Vào tháng Ba, khi quan chức cấp cao Trung Quốc và Mỹ gặp nhau ở Alaska, hai quan chức hàng đầu ngoại giao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Vương Nghị đã sử dụng “ngoại giao sói chiến” như muốn quan hệ Trung-Mỹ thêm căng thẳng. Nhưng mới đây, ông Thủ tướng Lý Khắc Cường lại nhấn mạnh rằng Trung Quốc và Mỹ “hợp tác sẽ cùng có lợi, đối đầu sẽ cùng tổn hại, chia tách chẳng ai được gì”.
Gần đây Thủ tướng ĐCSTQ Lý Khắc Cường đã nhắc lại về quan hệ Trung – Mỹ rằng “hợp tác sẽ cùng có lợi, đối đầu sẽ cùng tổn hại”.
Ngày 13/4 tại Trung Nam Hải, ông Lý Khắc Cường đã tham dự Đối thoại trực tuyến với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ. Trước khoảng hơn 20 CEO của những tập đoàn hàng đầu của Mỹ, ông Lý nhấn mạnh lại rằng Trung Quốc và Mỹ hợp tác sẽ cùng có lợi, đối đầu sẽ cùng tổn hại, chia tách chẳng ai được gì, bản chất của quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước là đôi bên cùng có lợi.
Ông đặc biệt đề cập rằng ý đồ chia tách toàn diện giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ không có lợi cho bất kỳ ai, thậm chí cũng sẽ gây hại cho thế giới. Hy vọng rằng hai bên sẽ hợp tác với nhau.
Ngoài ra, ông Lý Khắc Cường cũng nhấn mạnh Trung Quốc kiên định chính sách mở cửa với thế giới bên ngoài để tiếp tục đưa Trung Quốc trở thành điểm đến quan trọng của đầu tư nước ngoài, là thị trường lớn của thế giới; Trung Quốc luôn chào đón các doanh nghiệp Mỹ và các nước khác tích cực tham gia vào quá trình cải cách, mở cửa và hiện đại hóa của Trung Quốc.
Điều đáng chú ý là tham dự sự kiện này còn có Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Vương Nghị, người đã tham gia trong cuộc hội ngộ đầu tiên với Mỹ ở Alaska thời chính quyền Biden, khi đó ông Vương Nghị đã “chỉ thấy đối đầu” chứ không cho thấy quan điểm như ông Lý Khắc Cường hiện nay.
Sau cuộc gặp ở Alaska, ĐCSTQ đã triển khai thế trận “ngoại giao sói chiến” từ mọi phía, liên tục giữ thái độ cứng rắn với Mỹ và thậm chí tăng cường khiêu khích quân sự. Những biểu hiện khiến chính quyền Biden lúng túng và bắt đầu buộc phải tỏ thái độ cứng rắn, quay lại chiến lược trừng phạt như thời ông Trump.
Qua thái độ của ông Lý Khắc Cường cho thấy, các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ dường như nhận ra những đánh giá sai lầm nghiêm trọng nhưng không muốn thừa nhận, chỉ có thể hạ dần thái độ. Thay đổi rõ ràng hơn có thể thấy ở người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ là ông Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), trong một cuộc họp báo thường kỳ gần đây đã ngừng đổ lỗi cho Mỹ, động thái tương tự bây giờ là của đích thân ông Thủ tướng ĐCSTQ.
Thực tế, trong thời gian gần đây, đây là lần thứ hai ông Lý Khắc Cường thể hiện như vậy.
Vào cuối tháng Ba khi giới truyền thông ĐCSTQ bắt đầu phát động tẩy chay hàng hóa nước ngoài, ông Lý đã đến thăm nơi tập trung các công ty nước ngoài là tỉnh Giang Tô, đồng thời đến một nhà máy hóa chất liên doanh Trung-Đức cung cấp nguyên liệu hóa chất cho các thương hiệu như Nike và Adidas để khuyến khích các công ty tăng cường đầu tư vào Trung Quốc.
Mặt khác, tờ Washington Post của Mỹ đưa tin rằng dự kiến vào ngày 14/4, đặc phái viên khí hậu của Mỹ Kerry sẽ đến Thượng Hải gặp đặc phái viên về biến đổi khí hậu của Trung Quốc là Giải Chấn Hoa (Xie Zhenhua), đồng thời cũng gặp trực tuyến một lãnh đạo cấp cao khác phụ trách vấn đề kinh tế và biến đổi khí hậu, người này có thể là ông Phó Thủ tướng Hàn Chính.
Nguồn tin quen thuộc với vấn đề cho hay, ông Kerry cũng có thể hội đàm với hai quan chức ngoại giao cao nhất của ĐCSTQ là Vương Nghị và Dương Khiết Trì, nhưng kế hoạch này vẫn có thể bị thay đổi. Ông Kerry đến Thượng Hải sẽ là quan chức cấp cao đầu tiên của chính quyền Biden thăm Trung Quốc.
Nhưng cùng thời điểm, vào ngày 13/4, cựu Thượng nghị sĩ Mỹ Christopher Dodd và hai cựu Thứ trưởng Ngoại giao là Richard. Armitage và James Steinberg đã đến thăm Đài Loan. Theo đài VOA dẫn lời một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ tuyên bố rằng đây là một “tín hiệu quan trọng” thể hiện cam kết của Mỹ đối với nền dân chủ của Đài Loan.
Reuters lưu ý rằng đến nay vẫn chưa thấy phản ứng của Bắc Kinh đối với chuyến thăm của phái đoàn Mỹ tới Đài Loan. Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ban hành hướng dẫn mới về hoạt động qua lại giữa quan chức Mỹ và Đài Loan, sau đó tại cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh vào ngày 14/4 phát ngôn viên Triệu Lập Kiên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng “Trung Quốc kiên quyết phản đối động thái của Mỹ”.
Lê Tiểu Quỳ, Vision Times
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…