Tại sao ĐCSTQ lại thích Thế vận hội Olympic đến vậy?

Thế vận hội Tokyo tại Nhật Bản được cả thế giới chú ý đã bắt đầu. Vì dịch bệnh nên Thế vận hội đã bị hoãn lại 1 năm. Sau 5 năm kể từ kỳ Olympic lần trước, Thế vận hội lần này lại càng được mọi người mong đợi nhiều hơn. Thế vận hội Olympic giờ đây đã trở thành một sản phẩm tổng hợp. Một tháng sau Thế vận hội Olympic tổ chức dành cho những người khỏe mạnh, Thế vận hội Paralympic sẽ được tổ chức. Thông thường, một quốc gia khác sẽ tổ chức Thế vận hội mùa đông khác vào 2 năm sau. Kỳ thực, vào thời Hy Lạp cổ đại, nơi khai sinh của Thế vận hội, không có tuyết, nên căn bản sẽ không tổ chức Thế vận hội mùa đông. Hiện giờ lại có Thế vận hội mùa đông, đây hoàn toàn là kết quả của sự thỏa thuận của tất cả các bên. Bắc Kinh là thành phố đăng cai Thế vận hội Mùa đông năm sau. Đó là lý do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tham gia tích cực hơn vào Thế vận hội Tokyo năm nay.

(Bài viết của Quách Quân thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)

Trung Quốc cử 432 vận động viên tham dự Olympic Tokyo năm 2021 (Nguồn: Chụp màn hình video CCTV)

Vì sao ĐCSTQ lại thích Thế vận hội đến vậy? Bởi họ có thể tận dụng cơ hội này để tuyên truyền đối ngoại quy mô lớn. Đây là ý định ban đầu của ĐCSTQ sau khi Mao Trạch Đông qua đời.

Mao Trạch Đông rất coi trọng quản bút, báng súng và vai trò của thể thao. Vì vậy, sau khi thành lập ĐCSTQ, họ cũng học theo Liên Xô, thành lập Ủy ban Thể thao Quốc gia. Đồng thời bổ nhiệm ông Hạ Long, 1 trong 10 nguyên soái hàng đầu của Quân đội ĐCSTQ, làm giám đốc Ủy ban Thể dục thể thao này hơn 10 năm. Mãi đến khi Mao Trạch Đông bới lông tìm vết, phát động cuộc ‘Cách mạng Văn hóa’, ông ta mới đấu tố ông Hạ Long. Mao khép Hạ Long vào tội chết, thay bằng Trang Tắc Đống, một ‘tiểu phấn hồng’, làm giám đốc Ủy ban Thể dục thể thao. (‘Tiểu phấn hồng’ nhóm thanh niên yêu nước mù quáng.)

Sau khi ĐCSTQ kiến quốc chủ yếu tham gia giao lưu thể thao với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Nhưng khi đoạn tuyệt với Liên Xô vào những năm 1960, Mao Trạch Đông đã đưa ra thuyết “Đế quốc Mỹ và chủ nghĩa đế quốc xã hội Liên Xô là các siêu cường quốc. Nhật Bản và châu Âu là thế giới thứ hai. Còn châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh và Trung Quốc là thế giới thứ ba.”

Mao muốn tổ chức một sự kiện thể thao thế giới độc lập với Liên Xô. Vì vậy, Trung Quốc tích cực tham gia vào Liên đoàn bóng bàn thế giới. Quả bóng nhỏ này đã trở thành quả bóng quốc tế. Kỳ thực, Liên đoàn bóng bàn thế giới chỉ có 20 hoặc 30 quốc gia thành viên. Trong cuộc ‘Cách mạng Văn hóa’, nền kinh tế gần như sụp đổ, nhưng một số tiền khổng lồ vẫn được chi cho Đại hội thể thao châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.

Trung Quốc tham gia Đại hội thể thao châu Á Tehran năm 1974 và bước vào Thế vận hội Olympic đầu những năm 1980, buộc Đài Loan phải đổi tên thành “Đài Bắc Trung Hoa”. Trong Thế vận hội Olympic Los Angeles năm 1984, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác chủ yếu là hơn 20 cường quốc thể thao Đông Âu, đều không tham gia. Trung Quốc lần đầu tiên tham dự và giành được nhiều huy chương vàng khi không có nhiều đối thủ mạnh.

