Quảng cáo ủng hộ sinh 3 của Trung Quốc gây tranh cãi

Vào cuối tháng Năm, các quan chức Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện “chính sách 3 con”, nhưng điều này lại thu hút phản ứng dữ dội từ phía người dân. Gần đây, chính phủ nước này lại tung ra một quảng cáo “Tôi ủng hộ sinh 3” mới, kêu gọi công chúng tích cực sinh 3 con và hưởng ứng các chính sách của quốc gia. Quảng cáo này một lần nữa làm dấy lên sự tranh cãi.

Trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa từ ShutterStock).

Quảng cáo tuyên truyền sinh 3 nhận “búa rìu dư luận”

Ngày 18/6, Thủ tướng Lý Khắc Cường của Quốc vụ viện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã triệu tập một cuộc họp thường vụ của Quốc vụ viện, nhằm thông qua “Luật Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Dự thảo sửa đổi)”. Đồng thời quyết định trình dự thảo lên Ủy ban Thường vụ ĐCSTQ và Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc cân nhắc.

Cùng ngày, một video quảng cáo có tiêu đề “Tôi ủng hộ sinh 3 -Tiếng nói chân thành của 8 ông bố” đã xuất hiện trên mạng Internet Đại lục. Trong video, 8 người đàn ông thuộc các ngành nghề và độ tuổi khác nhau đã xuất hiện trước ống kính. Họ lần lượt trả lời những lý do chính khiến mọi người không muốn sinh 3 con. Bao gồm cách đối phó với gánh nặng trong giáo dục, việc nuôi dạy con cái đơn thân và tình trạng không thể mang bầu, v.v… Tuy nhiên, những lý do được các nhân vật trong video quảng cáo này đưa ra không thể xoa dịu được “búa rìu dư luận” về việc sinh 3 con, và cũng không có tiếng nói của bất kỳ người nữ nào được đề cập đến trong video.

Sau khi quảng cáo được tung ra, nó đã gây ra rất nhiều tranh cãi.

Ví dụ, để trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào có thể sinh con khi tình trạng gánh nặng giáo dục ngày càng nghiêm trọng?”. Một người đàn ông trả lời: “Chỉ cần chúng ta không tự co cụm lại thì sẽ không ai có thể cuốn chúng ta đi.” Nhưng cư dân mạng lại hỏi: “Nếu tôi cảm thấy không có động đất thì động đất sẽ không khiến tôi rung chuyển sao?”

Trước câu hỏi về “cách chăm con khi đơn thân (không còn chồng hoặc vợ)”, một tài xế trong đoạn quảng cáo đã trả lời: “Con của hai người thì tất nhiên hai người phải cùng chăm. Ban ngày thay tã, tối dạy kèm, và cho con bú lúc nửa đêm. Chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ trong từng bước đi.” Nhưng cư dân mạng phàn nàn: “Định cho con vào cốp xe à?”

Ngoài ra, trước những lo lắng của phụ nữ về “nguy cơ sinh 3 đối với các bà mẹ lớn tuổi”, một bác sĩ chăm sóc sức khỏe lại trả lời rằng chỉ cần khám sức khỏe toàn diện, cân bằng dinh dưỡng và chạy bộ vào buổi sáng: “Chỉ cần bạn tập thể dục tốt nhất, bạn mới có thể sinh con thật tốt.” Cư dân mạng nói: “Không phải, anh ơi. Nếu mọi dấu hiệu về thể trạng đều ổn thì đều có thể sinh con an toàn được sao? Nếu anh thực sự là bác sĩ chứ không phải diễn viên, thì liệu lương tâm của anh có thực sự yên ổn khi nói ra điều này? … “

Cường điệu nhất là câu hỏi “vợ phải hy sinh sự nghiệp thì phải làm sao?”, người đàn ông trong quảng cáo trả lời rằng đây là cơ hội “chuyển mình” của vợ, sinh con thứ 3 sẽ có cơ hội này.

Sau khi xem video, nhiều cư dân mạng đã để lại lời nhắn trên Weibo: “Quảng cáo này quá vô lý, tôi nghĩ nó thật đáng mỉa mai”; “Tôi đã bị sốc khi xem quảng cáo này …. Phỏng vấn một nhóm những người đàn ông không thể sinh con, và tất cả đều thao thao bất tuyệt ủng hộ sinh 3. Người viết quảng cáo này nói rằng đàn ông sinh 3 không khó. Sinh 3 khó hay không liệu có đến lượt các ông bố? Đúng là kế hoạch quảng cáo kiểu âm phủ”.

