Litva tạo hiệu ứng domino xoay chuyển lập trường của EU đối với ĐCSTQ?

Gần đây, châu Âu không chỉ thể hiện lập trường cứng rắn với Trung Quốc mà còn tiếp tục tăng cường ủng hộ Đài Loan. Các nước Trung và Đông Âu là Litva (Lithuania), Slovakia, Cộng hòa Séc và Ba Lan cũng thông báo tài trợ vắc-xin cho Đài Loan từ cuối tháng 6 đến tháng 9. Trong số đó, Litva là nước thể hiện lập trường kiên định nhất, có thể nói là đã lật ngược lập trường của EU đối với ĐCSTQ và trở thành quân cờ domino đầu tiên đổ xuống dẫn đầu loạt thay đổi này.

Bộ trưởng Ngoại giao Litva (Lithuania)- ông Gabrielius Landsbergis (Ảnh: Flickr/ Bộ Ngoại giao Litva)

Đất nước nhỏ bé Litva với dân số gần 3 triệu người và diện tích đất chỉ bằng 1/5 Việt Nam, đã khiến Trung Quốc tức giận sau khi tuyên bố cho mở “Văn phòng đại diện Đài Loan” tại thủ đô Vilnius vào tháng 7 năm nay. Đây chính là đã phạm vào điều cấm kỵ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trung Quốc vì vậy đã triệu hồi đại sứ và áp đặt trừng phạt kinh tế cũng như các biện pháp trả đũa khác.

Tuy nhiên, Tổng thống Gitanas Nausėda vẫn tuyên bố rằng Litva sẽ bảo vệ các nguyên tắc dân chủ và pháp quyền, đồng thời sẽ không nhượng bộ trong các tranh chấp với ĐCSTQ và các quốc gia khác, cũng nhấn mạnh rằng một quốc gia có chủ quyền và độc lập có quyền quyết định cùng với những quốc gia hay khu vực nào để phát triển các mối quan hệ kinh tế và văn hóa.

Quyết định của Litva cũng đã đột phá “lằn ranh đỏ” ngoại giao trước đây của EU. Ngoài việc ủng hộ Litva và phản đối sự bắt nạt của ĐCSTQ, hơn 60 thành viên của Nghị viện Châu Âu cũng nhấn mạnh rằng Đài Loan đóng một vai trò quan trọng trong cộng đồng quốc tế. Nghị viện châu Âu gần đây đã đưa ra “Đề xuất hợp tác và quan hệ EU – Đài Loan”, đề xuất đổi tên cơ quan chính thức của EU tại Đài Loan thành “Văn phòng EU tại Đài Loan”, cũng như khuyến khích các nước thành viên tăng cường trao đổi với Đài Loan, đồng thời thúc giục ĐCSTQ ngừng gây bất ổn ở eo biển Đài Loan, v.v.

Nhiều người đã đặt câu hỏi tại sao EU lại chuyển hướng thái độ, và tại sao Litva, Slovakia, Cộng hòa Séc và Ba Lan, những nước không có “thâm giao” đặc biệt với Đài Loan trong quá khứ, lại đột nhiên tỏ ra thân thiện với Đài Loan như vậy?

Bởi vì quá khứ từng phải chịu đựng quá nhiều mới có sự kiên định ngày hôm nay

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Epoch Times, cựu Chủ nhiệm Khoa Chiến tranh Chính trị của Đại học Quốc phòng Đài Loan, ông Dư Tôn Cơ (Yu Zongji) cho biết đã từng đến Ba Lan để tham gia một hội thảo học thuật. Trong cuộc họp, cộng đồng học thuật Đông Âu không chỉ bày tỏ quan ngại về sáng kiến ​​“Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ mà còn bày tỏ sự tôn trọng và “cảm thông sâu sắc” đối với việc Đài Loan phải chịu đựng sự đàn áp và cưỡng bức từ ĐCSTQ.

Ông nói rằng Litva, Slovakia, Cộng hòa Séc, Bắc Macedonia và Ba Lan đều đã từng chịu sự ngược đãi và cai trị của Đảng Cộng sản Liên Xô trong quá khứ. Người dân địa phương căm ghét giai đoạn lịch sử này, vì vậy khi nghe về tình cảnh của Đài Loan, họ có thể thấu hiểu, thậm chí còn cho rằng việc ĐCSTQ áp bức Đài Loan sẽ gợi lại ký ức lịch sử về việc bị ức hiếp, bắt nạt.

Ông cho rằng đối với Đài Loan, quốc gia có diện tích không lớn, dân số ít, có thể chống lại ĐCSTQ rộng lớn với dân số 1,4 tỷ, thậm chí còn khiến phía bên kia phải giậm chân tức giận. Đặc biệt, sức mạnh công nghệ và năng lực sản xuất chip của Đài Loan có thể chiếm vị trí chiến lược quan trọng như vậy trong chuỗi công nghiệp toàn cầu, và tầm ảnh hưởng chiến lược của nó đã khiến các quốc gia Đông Âu này cảm thấy ngưỡng mộ và ghi nhận.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Epoch Times, ông Quách Dục Nhân (Guo Yuren), giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Đài Loan, cũng cho biết rằng đã từng tham gia nhiều hội thảo trực tuyến với các học giả Đông Âu, giới học thuật cũng nhắc đến quá khứ bị chế độ cộng sản đàn áp nghiêm trọng, nay xã hội đã thực hiện dân chủ thì có thể nhận ra rõ hơn nguy hại này, vì vậy đối mặt với sự uy hiếp và dụ dỗ của ĐCSTQ, họ sẽ không bị lay chuyển.