Trung Quốc lại được dịp khoe khoang khoác lác. Ông Tất Hi Đông, phóng viên lưu manh của Báo Thanh niên Trung Quốc, người đã nợ tôi 20 năm tiền lương và sau này công kích tôi, đã viết một bài bình luận có tên “Đừng, Số 0”  

Đảng Cộng sản nhấn mạnh: Lưu Trường Xuân của Trung Quốc đã tham gia Thế vận hội tại Hoa Kỳ trong thời Trung Hoa Dân Quốc nhưng không đạt được giải gì. Việc này đã khiến Trung Quốc bị người dân trên thế giới chế giễu là “con bệnh Đông Á”.

Nhưng dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ, nhân dân Trung Quốc đã đứng lên, với thân thể cường tráng, quốc gia hưng thịnh, vận nước thịnh nên vận bóng bàn cũng thịnh, nên Trung Quốc đã giành được hàng chục huy chương vàng cùng lúc. Bài viết của Tất Hi Đông đã nêu bật chủ đề này.

Trên thực tế, việc này là do Trung Quốc đã vạch ra một “chiến lược Olympic” đáng xấu hổ. “Chiến lược Olympic” chính là bất chấp tất cả, để giành huy chương vàng (HCV).

Vì HCV, Trung Quốc đã vạch ra một kế hoạch đặc biệt: Phát triển mạnh mẽ các môn thể thao cá nhân, môn thể thao dành cho nữ, có thiết bị, kỹ năng, không đối đầu, ít người biết đến và không chuyên.

Ví dụ, huy chương vàng đầu tiên của Hứa Hải Phong là bắn súng. Năm đó Lưu Trường Xuân đã tham gia cuộc đua 100m nam, đây là sự kiện chính của Thế vận hội Olympic. Hai điều này không giống nhau. Bắn súng hoàn toàn không phải là một môn thể thao và nó không thuộc phạm trù “cao hơn, mạnh hơn, nhanh hơn” của Thế vận hội Olympic.

Trong tương lai, chiến lược Olympic của Trung Quốc sẽ càng trở nên tuyệt đối hơn.

Ủy ban thể thao quốc gia và các ủy ban thể thao địa phương đã hy sinh tất cả, đặc biệt là sức khỏe của người dân, để đảm bảo rằng họ sẽ giành được huy chương vàng trong Thế vận hội và đạt kết quả tốt.

Ví như đội bóng rổ nữ đã giành vị trí thứ ba năm 1984 và á quân năm 1992. Nhưng đội bóng rổ nam chỉ có thể giành vị trí thứ 8, ngay cả khi họ có được ngôi sao tài năng Diêu Minh. Họ cũng không lọt vào Thế vận hội năm nay. Diêu Minh hiện giờ đã trở thành tay sai của ĐCSTQ. Vì một bài đăng của người quản lý câu lạc bộ Houston Rockets, ông đã ra lệnh tẩy chay các chương trình phát sóng Giải đấu bóng rổ chuyên nghiệp nhà nghề Bắc Mỹ – NBA. Dưới sự lãnh đạo của ông ta, trình độ của bóng rổ Trung Quốc ngày càng sa sút.

Đội bóng đá nữ từng giành ngôi á quân thế giới, nhưng đội bóng đá nam thường không vào được vòng chung kết Olympic. Đội tuyển bóng đá nam chỉ tham dự một trận đấu tại World Cup nhờ hình thức bốc thăm. Đội tuyển bóng chuyền nam không thể giành quyền vượt qua vòng loại châu Á, nhưng đội tuyển bóng chuyền nữ đã giành được 5 chức vô địch liên tiếp.

Điều khủng khiếp hơn là tất cả các môn thể thao truyền thống của Trung Quốc đều bị xóa sổ.

Các môn võ thuật của Trung Quốc được chuyển sang thể dục nghệ thuật, chỉ mang tính chất biểu diễn, không có tác dụng thực tế.

Người dân Trung Quốc thiếu cơ sở vật chất thể thao, họ hoàn toàn không đầu tư tiền vào lĩnh vực này. Vì vậy, người dân chủ yếu giải trí bằng các phương tiện rẻ tiền như múa đường phố, múa quảng trường, Shuffle Dance.

Thanh thiếu niên chủ yếu ra sông và lò gạch bơi lội. Lò gạch là những hố sâu do người dân để lại sau khi họ lấy đất nung gạch. Nước bên trong là nước ngầm thấm ra ngoài hoặc nước mưa.

