Hồng Kông những năm gần đây liên tục xảy ra nhiều sự việc bất ổn, mà đỉnh điểm là cuộc biểu tình “Chiếm Trung tâm” năm 2014. Truyền thông Hồng Kông cho rằng nguyên nhân là do các quan chức thuộc phe cánh của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân gây ra.
Các quan chức này bao gồm ông Trương Đức Giang, Ủy viên thường trực Bộ chính trị Trung Quốc, người phụ trách Sự vụ cảng Hồng Kông; ông Trương Hiểu Minh phụ trách Văn phòng Liên lạc Trung Quốc ở Hồng Kông; và ông Lương Chấn Anh Trưởng Đặc khu Hồng Kông.
Dù Hồng Kông là đặc khu được hoạt động với nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Tuy nhiên ông Trương Đức Giang cho ra “Sách bìa trắng ngày 10/6″ vào ngày 10/6/2014 khẳng định Bắc Kinh có “toàn quyền” đối với đặc khu hành chính Hồng Kông.
Ngay sau khi “Sách bìa trắng ngày 10/6″ công bố đã gặp làn sóng phản đối ở Hồng Kông, nhiều người xuống đường kháng nghị. Giới Hành Pháp ở Hồng Kông đã phát động cuộc diễu hành áo đen ôn hòa để phản đối.
Không dừng lại ở đó, tháng 8/2014, ông Trương Đức Giang đưa ra “Quyết định cải cách bầu cử 31/8”, theo đó người Hồng Kông có thể bầu ra vị trí trưởng đặc khu vào năm 2017 miễn là một hội đồng do Bắc Kinh kiểm soát sẽ đề cử các ứng viên, thay vì bầu cử theo đầu thiếu phổ thông như trước đây.
Quyết định này vấp phải sự phản đối của toàn người dân Hồng Kông và dẫn đến cuộc biểu tình “Chiếm Trung tâm” nổi tiếng bắt đầu từ 1h30 sáng ngày 28/9/2014.
Ông Lương Chấn Anh đã tìm cách dùng bạo lực để trấn áp, dùng “xã hội đen” trà trộn vào đánh đập gây rối cuộc biểu tình được xem là rất ôn hòa này.
Ông Trương Hiểu Minh, Lương Chấn Anh và Trương Đức Giang đã yêu cầu sử dụng vũ lực để trấn áp cuộc biểu tình. Dự toán số người chết của kế hoạch này nếu triển khai là 500 người, thế nhưng nó không phù hợp với chủ trương của ông Tập Cận Bình.
Sự việc này khiến ông Tập rất tức giận, trong một cuộc họp của Ủy ban An ninh Quốc gia vào cuối tháng 10/2014, ông Tập đã phê phán thẳng ông Trương Đức Giang và ông Lương Chấn Anh: “Sử dụng cái thủ đoạn bất văn minh để đối phó với ‘Chiếm Trung tâm’, mấy người cũng nên tự biết xấu hổ chứ!”.
Giới quan sát cũng cho rằng phụ trách Văn phòng Liên lạc Trung Quốc ở Hồng Kông là ông Trương Hiểu Minh không làm tốt công việc “liên lạc” của mình mà chỉ lo xây dựng vây cánh.
Năm 2012, ông Lương Chấn Anh cùng ông Trương Hiểu Minh không ngừng thổi phồng một cách vô căn cứ vấn đề Hồng Kông đòi độc lập.
Tháng 9 năm nay, sau khi tiến hành tuyển cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, thì mức độ của vấn đề có thể nói là đã đến đỉnh điểm. Ông Lương Chấn Anh bị truyền thông chỉ đích danh là “tự phát minh ra vấn đề Hồng Kông độc lập”. Ông Trương Hiểu Minh cũng bị nhận định rằng cố tình mượn danh nghĩa “chống Hồng Kông độc lập” để gây kích động người dân Hồng Kông, làm loạn thế cục.
