Cuộc khủng hoảng nợ của Trung Quốc, vốn đã được thảo luận trong nhiều năm cuối cùng cũng ập đến. Gần đây, báo chí liên tục đưa tin về những vụ đòi nợ tập đoàn “Bất động sản Hằng Đại (Evergrande)”, đại gia bất động sản Trung Quốc, khiến nạn nhân phải đấu tranh đòi quyền lợi ở nhiều nơi.
(Bài viết của ông Lý Mộc Thông, chủ tòa soạn Taiwan Daily Châu Mỹ, thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)
Đòn bẩy nợ cao là phương pháp phổ biến được các công ty bất động sản Trung Quốc sử dụng. Evergrande từng gặp phải vấn đề nợ nần chồng chất cách đây 3 hoặc 4 năm. Nhưng họ đã chọn biện pháp lấy nợ nuôi nợ. Hơn nữa, họ còn thông qua công ty con “Hằng Đại Tài Phú” thúc đẩy một cách cưỡng ép “sản phẩm quản lý tài chính” cho nhân viên của mình, nhằm lấp đầy khoảng trống tài chính.
Kết quả đã dẫn đến một khoản nợ tăng đều đặn. Năm ngoái, khoản nợ của Evergrande là khoảng 1.970 tỷ nhân dân tệ (tương đương 6.932.862 tỷ VNĐ) và gần đây đã lên tới 2.400 tỷ nhân dân tệ (tương đương 8.446.127 tỷ VNĐ).
Vấn đề nợ nần chồng chất của Evergrande đã lan rộng suốt một thời gian. Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chọn cách không giải cứu, khiến Evergrande rơi vào một cơn bão phá sản.
Thu nhập quốc dân của Trung Quốc là 1.001 tỷ NDT (tương đương 3.522.738 tỷ VNĐ), và thu nhập hàng năm của chính phủ trung ương là 18.000 tỷ NDT (tương đương 63.345.952 tỷ VNĐ). Việc chi tới 2.400 tỷ nhân dân tệ (tương đương 8.446.127 tỷ VNĐ) để cứu Evergrande quả thực là một gánh nặng rất lớn.
Hiện giờ, ĐCSTQ phải xem xét cách giải quyết hậu quả. Điều mà ĐCSTQ lo lắng nhất là sự việc này sẽ ảnh hưởng đến lòng dân và gây ra “bất ổn xã hội”. Sinh kế của 200.000 nhân viên của Evergrande sẽ là vấn đề đầu tiên cần quan tâm. Tuy nhiên, có tổng cộng 3,8 triệu nhân viên trong các ngành liên quan đến Evergrande. Họ cũng sẽ phải đối mặt với vấn đề thất nghiệp, nên xem ra sự việc này khá nghiêm trọng. Còn vấn đề nợ thì có thể xử lý theo cơ chế thị trường.
Điều tệ hơn là Evergrande chắc chắn không phải là một ‘tê giác xám’ đơn độc. (Tê giác xám là một thuật ngữ miêu tả những rủi ro mà nền kinh tế một quốc gia đã nhận thấy được nhưng thường bị lơ là.) Phía sau nó sẽ có thêm nhiều công ty bất động sản lao đao theo cơn bão. Do đó, nền kinh tế Trung Quốc phải chịu tác động lớn là điều khó tránh khỏi.
Suốt 20 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc đã dựa vào “thặng dư thương mại kiếm được nhiều ngoại hối” và “phát triển bất động sản” giúp nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Phần lớn thặng dư thương mại của Trung Quốc đều kiếm được từ Hoa Kỳ.
Ngày nay, Hoa Kỳ áp dụng chính sách “phân tách với Trung Quốc”, điều này đã gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế nước này. Hơn nữa bong bóng bất động sản được đồn đoán từ lâu, cũng vỡ vào đúng thời điểm này sẽ gây nên một vấn đề nghiêm trọng.
Sự phát triển của bất động sản luôn là phương tiện chính thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng. Dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ, hơn 20 năm qua, giá bất động sản của Trung Quốc chỉ tăng chứ không giảm, và chưa từng được điều chỉnh. Kết quả là giá bất động sản cực kỳ cao và quả bong bóng này có thể vỡ bất cứ lúc nào. Hơn nữa, việc vỡ bong bóng sẽ rất bi thảm, vì bong bóng đã tích tụ quá lớn trong một thời gian quá dài.