Thông thường hố rất sâu, và không thể biết chính xác chỗ nào nông, chỗ nào sâu. Các con sông và các lò gạch trên khắp Trung Quốc, đặc biệt là ở miền Bắc, đã nhấn chìm rất nhiều thanh thiếu niên vào mỗi mùa hè. Mới đây, đã xảy ra vụ việc 6 nam sinh cùng bị chết đuối. Kỳ thực chuyện này đã trở thành việc thường ngày, điều này cũng khó tránh.

Nhà nước sẽ không đầu tư xây dựng bể bơi. Thậm chí nếu có thì vào đó cũng sẽ phải tốn rất nhiều tiền, vì bể bơi chủ yếu là để sinh lời. Ngoài ra, vì để kiếm lời, bể bơi đã trở thành nơi lây lan dịch bệnh như bệnh đau mắt đỏ do ít thay nước và rắc quá nhiều chất khử trùng.

Tại sao chiến lược Olympic lại bị cho là “đáng xấu hổ”? Bởi ĐCSTQ không tham gia Thế vận hội từ góc độ bình đẳng, mà từ góc độ phản nhân loại.

Bởi không một môn thể thao nào được dành cho phụ nữ trong Thế vận hội thời cổ đại. Lợi thế của phụ nữ cũng không phải là thể thao, nên không có danh mục nào dành cho nữ vào đầu Thế vận hội hiện đại.

Ngay cả khi sau này có những cuộc thi của nữ, thì nó cũng không giống với tính chất như của nam giới. Ví dụ, trong môn bóng rổ, sở trường của nam giới là tốc độ, sức mạnh và các động tác trên không. Đối với nữ, đó là sự phối hợp tổng thể, là sự khéo léo. Trông chúng có vẻ giống nhau, nhưng kỳ thực lại là 2 môn thể thao hoàn toàn khác nhau.

Một ví dụ khác là môn đấu vật nữ và judo (Nhu đạo, một môn võ thuật của người Nhật Bản). Các nền dân chủ phương Tây về cơ bản không phát triển thể thao chuyên nghiệp trong lĩnh vực này và không thành lập các đội chuyên nghiệp. Có ít người tham gia, nhưng Trung Quốc lại phát triển mạnh mẽ.

Vì lý do nhân chủng, thể lực của người da vàng không được tốt lắm, nên Trung Quốc đã đầu tư vào các môn có trang thiết bị, thiên về kỹ năng, và không đối đầu. Bắn súng, bóng bàn, cầu lông, thể dục dụng cụ, các môn bơi lội, nhảy cầu (nhảy hoặc rơi vào nước từ bàn đạp), bắn cung, … đều là những môn Trung Quốc có lợi thế. Môn cử tạ thì tập trung vào sự phát triển cử tạ nữ, trong khi cử tạ nam chủ yếu chỉ phát triển ở cấp độ nhỏ.

Ngoài điền kinh nam, môn nhảy cao điêu luyện cũng có một chút thành tích, như Lưu Tường nhảy vượt rào 110 m. Đây cũng là một môn có tỷ lệ kỹ năng khá lớn. Môn chạy nước rút của nam Trung Quốc về cơ bản không đạt được tiêu chuẩn đăng ký tham dự Olympic, không có thêm bất cứ ai sau Lưu Tường.

Trong cuộc chạy đua đường dài nữ, Mã Tuấn Nhân dẫn đầu về thành tích, nhưng Mã Tuấn Nhân lại sử dụng chất kích thích. Về sau, việc xét nghiệm ngày càng trở nên khoa học hơn, môn chạy đua cự ly trung bình và đường dài của nữ Trung Quốc sụt giảm mạnh, thậm chí không được nhắc đến.

Vào thời đại của Mã Tuấn Nhân, nhiều vận động viên là thiếu nữ, đã bị tàn tật, sinh bệnh và qua đời. ĐCSTQ vẫn luôn kín tiếng về điều đó, giống như cách họ hành xử với virus viêm phổi Vũ Hán ngày nay.

Trong nhiều môn thể thao, các nước phương Tây lại cử vận ​​động viên nghiệp dư tham gia. Trong khi Trung Quốc đào tạo chuyên nghiệp ngay từ giai đoạn mẫu giáo. Nghề này không có nghĩa là một cuộc thi thương mại hoá, mà là một công việc toàn thời gian. Thậm chí là quân sự hóa.