Tại một hoạt động cho người nhập cư, ông Trương Hiểu Minh đã tuyên bố rằng: có một số nghị viên của Hội đồng Lập pháp công khai tuyên bố đòi Hồng Kông độc lập, là vấn đề có tính chất nghiêm trọng gây phân liệt quốc gia, vượt quá phạm vi tự trị của Hồng Kông. Trước đó lại chủ động triệu tập Chính Hiệp, Đại hội Đại biểu Nhân dân Hồng Kông, cảnh báo về điều 23 trong hiến pháp Hồng Kông để xử lý việc “Hồng Kông độc lập”.
Chuyên gia về vấn đề Trung Quốc, ông Lý Đạt nhận định, vốn là việc Hồng Kông đòi độc lập là việc không hề có căn cứ nào. Tuy nhiên, ông Trương Hiểu Minh và ông Lương Chấn Anh mượn việc “chống Hồng Kông độc lập” để tránh việc phải thoái nhiệm.
Những hoạt động của phe cánh ông Giang Trạch Dân tại Hồng Kông đã khiến các nghị sĩ nơi đây rất bất bình.
Tại lễ tuyên thệ bắt đầu kỳ họp của Hội đồng lập pháp Hồng Kông ngày 12/10/2016, nhiều nghị sĩ hô to thông điệp phản đối Trung Quốc.
Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) cho biết thay vì đọc đúng lời tuyên thệ để bắt đầu nhiệm kỳ bốn năm của mình hôm 12/10, các tân nghị sĩ đã chèn vào các ý kiến cá nhân, hô to thông điệp phản đối Trung Quốc. Các tân nghị sĩ đã kêu gọi “dân chủ, tự quyết” cho Hồng Kông.
Theo hãng thông tấn AP, các nghị sĩ này đã khoác lên người những tấm banner với thông điệp “Hồng Kông không phải của Trung Quốc”.
>> Xem thêm: Vì sao Chủ nhiệm Phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông Trương Hiểu Minh vẫn chưa ‘rớt đài’?
Ngay trước hội nghị Toàn quốc Trung ương 6 của Trung Quốc và cuộc bầu cử ở Hồng Kông diễn ra, vào tháng 10/2016, trang tin Thành Báo (Sing Pao) của Hồng Kông liên tục “khai hỏa” nhắm vào các quan chức khiến cho ông Trương Đức Giang ngay trước Đại hội Trung ương 6 đã bị “dính tro” đầy mặt, ông Lương Chấn Anh cũng không dám chắc việc có nên tiếp tục ứng cử tiếp một nhiệm kỳ nữa hay không.
Kể từ cuối tháng Tám năm nay, Thành Báo của Hồng Kông đã liên tục đăng hơn 30 bài viết chỉ trích các thế lực của ông Giang Trạch Dân tại Hồng Kông bao gồm: Ông Trương Hiểu Minh, Lương Chấn Anh và Trương Đức Giang.
Nhiều nguồn tin cho biết tờ Thành Báo có khả năng được hậu thuẫn bởi ông Tập Cận Bình để phát đi tín hiệu sẽ xử lý các vấn đề tại Hồng Kông.
Ông Tập Cận Bình tuyên bố sẽ truy cứu trách nhiệm vụ việc “Sách bìa trắng ngày 10/6″ và “Quyết định ngày 31/8″. Sách bìa trắng ngày 10/6 khiến cho giới pháp luật Hồng Kông lần đầu tiên phát động diễu hành áo đen ôn hòa, còn quyết định ngày 31/8 đã dấy lên cuộc biểu tình “Chiếm Trung tâm”.
Ngày 12/9/2016, khi trang tin Thành Báo chỉ trích ông Trương Hiểu Minh, Chủ nhiệm Phòng Liên lạc Hồng Kông Trung Quốc và Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh, đã gọi nhóm người này là “bè lũ bốn tên loạn Hồng Kông”. Phần gần cuối của bài viết còn đặc biệt trích dẫn lời phát biểu của ông Tập Cận Bình trong Hội nghị Ủy ban Kỷ luật lần thứ 6: “Những người đối với bố trí quyết sách của trung ương bằng mặt không bằng lòng, vì để thực hiện dã tâm chính trị của cá nhân mà bất chấp thủ đoạn”. Cái gọi là “bè lũ bốn tên”, thêm vào đó là “dã tâm chính trị”, hàm ý rõ rằng là giống như “đảo chính”.
Từ sau khi ông Tập Cận Bình xác lập vị trí “hạt nhân” thì càng tăng tốc xử lý thế lực của ông Giang Trạch Dân tại Hồng Kông, bao gồm cả việc xử lý những Ủy viên Chính Hiệp tại Hồng Kông dùng tiền mua chức cũng như các quan chức tham nhũng trong phòng công tác Hồng Kông – Ma Cao.
>> Xem thêm: Giông tố “Hội nghị Hiệp thương Chính trị” sắp đến Hồng Kông (1)
Ngày 1/11/2016, trong khi tham gia Hội nghị hành chính, ông Lương Chấn Anh đã tuyên bố không tham gia buổi “Tọa đàm Nghiên cứu hợp tác Bắc Kinh – Hồng Kông” diễn ra vào ngày 3 và 4/11.
Ngày 2/11, tờ Epochtimes Hồng Kông có bình luận: “Sau Hội nghị toàn thể lần thứ 6 xác lập “Tập hạt nhân” là cột mốc cho thấy bàn cờ Giang – Tập đã rõ ràng. Bắc Kinh đã quyết định không để cho ông Lương Chấn Anh tiếp tục tranh cử”.
Nhìn thấy trước số phận của mình, hôm thứ 6 ngày 9/12/2016 ông Lương Chấn Anh thông báo không tiếp tục ứng cử cho vị trí Trưởng Đặc khu Hồng Kông trong nhiệm kỳ tiếp theo, thông báo này được công bố vào thời điểm ngay trước cuộc bầu cử.
Lý do mà ông Lương Chấn Anh đưa ra là cần có thời gian để chăm sóc cho gia đình. Thế nhưng thực tế cho thấy trong thời gian làm Trưởng Đặc khu Hồng Kông, ông Lương Chấn Anh đã hoàn toàn làm mất lòng tin của dân chúng.
Ông Lương Chấn Anh phủ nhận không phải vì Trung Ương không ủng hộ ông tiếp tục làm nhiệm vụ, mà nói rằng ông đã có quyết định vài ngày trước đó. Ngoài ra ông này còn phải đối diện với việc điều tra nhận hối lộ của công ty DGL của Úc.
Sau sự kiện ông Lương Chấn Anh tuyên bố không tranh cử Trưởng Đặc khu nhiệm kỳ tiếp theo, giới quan sát nhận định rằng nhân vật tiếp theo sẽ là ông Trương Hiểu Minh.
Tháng 10 năm nay, Tổ Tuần tra Trung ương Trung Quốc đã báo cáo về việc Phòng Công tác Hồng Kông – Ma Cao vi phạm nhiều vấn đề nghiêm trọng như “tuyển dụng người không phù hợp” cũng như các vấn đề về tham nhũng, đồng thời nhắc đến “nguyên nhân cốt lõi nằm ở quản lý cấp cao”. Việc này thể hiện rằng chính quyền ông Tập Cận Bình đang gia tốc thanh lý các thế lực của phe cánh ông Giang Trạch Dân còn lại tại Hồng Kông.
Giới quan sát cho rằng, phụ trách Phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông, người từng làm việc tại hệ thống công tác Hồng Kông – Ma Cao suốt 26 năm – ông Trương Hiểu Minh đang ở trong tình cảnh vô cùng xấu.
Ông Tập Cận Bình muốn thay thế ngay vị trí của ông Trương Hiểu Minh vào tháng 11 qua, tuy nhiên do vấn đề thể chế vẫn chưa thực hiện được.
