Những chủ đề nóng tại Thế vận hội Tokyo
- Hình Á Nam
- •
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên Thế vận hội Tokyo được khai mạc muộn một năm so với dự dự định, tỷ lệ theo dõi của nhiều nước mặc dù không được như trước, nhưng vẫn có nhiều chủ đề nóng.
Video ngôn ngữ ô uế lan truyền trong vòng tròn tiếng Anh, truyền thông nhà nước Trung Quốc khen “hay như vậy”
Đoạn video tuyển thủ cầu lông Trung Quốc dùng ngôn ngữ thô tục tại Thế vận hội Tokyo đã được lan truyền trên mạng. Video cho thấy, khi cặp đôi nữ Trần Thanh Thần và Giả Nhất Phàm đối đầu với tuyển thủ Hàn Quốc, đối phương không tiếp được cầu, Trần Thanh Thần lập tức giơ ngón tay trỏ và hét: “Oh F***, lợi hại, F***”. Tiếp sau đó đối phương không bắt được cầu, Trần Thanh Thần càng nhảy lên hét lớn: “F***,F***, F***, hey, F***, lucky!, F***”. Từ đó, mỗi lần đối phương bất lợi, Trần Thanh Thần đều hét lớn: “Oh F***, Oh F***, Oh F***F***F***”. Toàn bộ trận đấu đều liên tiếp vang lên những tiếng la hét bẩn thỉu bằng tiếng Trung của Trần Thanh Thần.
中国选手素质之低让人嗔目。 https://t.co/L4SIlVTPoE
— Vanessa 姗 (@Vanessa_ZhangUK) July 27, 2021
Không chỉ có vậy, cũng có video tương tự về cặp đôi nam cầu lông Trung Quốc được lan truyền. Trong video, chỉ thấy tuyển thủ Trung Quốc Lưu Vũ Thần khi phát cầu về phía đối phương, đã hô lớn: ““Cho mẹ mày đi”…, sau đó nắm chặt nắm tay hét lớn một tiếng “F***”.
东京奥运会比赛
大陆选手国骂连连,给中国丢脸、给中共丢脸、给华人丢脸。
网友建议奥运组委会应该取消其参赛资格! pic.twitter.com/eFMCDAmjf7— 天下新闻 (@ark999) July 27, 2021
Tuy nhiên, trong bản tin của truyền thông nhà nước Trung Quốc lại còn khen ngợi và đánh giá cao đối với những hành vi nói lời thô tục bẩn thỉu của tuyển thủ. Nói “Trần Thanh Thần đã bay bổng bản thân, lần đầu tiên cảm giác những lời này nghe thật hay”, còn có cư dân mạng tại Đại Lục bình luận: “Những tiếng đó của bạn nghe giống như chim sơn ca”.
Có cư dân mạng ngoài Trung Quốc bình luận: “Vô cùng thô bỉ, loại hoàn toàn không hiểu văn mình là gì, không có tự tôn và cũng không biết tôn trọng người khác, tràn đầy tính công kích. Video của họ đã được lan truyền rộng trong thế giới tiếng Anh, hiện giờ người nước ngoài hiểu tiếng Trung cũng không ít, đây là những thứ đồ thô tục và vô tri đến mức nào, cuộc thi đấu quốc tế, ít nhiều cũng phải giả vờ có văn hóa một chút chứ, đang trực tiếp sự kiện thi đấu thể thao quốc tế lớn mà mắng chửi như thế, chỉ có thể dạy thế hệ sau đang xem truyền hình trở thành xấu.”
Bé gái Giang Tây bị bỏ rơi, trưởng thành ở Canada, đoạt huy chương vàng bơi bướm gây nhiều bàn tán
Tuyển thủ Canada Maggie MacNeil từng là một bé gái Trung Quốc bị bỏ rơi. (Ảnh: Ian MacNicol/Getty Images).