Những đứa trẻ được vài tuổi đã phải rời xa bố mẹ, sống trong các đội thể thao. Ngoài vài giờ học văn hóa ra, về cơ bản chúng đều phải tập luyện. Sau 10 năm luyện tập theo cách này, tất nhiên họ sẽ dễ dàng đánh bại các tuyển thủ nghiệp dư ở các nước phương Tây.

Vì còn quá nhỏ nên việc huấn luyện này cũng giống như sử dụng lao động trẻ em. Điều này sẽ khiến các em mất đi niềm vui tuổi thơ, thậm chí trở thành người tàn tật. Hơn nữa các môn văn hóa cũng bị đình trệ. Việc tập luyện và vận động nhiều khi còn nhỏ như vậy sẽ khiến chiều cao rất thấp, suốt đời họ cũng không bao giờ đạt được chiều cao của một người bình thường.

Do trình độ học vấn thấp, lại gặp nhiều chấn thương nên việc bố trí cho các vận động viên sau khi giải nghệ là rất khó.

20 năm trước, Tài Lực, một vận động viên cử tạ Liêu Ninh đã giải nghệ, được thu xếp đến đồn cảnh sát Cục Công an. Nhưng ông thường ngủ say và bị trả về. Sau đó ông lại được thu xếp làm gác cổng cho đội thể thao. Nhưng ông vẫn ngủ say sưa. Chẳng bao lâu sau thì ông qua đời vì hội chứng ngưng thở.

Tài Lực thông minh từ khi còn học tiểu học. Nhưng vì có sức khoẻ tốt nên được huấn luyện viên coi trọng cho tập cử tạ. Kết quả tốt nhất của ông là giành được chức vô địch Á vận hội. Nhưng ông ấy là một tuyển thủ đẳng cấp cao và không thể giành được kết quả tốt ở Thế vận hội và các cuộc thi thế giới.

Do đó, Ủy ban thể thao tỉnh Liêu Ninh, nơi có vô số các nhà vô địch thế giới, cũng không thể điều trị cho ông tốt hơn nên ông đã qua đời. Còn với những vận động viên giữa đường đứt gánh, bị thương hay bị tàn phế, ngay cả một chức vô địch quốc gia cũng không giành được mà phải rút lui, số phận của họ lại càng bi thảm hơn.

Ngay cả các ngôi sao cũng không hề hạnh phúc. Điển hình nhất là nữ ngôi sao bóng rổ Trịnh Hải Hà. Hiện giờ bà đã hơn 50 tuổi, bị tật cả hai chân, đi lại rất khó khăn. Bởi vì khi còn trẻ, bà quanh năm ‘nam chinh bắc chiến’. Sau này, bà trở nên nổi tiếng và thân hình quá cao nên đã lỡ dở việc lập gia đình, hiện bà không con cái. 50 tuổi bà mới tìm được một tấm chồng, nhưng chẳng bao lâu sau khi kết hôn, người đàn ông đó đã bỏ trốn.

Ủy ban thể thao quản lý các môn thể thao hiện nay được gọi là Cục Thể thao. Không giống như Ủy ban Trung ương Liên đoàn, đây là một cơ quan của chính quyền các cấp và có ngân sách. Tất nhiên, Ủy ban Trung ương Liên đoàn cũng có ngân sách tài khóa, nhưng điều này là bí mật và đáng xấu hổ.

Người ta nói rằng Cục Thể dục Thể thao của Ủy ban Thể thao nên chú trọng đến sức khỏe của người dân. Nhưng theo chiến lược Olympic, họ đã dồn hơn 95% tinh lực và tài chính để giành huy chương vàng Olympic.

Các trường thể dục thể thao vị thành niên các cấp tuyển chọn và đào tạo các em thiếu niên, thậm chí từ những đứa trẻ vài tuổi. Các đội tuyển chuyên nghiệp của các tỉnh, thành chủ yếu được thành lập phù hợp với các sự kiện Olympic và các môn có thể giành HCV. Điều này đã khiến ngành thể thao của Trung Quốc phát triển không bình thường. Trong khi đó không một ai quan tâm đến việc rèn luyện thể dục thể thao của người dân.

Thậm chí thể thao còn trở thành công cụ kiếm tiền của các doanh nghiệp. Ví dụ như trong các cuộc đua marathon nổi lên trong những năm gần đây, các doanh nghiệp cũng kiếm bộn tiền. Nhưng họ lại không quan tâm đến việc sống chết của các vận động viên. Hơn 20 vận động viên đã chết trong cuộc thi Marathon tại Cam Túc cách đây vài ngày. Hầu hết các môn thể thao của Trung Quốc đều thất truyền.

