.

Thực tế, đây không phải là lần đầu Khổng Lâm Lâm không tham dự điều trần. Ngày 7/11 năm ngoái, Tòa án Sơ thẩm Birmingham đã tiến hành điều trần về vụ án này, nhưng Khổng Lâm Lâm không tham dự.

Khổng Lâm Lâm từng chỉ trích BBC bôi nhọ Trung Quốc

Do hành vi của Khổng Lâm Lâm từng khiến dư luận bàn tán sôi nổi, sau đó, các ngôn từ trong quá khứ của bà cũng được nhiều người lục lại.

Học giả thỉnh giảng tại Pháp và cũng là nhiếp ảnh gia nổi tiếng Châu Nhạn Minh (Zhou Yanming) tiết lộ trên Weibo cho biết, con trai Bà Khổng Lâm Lâm đang học tại Anh Quốc “bị nhà trường đuổi học”, nguyên nhân là do “trốn học, thành tích học tập kém, không tuân thủ quy định trong trường”.

Có người trả lời rằng, Khổng Lâm Lâm “‘yêu” trung Quốc như thế, vì sao không để cho con mình học tập tại Trung Quốc”?

Ngoài ra, chủ biên của trang tiếng Anh “Thay đổi Trung Quốc” là Tào Nhã Học cũng từng tiết lộ,  biểu hiện của nữ phóng viên họ Khổng này làm cho đồng nghiệp của bà thấy xấu hổ.

Năm 2016, trong cuộc bầu cử Đại biểu Nhân dân cấp địa phương, Đài BBC đã có cuộc phỏng vấn độc lập với ứng cử viên dự bị, có phóng viên trú tại Bắc Kinh đã bị gần 20 người mặc áo đen ngăn chặn và dùng bạo lực xua đuổi vì đi phỏng vấn. Khổng Lâm Lâm sau đó lên Twitter bình luận rằng phóng viên BBC làm tin giả để bôi nhọ Trung Quốc.

Về phát biểu này, một phóng viên BBC tại Trung Quốc đã đăng Tweet yêu cầu Khổng Lâm Lâm đưa ra bằng chứng để chứng minh, tuy nhiên Khổng Lâm Lâm lại nói, “Đây là một sự thật không khó để phán đoán, cần gì phải có nhận định chuyên nghiệp?”

Trí Đạt

Xem thêm:

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

34 phút ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

2 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

2 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

2 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

2 giờ ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

2 giờ ago