Ngày 26/7, trong nội dung thi đấu bơi bướm nữ 100 mét, tuyển thủ Canada Maggie MacNeil đã đánh bại tuyển thủ Trung Quốc Trương Vũ Phi (Zhang Yufei), giành được huy chương vàng cho Canada. Đằng sau tấm huy chương vàng, Maggie MacNeil thậm chí còn thu hút được sự chú ý hơn với thân phận một bé gái Trung Quốc bị bỏ rơi. Maggie MacNeil sinh năm 2000, ở Cửu Giang tỉnh Giang Tây, bị cha mẹ ruột bỏ rơi và được một cặp vợ chồng người Canada nhận nuôi. Sau khi Maggie MacNeil đoạt HCV, truyền thông Trung Quốc Đại Lục khi đưa tin này đã mượn “bối cảnh gốc Hoa” của cô để tuyên truyền, thậm chí có người còn đơn phương tuyên bố muốn giúp Maggie MacNeil tìm người thân , còn nói rằng “Canada nhặt được báu vật“, khiến nhiều cư dân mạng chỉ trích.
Ahri111: “Giành được quán quân thì chính là người gốc Hoa, còn nếu thua mất mặt thì chính là người Canada.”
Dayo_Moses: “Cô gái Giang Tây Trung Quốc bị ruồng bỏ, đã đại diện cho Canada giành được quán quân Olympic, tôi quá thích tình tiết này. Để thế giới biết rằng cái gì là nước lớn ruồng bỏ con gái, nước lớn vứt bỏ con gái, nước lớn giết con gái. Ở thế kỷ 21, trong quốc gia này có bao nhiêu bé gái bị vứt bỏ vì truyền thống trọng nam khinh nữ và chính sách kế hoạch hóa gia đình.”
SharkyMon8964: “Tôi muốn xem cảnh nhận người thân ấm áp. “Con gái, con đã chịu khổ rồi, năm xưa bố mẹ cũng là bất đắc dĩ phải làm thế, con cần tha thứ cho chúng ta, trong nhà đúng là không thể gánh vác nổi, em trai con kết hôn còn chưa mua nhà ….””
Hậu nhân của Khang Hữu Vi vinh quang vì gia tộc
Nữ tuyển thủ cầu lông Úc Gronya Somerville có gương mặt phương Đông, là hậu nhân của Khang Hữu Vi. (Ảnh: Getty).
Nữ tuyển thủ cầu lông Úc Gronya Somerville có gương mặt phương Đông, là hậu nhân của Khang Hữu Vi. Sự xuất hiện của cô khiến cư dân mạng cảm thấy phấn khích. Bố của Gronya Somerville là người Trung Quốc, mẹ là người Ireland, cô là cháu gái đời thứ 5 của Khang Hữu Vi – người đóng vai trò chính trong Mậu Tuất biến pháp. Bố của Gronya Somerville qua đời khi cô 3 tuổi, mẹ cô mặc dù là người Ireland, nhưng lại rất hiểu về gia tộc họ Khang, dù là Gronya Somerville hay mẹ của cô, họ đều rất tự hào về gia tộc họ Khang.
Truyền thông Mỹ đàm luận về chủ đề nhạy cảm của ĐCSTQ
Tại lễ khai mạc Thế vận hội Tokyo, khi đài NBC Mỹ phát sóng cảnh đội Trung Quốc vào sân, ngoài giới thiệu đội Trung Quốc ra, còn cho biết quốc gia phương Tây quan tâm đến phương thức mà Bắc Kinh đối đãi với Hồng Kông và Người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, phía Trung Quốc đang chịu sự giám sát và thúc giục từ quốc tế. Người dẫn chương trình cho biết, “Quan hệ Mỹ – Trung tương đối căng thẳng, tổng thống (Mỹ) gọi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của chúng ta.”