Thế vận hội Olympic là vũ đài chính trị lớn nhất trong thế giới thể thao của Trung Quốc, và quân đội cũng phải tích cực tham gia.

Khi Mao Trạch Đông còn sống, quy mô của Quân đội Giải phóng Nhân dân rất hùng mạnh. Mỗi sư đoàn đều có một đội bóng rổ chuyên nghiệp. Tổng bộ của Giải phóng Quân có đội bóng Bát Nhất (Bayi).

Khi đó, đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn. Nhìn chung người dân ăn không no, mặc không ấm, thể chất còn rất kém, nên trình độ của các đội thể thao địa phương, gồm cả đội tuyển quốc gia, đều không tốt lắm.

Đội tuyển bóng rổ của Giải Phóng Quân được hưởng lương, quân nhu được đảm bảo. Nên sau khi các vận động viên nghỉ hưu, theo chế độ đãi ngộ của quân nhân, trình độ của đội tuyển bóng rổ quân đội được nâng lên rất cao. Một nửa số vận động viên trong đội tuyển quốc gia đều xuất thân trong quân đội.

Mùa giải của Hiệp hội bóng rổ Trung Quốc – CBA chính thức bắt đầu vào năm 1995. Chỉ có 8 đội trong năm đầu tiên, và quân đội chiếm 5 đội: Đội Bát Nhất, Quân khu Bắc Kinh, Quân khu Quảng Châu, Quân khu Thẩm Dương và Quân khu Tế Nam. Các đội phi chính phủ gồm Đội Bắc Kinh, Đội Sơn Đông và Đội Liêu Ninh. Vận động viên Giải phóng Quân cũng chiếm tỷ lệ lớn trong các môn thể thao khác.

Ngày nay, các đoàn thể thao của quân đội đã giảm đi rất nhiều, có thể là do Chủ tịch Quân ủy Tập Cận Bình chú trọng việc chiến đấu hơn. Ông đã cắt giảm các đội thể thao để đầu tư thêm tiền vào việc mua tàu sân bay, máy bay chiến đấu mới và tên lửa.

Các ủy ban thể thao địa phương đã trở thành lực lượng chính trong chiến lược Olympic. Tất cả các tỉnh, thành phố, khu tự trị đều thành lập “Học viện kỹ thuật thể thao”, kỳ thực đều là các đội thể thao trước kia. Họ thiết lập các chương trình thể thao theo cấp độ thể thao của địa phương, và sử dụng tiền đóng thuế của dân để nuôi một lượng lớn vận động viên, huấn luyện viên và nhân viên y tế. Các cầu thủ của đội tuyển quốc gia đến từ đội tuyển địa phương và Giải phóng Quân.

Tổng cục Thể dục Thể thao Nhà nước có Cục Huấn luyện. Cơ quan này thu hút các vận động viên trình độ cao đến Bắc Kinh, tập luyện phù hợp với nhiệm vụ thi đấu và chu kỳ Olympic. Vì vậy, các vận động viên Trung Quốc về cơ bản đều là nhân viên chuyên nghiệp, được trả lương và không phải làm gì khác ngoài việc tập luyện và thi đấu.

Trong khi các môn thể thao nghiệp dư ở các nước dân chủ không phải là chuyên nghiệp. Các vận động viên đều có công việc riêng và sử dụng thời gian rảnh rỗi để tập luyện và thi đấu. Họ còn phải tự giải quyết vấn đề kinh phí. Một bộ phim Mỹ từng kể về một đô vật người Mỹ đến gặp ông chủ của DuPont để tập luyện. Nhưng một thành viên của gia đình DuPont bị bệnh tâm thần và đã giết chết tuyển thủ này.

Do đó, vận động viên ở các nước dân chủ và vận động viên Trung Quốc không được thi đấu trong những điều kiện giống nhau. Không có gì đáng tự hào khi các tuyển thủ Trung Quốc đã giành được huy chương vàng trong các nội dung nghiệp dư.

Trong các môn thể thao chuyên nghiệp hoàn toàn như bóng rổ, bóng đá và quyền anh, các tuyển thủ Trung Quốc về cơ bản rất dễ bị tổn thương. Các cầu thủ bóng đá và cầu thủ bóng rổ Trung Quốc thường không vào được NBA và 5 giải đấu hàng đầu châu Âu. Diêu Minh là một trường hợp ngoại lệ, sau anh ấy cũng không còn ai khác.