Trong cuộc hội đàm, ông cũng phát hiện ra rằng Đài Loan hiện đang phải hứng chịu những thông tin sai lệch của ĐCSTQ và chiến tranh hỗn hợp, gần giống với cuộc tấn công của Nga ở Đông Âu.

Litva trở thành quân cờ domino đầu tiên ở EU

Ông Dư Tôn Cơ tin rằng lập trường “chống ĐCSTQ” mạnh mẽ hiện nay ở châu Âu có liên quan rất nhiều đến lập trường cứng rắn của Litva. Ông cho biết Litva là một trong 3 nước nhỏ vùng Baltic, khi đối mặt với sự áp bức của cường quyền, 3 nước này luôn nhất trí, đoàn kết đối ngoại. EU tuy có “27 + 1” quốc gia thành viên, mỗi nước có lợi ích và lập trường khác nhau, nhưng khi đối mặt với những mâu thuẫn và xung đột bên ngoài, họ luôn có truyền thống đoàn kết đối ngoại. Họ tin rằng chỉ bằng cách này mới có thể giữ được vai trò quan trọng trong chính trường quốc tế.

Ông cho biết bản thân ĐCSTQ tin rằng mình có uy quyền và tỏ ra cứng rắn đối với Litva, tưởng rằng bắt nạt được một quốc gia sẽ khiến tất cả các nước EU cảm thấy sợ hãi, không ngờ, ngược lại đã gây ra phản ứng dữ dội từ Liên minh châu Âu, các nước châu Âu ngay lập tức hợp nhất nội bộ của họ và đoàn kết để chống lại sự bắt nạt từ ĐCSTQ.

Ông Dư Tôn Cơ nói thêm rằng ngoài những lý do nêu trên, một lý do khiến các nước châu Âu và Mỹ toàn diện phản cảm với ĐCSTQ, chính là khi đối mặt với làn sóng quốc tế về truy xuất nguồn gốc và truy cứu trách nhiệm về đại dịch viêm phổi Vũ Hán (virus Trung Cộng), ĐCSTQ đã cho thấy lập trường “ngoại giao sói chiến” và bản chất “nắm đấm lớn là chân lý”, căn bản phớt lờ các quy tắc quốc tế.

Ông Dư lấy Hồng Kông làm ví dụ. Ban đầu, nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ” được ủy quyền theo Tuyên bố chung Trung-Anh, nhưng sau đó ĐCSTQ đã chối bỏ hiệu lực của bản Tuyên bố, nói rằng “văn kiện thuộc về lịch sử”, và thông qua “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” để xé bỏ cam kết, bản chất chính là dùng luật quốc nội áp đảo luật pháp quốc tế.

Ông Dư nói rằng ĐCSTQ cũng đã phản ứng lại các đánh giá của quốc tế bằng cách liên tục mở rộng quân sự, tái áp dụng các quy tắc quốc tế và biểu lộ cách làm dựa vào đại dịch để mưu cầu bá chủ. Điều này đã dấy lên sự phẫn nộ từ cộng đồng quốc tế, cuối cùng nhận ra rằng bản chất của ĐCSTQ là bành trướng, hiếu chiến và khinh thường các giá trị dân chủ, nhân quyền phổ quát của phương Tây. Do đó, sự đảo ngược vị trí tổng thể hiện nay của châu Âu về cơ bản là một cuộc đối đầu giữa hệ thống cộng sản và phe dân chủ.

Lập trường chống ĐCSTQ của EU – Đài Loan sẽ tiếp tục kéo dài

Liệu những căng thẳng hiện tại trong quan hệ EU – Trung Quốc có khả năng đảo ngược trong tương lai? Hoặc là lựa chọn kéo dài hợp tác về kinh tế – thương mại, và hình thành mối quan hệ cạnh tranh qua các vấn đề chính trị và nhân quyền? Ông Quách Dục Nhân nói rằng trước đây, 3 trụ cột trong chính sách của EU là Anh, Pháp và Đức, thì giờ đây, sau sự kiện Brexit (Anh rời khỏi liên minh), vị trí trung tâm của Pháp và Đức là rất quan trọng.

Ông phân tích, vì Pháp đã chống lại lập trường của ĐCSTQ, hơn nữa còn xác định rằng Trung Quốc đã sử dụng các phương tiện không phù hợp và phi thị trường để can thiệp vào các vấn đề an ninh, kinh tế, thương mại, công nghệ và các vấn đề khác, nên biến số hiện tại duy nhất là Đức. Vào tháng 10 năm nay, bầu cử ở Đức sẽ là tiêu điểm đầu tiên, và tiêu điểm thứ hai sẽ là cách thức phối hợp với Pháp và thống nhất thái độ của EU đối với Trung Quốc sau khi thủ tướng mới nhậm chức.

Ông Quách Dục Nhân cũng nhấn mạnh rằng Đức, quốc gia nổi tiếng với ngành công nghiệp ô tô, rất coi trọng thị trường và lợi ích của mình ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ông không tin rằng EU sẽ áp dụng “sự tách rời chính trị và kinh tế” khỏi Trung Quốc, bởi vì Đức sẽ không thể tự mình đảo ngược lợi ích chung của toàn EU. Vì vậy lập trường thân thiện với Đài Loan và chống ĐCSTQ của EU hẳn là sẽ tiếp tục trong tương lai và khó có thể bị đảo ngược.

Theo Ngô Mân Châu/ Epoch Times

Xem thêm:

Ngô Mân Châu

Published by
Ngô Mân Châu

Recent Posts

Mỹ cân nhắc thay đổi chiến lược răn đe hạt nhân

Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…

2 giờ ago

Đồng minh của ông Trump: Ukraine có thể giúp nước Mỹ giàu có

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…

2 giờ ago

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

10 giờ ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

11 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

12 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

12 giờ ago