Đại sứ Trung Quốc đăng tweet mắng chửi
Kể từ khi khai mạc Thế vận hội Tokyo, các Đại sứ Trung Quốc ở nước ngoài đã thường xuyên kháng nghị truyền thông nước ngoài. Sau khi NBC hiển thị bản đồ Trung Quốc không bao gồm Đài Loan khiến người Trung Quốc tức giận. Ngày 24/7, Reuters đưa tin về thông tin vận động viên cử tạ nữ Trung Quốc Hầu Chí Tuệ (Hou Zhihui) đã giành chiến thắng ở nội dung 49 kg kèm theo bức ảnh cô ta giật thanh tạ, điều này cũng khiến Đại sứ quán Trung Quốc tại Sri Lanka chỉ trích trên Twitter chính thức của mình. Nội dung tweet chỉ trích Reuters đã chọn một bức ảnh của một vận động viên Trung Quốc trong lúc biểu cảm khuôn mặt xấu xí, đây là việc “vô sỉ” (Shameless).
China's Hou wins 49-kg weightlifting gold at Tokyo Olympics https://t.co/jyo1SSH3HM pic.twitter.com/4AcKYo2tun
— Reuters (@Reuters) July 24, 2021
Người dân Nhật Bản kêu gọi ĐCSTQ bồi thường tổn thất Thế vận hội
Kỳ Thế vận hội Tokyo lần này bị ảnh hưởng bởi virus Trung Cộng (virus corona mới, viêm phổi Vũ Hán), nên tổn thất có thể vượt mức nghìn tỷ yên Nhật. Người dân Nhật Bản cho rằng ĐCSTQ cần bồi thường tổn cho tổn thất của Thế vận hội. Ông Kunihiko Takeda, tiến sĩ kỹ thuật và là cựu giáo sư được bổ nhiệm đặc biệt của Đại học Chubu cho biết: “Việc rò rỉ virus là trách nhiệm của chính quyền Bắc Kinh. Chính quyền Bắc Kinh nên đền bù cho những thiệt hại do virus Trung Cộng gây ra trên thế giới.”
Bóng bàn đôi nam – nữ Nhật Bản giành huy chương vàng
Hôm 26/7, Mizutani Jun và Mima Itō của Nhật Bản đã giành được huy chương vàng bóng bàn ở nội dung cặp đôi nam nữ. (Ảnh: Getty).
Ở nội dung bóng bàn đôi nam nữ, trận tranh huy chương vàng được tổ chức vào tối ngày 26/7. Đội Nhật Bản đã đánh bại Trung Quốc với tỉ số 4:3 và giành huy chương vàng đầu tiên trong lịch sử Olympic môn bóng bàn của Nhật Bản.
Nam vận động viên Đài Loan bắn cung đánh bại Trung Quốc
Trong nội dung thi đồng đội bắn cung nam Thế vận hội Tokyo, đội bắn cung Đài Loan đã đánh bại đội bắn cung Trung Quốc với tỷ số 5: 1, cuối cùng giành huy chương bạc. (Ảnh: CNA).
Ngày 26/7, trong nội dung thi đồng đội bắn cung nam, đội bắn cung Đài Loan đã đánh bại đội bắn cung Trung Quốc với tỷ số cách biệt 5: 1, tiến vào top 4 và cuối cùng giành huy chương bạc. Cư dân mạng Đại Lục nói: “Thành thật mà nói, Trung Quốc cũng là nơi sản sinh ra môn bắn cung, tại sao nội dung bắn cung tại Thế vận hội lại có thể thất bại như thế này?“. Cư dân mạng Hàn Quốc đăng tweet kêu gọi: “Đài Loan đánh bại Trung Quốc, giành được huy chương bạc, đây không phải là thể thao thì cái gì là thể thao?! Chính nghĩa đã chiến thắng, đây là mới là thể thao!”
Hình Á Nam, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Olympic Tokyo Thế vận hội Tokyo Trần Thanh Thần Olympic Dòng sự kiện