Từ chính sách “một con” thành “3 con”

Trên thực tế, ĐCSTQ đã áp dụng một loạt biện pháp về kế hoạch hóa gia đình kể từ khi thành lập.

Từ cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, ĐCSTQ đã thực hiện “chính sách một con”. Giữa những năm 1980, hầu hết các khu vực bắt đầu thực hiện chính sách “nếu cả cha và mẹ đều là con một, thì được sinh 2 con”. Đến năm 2013, chính phủ bắt đầu thực hiện chính sách “nếu cha hoặc mẹ là con một, thì được sinh 2 con”. Năm 2014, các tỉnh liên tiếp thay chính sách “cả cha và mẹ là con một, được sinh 2 con” thành “nếu cha hoặc mẹ là con một, thì được sinh 2 con”.

Ngày 31/5/2021, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ lại thông báo sẽ thực hiện “chính sách 3 con”. Đồng thời tuyên bố chính sách này “có lợi cho việc cải thiện cơ cấu dân số của Đại lục, thực hiện chiến lược quốc gia, chủ động ứng phó với tình trạng già hóa dân số và duy trì lợi thế về nguồn nhân lực.” Tuy nhiên, theo Bản tin điều tra dân số, mức sinh thực tế ở Trung Quốc vẫn thấp hơn nhiều so với mức sinh dự kiến.

Có tin đồn rằng đến năm 2025 có lẽ sẽ dỡ bỏ hạn chế sinh

Trước tình trạng dân số già, lực lượng lao động và khả năng cạnh tranh giảm sút ở Trung Quốc, gần đây có tin đồn rằng các quan chức Trung Quốc đang thảo luận về khả năng dỡ bỏ hoàn toàn hạn chế sinh vào năm 2025, nhằm giảm bớt cuộc khủng hoảng mà chính quyền ĐCSTQ đang phải đối mặt.

Ngày 18/6, tờ Wall Street Journal dẫn lời những người thạo tin cho biết rằng năm 2025 là năm kết thúc Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc. Giới quan chức có thể bắt đầu dỡ bỏ các hạn chế sinh ở một số tỉnh có tỷ lệ sinh thấp nhất, và cuối cùng sẽ thúc đẩy một cuộc cải cách mang tính quốc gia. Ba tỉnh vùng Đông Bắc Trung Quốc có thể là những tỉnh đầu tiên sẽ áp dụng chính sách này.

Theo thống kê, dân số của 3 tỉnh đông bắc đã giảm 1,2% trong 10 năm qua.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cũng tuyên bố vào tháng Hai rằng khuyến nghị của các đại biểu nhân dân toàn quốc, về việc tự do hóa hoàn toàn các hạn chế sinh ở vùng Đông Bắc là “rất có giá trị tham khảo”. Đồng thời chỉ ra rằng vùng Đông Bắc có thể đưa ra phương án sinh sản thí điểm, dựa trên nghiên cứu và nhận định về các tác động kinh tế và xã hội. Tuyên bố liên quan được hiểu là những tín hiệu cho thấy việc kế hoạch hóa gia đình sẽ được nới lỏng tại địa phương.

Ngoài ra, người dân tại 18 thành phố thuộc tỉnh Hắc Long Giang đã bắt đầu được sinh con thứ 3 vào năm 2016, sớm hơn 5 năm so với người dân cả nước. Bản báo cáo cũng trích dẫn một bài viết đăng trên “The Lancet”, một tạp chí y khoa uy tín, vào năm 2020. Bài báo dự đoán rằng dân số Trung Quốc vào cuối thế kỷ 21 sẽ giảm từ 1,41 tỷ người hiện nay xuống còn 730 triệu người. Dân số suy giảm đồng nghĩa với việc giảm lực lượng lao động, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của Trung Quốc. 

Lý Tiểu Quỳ, Vision Times

Xem thêm:

Lý Tiểu Quỳ

Published by
Lý Tiểu Quỳ

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

32 phút ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

2 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

3 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

3 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

3 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

3 giờ ago