Sở dĩ việc giành HCV Thế vận hội trở thành công tác tuyên truyền đối ngoại lớn, theo nghĩa hẹp, là bởi các yếu tố sau:

Thứ nhất, nước này sẽ xuất hiện nhiều hơn trên các kênh truyền thông của nhiều nước trên thế giới, khiến người dân các quốc gia đó đều có thể nhìn thấy họ. Mọi người sẽ nghĩ rằng Trung Quốc cũng là một quốc gia dân chủ và hiện đại, rất phát triển, người dân khỏe mạnh. Vô hình trung, họ sẽ có ấn tượng tốt về ĐCSTQ.

Thứ hai, lá cờ đỏ năm sao và quốc ca Trung Quốc sẽ được xướng lên. Năm ngôi sao tượng trưng cho Đảng Cộng sản và công nhân, nông dân, học giả và thương nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều này sẽ thúc đẩy tính hợp pháp của ĐCSTQ. Kỳ thực đây là biểu hiện của nền chuyên chính độc tài, bạo lực và phi dân chủ, cho thấy sự bất bình đẳng trước người dân.

Họ phải phục tùng sự lãnh đạo của ĐCSTQ. Trái ngược với các ngôi sao và các đường kẻ sọc của Hoa Kỳ, 13 đường kẻ sọc đại diện cho 13 thuộc địa độc lập ban đầu và 50 ngôi sao đại diện cho 50 quốc gia nhỏ tự trị. Hoa Kỳ thực sự là “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.

Tại Hoa Kỳ, mọi người đều bình đẳng, tất cả các vùng đều bình đẳng, và tất cả các bên đều bình đẳng. Nhưng ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản luôn đàn áp nhân dân. Công nhận quốc kỳ của Trung Quốc vô hình trung cũng đang công nhận sự thống trị độc tài của ĐCSTQ.

Quốc kỳ Trung Quốc có 5 ngôi sao màu vàng và nền đỏ. Màu vàng tượng trưng cho chiến thắng và màu đỏ tượng trưng cho bạo lực. Công nhận lá cờ Trung Quốc là công nhận chiến thắng và sự bạo lực của ĐCSTQ.

Bài quốc ca của Trung Quốc là “Hành khúc của đoàn quân anh dũng tình nguyện” được sáng tác trong thời kỳ Kháng chiến chống Nhật. Điều này có vẻ như ĐCSTQ đang chiến đấu chống lại Nhật Bản, nhưng đây lại là một lời nói dối lớn tày Trời khác. Tưởng Giới Thạch và Chính phủ Quốc dân Đảng mới là những người chống Nhật. ĐCSTQ không thực sự kháng Nhật, mà chỉ là quân bán nước, là tay sai của Liên Xô. ĐCSTQ đã nhượng cho Liên Xô hàng triệu km vuông của đất đai một cách vô ích. Nhưng bài quốc ca của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tô vẽ ĐCSTQ thành một vị anh hùng dân tộc. Đây là một sự lừa dối đối với người dân trên thế giới.

Thứ ba, những tấm HCV và kết quả tốt của các tuyển thủ Trung Quốc thể hiện sự tiến bộ và phát triển, thậm chí là sự trong sạch của Trung Quốc.

Trên thực tế, giới thể thao của Trung Quốc cũng rất hủ bại. Những năm đó trọng tài đã nhận hối lộ và thổi còi đen thiên vị. Sau đó, trọng tài còi vàng Lục Tuấn đã bị bắt và bị kết án rồi chết vì sinh bệnh. Vì những điều này, trình độ của bóng đá Trung Quốc không còn tốt như trước ‘Cách mạng Văn hóa’.

Việc các tuyển thủ chuyên nghiệp Trung Quốc đánh bại các tuyển thủ nghiệp dư ở các nước dân chủ không có nghĩa là xã hội Trung Quốc rất phát triển và tiến bộ.

Thứ tư, quốc kỳ và quốc ca của Trung Quốc đã được công nhận, nhưng quốc kỳ và quốc ca của Đài Loan lại chưa được công nhận. ĐCSTQ đã sử dụng phương pháp này để cưỡng ép nhân dân thế giới.

Quách Quân, Vision Times
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.)

Xem thêm:

Quách Quân

Published by
Quách Quân

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

34 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

41 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

58 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago