Một báo cáo do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) và Đại học Stanford có trụ sở tại Washington đồng công bố cho thấy, người dân Trung Quốc, đặc biệt là giới tinh hoa, thực sự có quan điểm khác nhau đối với chính sách của chính quyền, và không phải lúc nào cũng ủng hộ lựa chọn của chính quyền Trung Quốc. Báo cáo cho rằng những phát hiện mới sẽ giúp củng cố chính sách Trung Quốc của Mỹ và “đa số im lặng” ở Trung Quốc với tư tưởng tự do nên là đối tượng liên minh với Mỹ.
Nghiên cứu được thực hiện bởi bà Jennifer Pan, phó giáo sư truyền thông tại Stanford và ông Từ Dật Thanh (Yiqing Xu), trợ lý giáo sư khoa học chính trị. Báo cáo phát hiện, trung bình, những người Trung Quốc tương đối giàu có và có trình độ giáo dục tương đối cao, có nhiều khả năng có quan điểm chính trị tự do, ủng hộ thị trường và phi chủ nghĩa dân tộc. Điều này đặc biệt quan trọng vào thời điểm chính phủ ngày càng chuyển hướng sang phi tự do, chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa dân tộc.
Mặc dù điều này không có nghĩa là Trung Quốc đang tiến tới dân chủ hóa, nhưng những dữ liệu cho thấy chính quyền Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) phải đấu tranh chống lại quan điểm ý thức hình thái đang hình thành trong công dân, và các quan điểm này khác với quan điểm của ĐCSTQ. Hơn nữa khi thúc đẩy chính sách sẽ đối mặt với lượng lớn sự phản đối của công chúng, mặc dù là phản đối im lặng.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng công dân Trung Quốc có nhiều quan điểm về quyền lợi cá nhân và tự do chính trị, và không phải lúc nào cũng nhất trí với các chính sách hiện hành hoặc tuyên truyền của nhà nước. Ví dụ, hầu hết những người được hỏi cho rằng chính phủ không nên can thiệp vào việc người dân có con hay có bao nhiêu con. Nghiên cứu cũng thấy rằng phần lớn những người được hỏi có khuynh hướng cho phép tự do ngôn luận.
Trong lĩnh vực kinh tế, nghiên cứu của họ cho thấy phần lớn những người được hỏi sẵn sàng chấp nhận tư nhân hóa nhiều hơn trong lĩnh vực y tế, tức là những người này đồng ý chi trả nhiều chi phí hơn có thể được điều trị tốt hơn. Mặt khác, công chúng cũng sẵn sàng chấp nhận sự bất bình đẳng ở một mức độ nào đó mà nhà nước coi là sản phẩm công cộng. Điểm này rất thu hút sự chú ý, vì bất bình đẳng đang ngày càng được chính trị hóa ở Trung Quốc và là mục tiêu chính của “thịnh vượng chung” do nhà lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đề xuất. Ngoài ra, những người được hỏi bày tỏ quan điểm về việc giảm hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước và giảm thuế đối với doanh nghiệp tư nhân, tức là công chúng muốn có môi trường cạnh tranh bình đẳng, và để thị trường chứ không phải quyền lực công đánh giá doanh nghiệp có thành công hay không.
Trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, cuộc khảo sát cho thấy mặc dù chủ nghĩa yêu nước lan tràn khắp Trung Quốc, nhưng công chúng không ủng hộ khai chiến thực sự. Hầu hết những người được hỏi đều ủng hộ việc duy trì hoặc gia tăng sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, khi lấy chiến tranh làm cái giá, sự ủng hộ của dân chúng đối với việc mở rộng quân sự đã giảm xuống rõ rệt. Điều này cho thấy rằng mặc dù dân chúng thường tán đồng những ngôn luận chủ nghĩa dân tộc, nhưng sự ủng hộ đối với chiến tranh thực tế là rất thấp.
Hai học giả cũng nghiên cứu hình thái ý thức (ý thức hệ) của người Trung Quốc từ góc độ thu nhập và trình độ học vấn. Họ phát hiện ra rằng những người có thu nhập cao hơn và trình độ học vấn cao hơn thì có xu hướng giữ quan điểm tự do, ủng hộ thị trường và ít chủ nghĩa dân tộc hơn những người có thu nhập và trình độ học vấn thấp hơn. Những người giàu hơn có nhiều khả năng ủng hộ các chính sách tự do về mặt chính trị và gần gũi với thị trường. Những người có bằng cấp cao hơn (bằng đại học và sau đại học) cũng ít có khả năng tán thành các chính sách chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa dân tộc hơn những người có trình độ học vấn thấp hơn.
Phát hiện này ngụ ý rằng giới tinh hoa Trung Quốc, bao gồm những thành viên có trình độ giáo dục cao nhất và giàu có nhất, không mạnh mẽ ủng hộ các chính sách chủ nghĩa độc tài, chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa dân tộc. Điều này không phù hợp với các quan điểm chủ đạo trước đây. Nghiên cứu trước đây cho rằng giới tinh hoa Trung Quốc ủng hộ ĐCSTQ hơn các nhóm khác vì họ thường có liên hệ với giới lãnh đạo và do đó được hưởng lợi nhiều hơn từ các chính sách của chính phủ.