Ông Lý Đạt, một chuyên gia về Trung Quốc nhận định rằng: Nhìn vào việc chính quyền ông Tập Cận Bình tìm cách điều chuyển ông Trương Hiểu Minh, rất giống với trường hợp xử lý ông Vương Vinh trước đây. Vương Vinh vốn là Bí thư Thành ủy Thâm Quyến, sau đó bị chuyển sang làm Chủ tịch Chính hiệp Quảng Đông, sau đó mới bị từ từ xử lý. “Trương Hiểu Minh nhất định sẽ bị phế, vấn đề chỉ là thời gian mà thôi”.
Mới đây, Ngày 11/12, trang nhất tờ Thành Báo Hồng Kông đăng bài viết có nhận định, “không còn tiểu Minh thì Mặt trời vẫn mọc như thường, tín hiệu Văn phòng Liên lạc Trung Quốc thay người đã rõ ràng”.
Nhận định về sự kiện này, tờ Giám sát Kiểm tra Kỷ luật Trung Quốc trực thuộc Ủy ban Kỷ luật Trung Quốc nhận định: Không có “đảng viên đặc biệt”, trong quan trường Trung Quốc, những ai lạm dụng quyền lực mưu lợi riêng, sống sa đọa là tự đập đá vào chân mình, dĩ nhiên họ phải bị “nghiêm trị”.
Theo bài viết này, “đảng viên đặc biệt” mà sống sa đọa dĩ nhiên cũng bị trừng trị, ngầm ám chỉ vấn đề thanh trừng ông Trương Hiểu Minh.
Văn phòng Liên lạc Trung Quốc đã gieo trồng hàng loạt tổ chức thân Bắc Kinh làm loạn Hồng Kông nên cần phải dỡ bỏ, những quan chức Văn phòng Liên lạc Trung Quốc từng được trọng dụng sẽ phải thay thế.
Tờ Apple của Hồng Kông hôm 1/10 có nhận định rằng việc ông Trương Hiểu Minh phải về Bắc Kinh bàn giao nhiệm vụ là khó tránh khỏi.
Vào tháng 11 Trung Quốc phối hợp với Mỹ nhằm bao vây các thế lực của ông Giang Trạch Dân ở hải ngoại. Nhiều quan chức chạy trốn sang Mỹ cũng bị cảnh sát nước này truy nã theo đề xuất của Trung Quốc. Các quan chức chủ chốt đều đã bị bắt hoặc điều tra như ông Ngô Lập Thắng, Vương Văn Vương, Mã Hiểu Hồng, Chung Đang, Vương Lam Đông. Chứng cứ đầu mối đều cho thấy hoạt động phạm tội của các quan chức này đều liên quan đến ông Trương Đức Giang.
>> Xem thêm: Trung-Mỹ hợp tác điều tra: Hai đại án hướng về ông Trương Đức Giang
Giải thích cho sự kiện này, Nhà bình luận vấn đề Trung Quốc, ông Lý Đạt nhận định, sau sự kiện Đại hội Đại biểu Nhân dân giải thích hiến pháp Hồng Kông, ông Tập Cận Bình đang tăng tốc quét sạch các lực lượng của ông Trương Đức Giang.
Các chứng cứ đang vây chặt ông Trương Đức Giang. Trước đó vào tháng 9/2016, 45 Đại biểu Hội đồng Nhân dân Toàn quốc tỉnh Liêu Ninh vì bỏ tiền mua chuộc để trúng cử, các điều tra cho thấy ông Trương Đức Giang có thể đứng sau vụ việc này.
Trang Thành Báo thời gian qua không chỉ có bài nêu rõ tội trạng của ông Trương Đức Giang trong vụ biểu tình “Chiếm Trung tâm”, mà còn nêu rõ khi ông Trương Đức Giang làm Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông năm 2002, lúc tỉnh này bắt đầu xuất hiện dịch bệnh SARS, ông Trương Đức Giang đã chỉ đạo phong tỏa và dấu nhẹm thông tin không báo cáo khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Đến tháng 1/2013 đứng trước thực trạng bệnh tăng nhanh không thể giấu được mới đành phải báo cáo, nhưng số liệu báo cáo với con số thực khác nhau rất nhiều.
Trần Hưng
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…