Hơn nữa, dưới sự khuyến khích của chính phủ, việc đầu tư vào bất động sản của người dân gần như đã trở thành một phong trào toàn quốc. Ước tính 75% tài sản của một người bình thường là bất động sản. Hiện bong bóng bất động sản đã vỡ, nhà đất rớt giá khiến mọi người đều bị tổn thất. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Chúng ta có thể suy đoán từ kinh nghiệm của Nhật Bản.
Vào cuối những năm 1980, nền kinh tế Nhật Bản được hỗ trợ bởi một lượng lớn đầu cơ bất động sản và hình thành một bong bóng khổng lồ. Do đó, với sự bùng nổ của bong bóng vào đầu những năm 1990, nền kinh tế Nhật Bản đã trải qua một bước thụt lùi lớn. Sau đó Nhật Bản bước vào cuộc suy thoái kinh tế kéo dài 20 năm. Tình hình bong bóng hiện tại ở Trung Quốc có thể so sánh với Nhật Bản năm đó.
Ngoài ra, tình hình quốc tế hiện tại của Trung Quốc cũng rất bất lợi. Cục diện “đối đầu toàn diện Mỹ – Trung” đã thành hình. Mỹ không chỉ đàn áp Trung Quốc một cách toàn diện, mà còn liên kết với các đồng minh, hình thành thế bao vây Trung Quốc. Các công ty nước ngoài lần lượt di rời khỏi nước này, đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc. Lúc này, môi trường chính trị trong nước của Trung Quốc cũng không yên. Ông Tập Cận Bình đã tấn công một số doanh nghiệp tư nhân, khiến lòng người hoang mang.
Vào thời khắc rối ren này, sự cố “Sấm sét Evergrande” chắc chắn sẽ dẫn đến hàng loạt vụ đóng cửa của tập đoàn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của ngành ngân hàng và hình thành “Sự cố Lehman” (sự sụp đổ của một đế chế tài chính Lehman Brothers già cỗi 158 năm tuổi) của Trung Quốc. Hậu quả là nền kinh tế Trung Quốc sẽ thụt lùi nhanh chóng và thu nhập quốc dân sẽ co lại. Nếu người dân không muốn bị hại và đứng ra bảo vệ quyền lợi của họ một cách tập thể, cả nước sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Vài tháng gần đây, đã có tin đồn “ĐCSTQ xâm lược Đài Loan bằng vũ lực.” Hầu hết những nhận xét này đều dựa trên những nhận định xuất phát từ “tham vọng và sự không lý trí của ông Tập Cận Bình”.
Vấn đề chính xuất phát từ việc ông Tập muốn làm “lãnh tụ quốc gia vĩnh viễn” trong khi tài năng và đức độ của ông không đủ thuyết phục công chúng. Vì vậy ông phải tìm cách lập công, và cách lập công tốt nhất là “thống nhất Đài Loan”.
Việc “Thống nhất Đài Loan” có thể cho phép ông Tập làm lãnh đạo Trung Quốc trong suốt quãng đời còn lại. Ông sẽ được lưu danh sử sách và trở thành một vĩ nhân trong lịch sử Trung Quốc. Đây là điều mà ông Tập mơ ước từ lâu. Vì vậy, ngay khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình vẫn luôn nỗ lực “thống nhất Đài Loan”.
Cả hai phương diện tăng cường sức mạnh quân sự, và thúc đẩy mạnh mẽ “công tác mặt trận thống nhất” với Đài Loan, đều có tiến bộ đáng kể. Đặc biệt là việc ĐCSTQ“thâm nhập và phân hóa” Đài Loan thực sự rất đáng lo ngại. Hiện giờ, Trung Quốc đang phải đối mặt với “làn sóng đóng cửa doanh nghiệp” và “làn sóng thất nghiệp”. Từ đó gây ra cuộc “khủng hoảng tài chính” khiến “xã hội hỗn loạn”.
Nhằm đảo ngược cục diện nghiêm trọng này, ông Tập Cận Bình có thể phát động một cuộc chiến, và đưa Trung Quốc vào “trạng thái thời chiến.” Làm vậy, một là có thể dịch chuyển sự chú ý của dư luận. Hai là dễ kiểm soát tình hình hơn. Ba là cải tổ đất nước thông qua chiến tranh.
Lựa chọn đầu tiên cho mục tiêu gây chiến là Đài Loan, và người Đài Loan không thể không đề phòng.
Lý Mộc Thông / Vision Times
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được MinPao Daily ủy quyền cho Vision Times. Link gốc 原文链接)
Xem thêm:
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…