Nghiên cứu của Jennifer Pan và Từ Dật Thanh cũng chỉ ra rằng sinh viên Trung Quốc học tại các trường đại học Mỹ có xu hướng tự do về chính trị hơn, ủng hộ thị trường hơn và ít chủ nghĩa dân tộc hơn so với sinh viên học tại các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc, vì họ mong muốn được học tập ở Mỹ. Trước đây, các gia đình ít ủng hộ các chính sách của Chính phủ Trung Quốc cũng có nhiều khả năng khuyến khích con cái của họ đến Mỹ học tập, cung cấp cho chúng những góc nhìn và cơ hội khác nhau.
Do đó, hai học giả tin rằng những phát hiện mới này về quan điểm và tư tưởng của người Trung Quốc có giá trị tham khảo quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ trong việc chế định chính sách đối với Trung Quốc. “Nói tóm lại, ông Tập Cận Bình phải đối mặt với một thách thức chính trị thực sự đến từ người dân trong nước. Xã hội trung Quốc tồn tại một loại có thể được gọi là ‘đa số tự do im lặng'”. Những người thuộc phe này khiến cho các chính sách mà ông Tập Cận Bình chủ đạo vấp phải trở lực, hơn nữa chủ trương của họ phù hợp hơn với con đường hội nhập mà Mỹ và các nước khác mong muốn.
Báo cáo cho biết, hiểu rõ hơn về những thay đổi khác nhau trong dư luận Trung Quốc, có thể giúp Washington dự đoán tốt hơn các hướng chính sách chính thức của Trung Quốc, hoặc nếu những chính sách này không nhất trí với dư luận chung thì sẽ phải đối mặt với những thách thức nào. Hơn nữa, do quan điểm của tầng lớp trung lưu và tầng lớp thượng lưu của Trung Quốc tự do hơn quan điểm của chính quyền Tập Cận Bình, Mỹ cần cân nhắc đến những người đồng ý tiềm ẩn này, đồng thời xây dựng và bảo vệ chính sách đối với Trung Quốc của mình cho phù hợp. Ngược lại, một sự bảo vệ hoàn toàn thù địch đối với các chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và Trung Quốc có thể dẫn đến việc mất đi sự ủng hộ từ một số tầng lớp trong xã hội Trung Quốc. Báo cáo cũng khuyến nghị Mỹ nên khuyến khích duy trì các hoạt động giao lưu giữa nhân dân 2 nước với nhau và khuyến khích sinh viên Trung Quốc sang học tại các trường đại học của Mỹ.
Học giả độc lập người Trung Quốc, tiến sĩ chính trị học Ngô Cường, cũng tán đồng kết luận của nghiên cứu này. Ông nói, “Đúng vậy, giống với phán đoán của tôi … Đa số im lặng này là có.”
Ông Ngô Cường cho biết, trong 10 năm qua, ĐCSTQ đã tiến hành thanh lọc xã hội và cách ly trong mọi phương diện đối với chủ nghĩa tự do của “đa số im lặng“, việc này khiến cho nhóm những người này với tư cách là sức mạnh chính trị im lặng đã bị phớt lờ.
Ông nói, “Thanh lọc xã hội thành công trong quá khứ của ĐCSTQ là nguyên nhân rất quan trọng tạo thành đa số im lặng”, “họ không ý thức được còn có rất nhiều những người cũng giống như họ như thế, ví dụ như thanh lọc truyền thông tự do, thanh lọc đối với phần tử tri thức của công chúng, giám sát mạng internet bao gồm cả giám sát Weibo, WeChat. Nó hình thành một dư luận công cộng giả dối. Chỉ có rất ít người dám bày tỏ những quan điểm chân chính và quan điểm về chủ nghĩa tự do trên Weibo và WeChat.”
Tuy nhiên cũng có học giả cho rằng tính phức tạp của xã hội Trung Quốc và sự chênh lệch to lớn giữa thành thị và nông thôn, cộng thêm sự giám sát nghiêm ngặt đối với truyền thông và ngôn luận của ĐCSTQ từ khi ông Tập lên nắm quyền, đã khiến cho việc tiến hành bất cứ cuộc khảo sát dân ý nào đều đối mặt với thách thức to lớn. Người được hỏi cũng rất có khả năng không dám biểu đạt quan điểm của bản thân, điều này chắc chắn ảnh hưởng đến tính chuẩn xác của khảo sát.
Giáo sư chính trị học Bruce Dickson, thuộc Đại học George Washington đặt câu hỏi, “Rốt cuộc ông Tập Cận Bình được chào đón nhường nào ở Trung Quốc? Chúng ta có thể không bao giờ biết đáp án.”
Theo Lâm Phong, VOA
(Bài viết chỉ thể hiện lập trường và quan điểm cá nhân của tác giả.)
Xem thêm:
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…