Trung Quốc

Tại sao lũ lụt ở Trung Quốc ngày càng nhiều?

Lũ lụt ở Trung Quốc trong những năm gần đây ngày càng gia tăng, ban đầu thường thấy ở phía nam, nhưng bây giờ đang dần phát triển về phía bắc như ở Hà Nam và Thiểm Tây, tình hình có vẻ như nơi dễ bị lũ lụt nhất là Hà Bắc sẽ sớm chung số phận. Sau khi đọc bài viết của chuyên gia thủy lợi Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), tôi nhận ra rằng những năm gần đây Trung Quốc xây dựng cả trăm ngàn hồ chứa nước, nhưng vì sao lũ lụt lại ngày càng thường xuyên và lớn hơn.

Một nửa huyện Bình Giang bị ngập (Ảnh cắt từ video CCTV)

Mỗi khi lũ lụt xảy ra là phải di dời từ hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn người, làm nhiều người mất mạng, thế nhưng lại thành cơ hội cho quan chức lập công và được khen thưởng, từ đó lại được thăng chức và phát tài hơn. Quan chức chỉ cần tạo dựng vài hình ảnh anh hùng có lợi cho tuyên truyền sẽ được xem là quan chức minh trí, đây là cách làm đã thành lệ của quan trường Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nhưng tại sao các hồ chứa (được xây dựng bằng công sức và tiền bạc của người dân) lại làm tăng số trận lũ thay vì giảm bớt? Vậy chẳng phải tuyên bố xây dựng hồ chứa để phòng chống thiên tai là lừa dối người dân sao? Tại sao biện pháp phòng chống thiên tai bằng hồ chứa vô dụng? Theo thông tin cho thấy, khi trời mưa thì hồ chứa thường xả nước gây ra nhiều nước hơn [đổ vào khu dân cư]. Đây không phải là nguyên nhân gây ra lũ lụt sao?

Chính quyền thực sự đang tạo ra lũ lụt. Họ có hệ thống quan trắc đẳng cấp thế giới, so với đông đảo người dân thường thì họ biết về tình hình mưa to từ sớm. Nhưng để đảm bảo an toàn cho các trạm thủy điện nên họ phải mở cổng xả nước khiến cho nước lũ tràn vào người dân, nhằm bảo vệ hồ chứa nước của họ, đồng thời cũng có thể tạo nên những hình ảnh anh hùng để tuyên truyền về trí tuệ và sự vĩ đại của Đảng – một hành động cho nhiều mục đích.

Điều khó hiểu là tại sao càng có nhiều nước thì càng phải xả ra? Vậy cần hồ chứa làm gì? Từ kỳ vọng của người dân cho thấy điều quan trọng nhất của xây dựng hồ chứa nước là phòng chống lũ, nhưng góc độ từ phía chính quyền cho thấy xây dựng hồ chứa để tạo ra điện và kiếm tiền. Chỉ tiêu của chính phủ về quản lý hồ chứa là sản xuất điện, mức thưởng tỷ lệ theo mức sản lượng điện làm ra.

Cách tạo ra nhiều điện hơn là nâng cao mực nước, khi mực nước cao có thể tạo ra nhiều điện hơn. Vì vậy ban quản lý hồ chứa thường duy trì mực nước cao để có thể phát điện và kiếm tiền. Mực nước càng cao thì điện sinh ra càng nhiều, thời gian mực nước cao đó càng duy trì kéo dài thì điện sinh ra càng được nhiều. Khi biết trời sẽ mưa to hoặc thậm chí trời đã mưa to là lúc họ cần bắt đầu xả nước để bảo vệ hồ chứa. Đây là lý do các hồ chứa gây ra lũ lụt.

Từ tin tức thấy như vậy phải không, nhưng tại sao lại làm vậy? Ngẫm qua có thể biết là để chính phủ kiếm tiền, cán bộ thăng chức, báo cáo về anh hùng xuất hiện [cứu nạn]. Nhưng còn người dân thường thì sao? Đó là thành nạn nhân trong trò kiếm thêm tiền đó, nhiều người mất mạng và tán gia bại sản, thành người vô gia cư. Tiền điện kiếm được có bù đắp được tổn thất của người dân? Hai vấn đề này không cùng thang bậc giá trị [vì vận mạng con người là vô giá].

Thế chuyện bao người dân thường mất đi tài sản và mạng sống trong những thảm họa đó thì liên quan gì đến việc thăng tiến và giàu có của quan chức? Vì khi họ lâm nạn thì gợi lòng thương cảm, có dịp yêu cầu người dân thành phố quyên góp một số quần áo và chăn ga gối đệm để bày tỏ quan tâm. Điều này lại có vai trò tuyên truyền tinh thần sứ mệnh vì nhân dân của Đảng. Có đúng không? Lúc đó các quan chức có cơ hội bày tỏ tình cảm một cách vô liêm sỉ. Chúng ta vẫn thấy trong các bản tin [truyền thông nhà nước Trung Quốc].

Các dư luận viên giận dữ nói: Chuyện này là chẳng đặng đừng, có ai có giải pháp không? Giải pháp thật sự là soi vào tâm bệnh trong chính sách quản lý thì sẽ biết phải làm gì. Mâu thuẫn trong hệ thống quản lý là lựa chọn giữa sản xuất điện và phòng chống thiên tai. Chính sách hiện nay tập trung vào phát điện, cho nên chú trọng bảo vệ hồ chứa để phát điện. Để phát được nhiều điện thì mực nước cần được duy trì ở mức cao trong thời gian càng dài càng tốt, cho nên cũng cần có mưa lớn, mưa quá nhiều thì bắt đầu xả nước [để bảo vệ hồ chứa] và hậu quả gây lũ lụt.

Chẳng phải mâu thuẫn này sẽ được giải quyết bằng cách thay đổi chính sách sao cho phòng chống thiên tai là ưu tiên hàng đầu, hồ chứa là ưu tiên thứ hai, và sản xuất điện là mục tiêu thứ yếu? Không khó để có giải pháp! Vụ mùa đông – xuân thì xả nước cho nông dân tưới tiêu, đây là chức năng căn bản của thủy lợi; từ đó khiến các hồ chứa trống nước để chuẩn bị cho vụ hè – thu gặp mưa lớn sẽ có chỗ chứa nước và tránh được lũ lụt.

Điều này nói dễ hơn làm, khó khăn nằm ở lợi ích của một số quan chức quyền lực – tổn thất thiệt hại của người dân thường không quan hệ gì họ, đây là suy nghĩ cố hữu thường thấy của các quan chức, kể cả những quan chức kỹ thuật và phóng viên. Đây là thực tế ở Trung Quốc ngày nay.

Chỉ khi nào xây dựng được nền chính trị dân chủ, khi đó lợi ích của người dân được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự quan trọng thì chính sách sai lầm này mới có thể được thay đổi. Sau khi thay đổi chính sách, các hồ chứa đóng vai trò chính là giảm nhẹ và phòng ngừa thiên tai, nhờ đó giảm thiểu thiệt hại tài sản của người dân, lợi ích và cuộc sống của người dân được đảm bảo hơn. Tất cả đều phụ thuộc vào cải cách hoặc cách mạng chính trị.

Ngụy Kinh Sinh
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả, được đăng trên Vision Times.)

Ngụy Kinh Sinh

Published by
Ngụy Kinh Sinh

Recent Posts

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

20 phút ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

28 phút ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

2 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

8 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

9 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

9 giờ ago