Tại một trường tiểu học ở huyện Hoài Viễn, tỉnh An Huy, có một lớp phó, cậu bé là người đại diện cho giáo viên, có quyền lực kiểm tra bài tập, giám sát việc học thuộc bài của các bạn trong lớp. Nhiều lần cậu lấy việc kiểm tra bài tập và tiến độ học tập làm lý do, ép các học sinh khác ăn phân uống nước tiểu, và cậu bé đã được các học sinh khác hối lộ số tiền tương đối lớn.
Cả lớp của bạn nhỏ này chỉ còn có 7 người. Khi cậu bé đi chơi quán net hay đi học, đều có người khác chuyên đạp xe đưa đón, tiền cậu có dư dả, có đứa trẻ khác thay cậu bảo quản… Trên thực tế, cậu bé này chưa đến 13 tuổi, mà đã vận dụng quyền lực của mình đến cực điểm. Trong hơn 5 năm, cậu đã lấy được hơn 20 nghìn Nhân dân tệ (khoảng 70 triệu đồng) của các bạn nhỏ khác, bình quân mỗi năm thu nhập cũng hơn 4 nghìn Nhân dân tệ (khoảng 14 triệu đồng).
Cách mà cậu tiểu tham quan này nhận hối lộ như sau, giáo viên trao quyền kiểm tra việc học thuộc bài cho cậu, cậu có quyền nói học thuộc rồi thì là học thuộc rồi, không học là không học (có được quyền lực thực tế, và có quyền quyết định biến lời nói dối thành sự thực).
Nếu giả thiết chúng ta tất cả những nhân vật trong câu chuyện này đổi thành người lớn, vậy phải chăng đây là một “đại lão hổ”?
Nhiều bài văn trên mạng tiết lộ sự thực này hiện được lan truyền rất nhanh trên mạng, còn các tin tức thực sự cũng đã được giới truyền thông đưa tin từ năm ngoái.
Được biết, Trường tiểu học Hoả Tinh nằm ở Thành Ấp, huyện Hoài Viễn, tỉnh An Huy. Trước đó thuộc thôn Hoả Tinh, nhiều năm trước do phát sinh việc di dời khu công nghiệp, nên trường tiểu học này di dời đến đây. Nhiều năm nay, nhiều học sinh liên tục chuyển trường, do đó số lượng học sinh ngày càng ít. Phát sinh vụ việc lớp học hối lộ, bắt đầu từ lớp học 20 người, học đến lớp 6, chỉ còn lại có 7 người.
7 học sinh này gồm có: Lớp trưởng tiểu Đông, sinh năm 2003; lớp phó tiểu Tứ, 13 tuổi; tiểu Vận, sinh tháng 2/2002; tiểu Nhiên, sinh năm 2002; tiểu Giang, sinh tháng 8/2000; tiểu Nham, sinh tháng 6/2003; tiểu Hình 17 tuổi.
“Mỗi lần đọc thuốc bài, các bạn đều phải lấy tiền đưa cho tiểu Tứ. Không đưa, sẽ phải ăn phân uống nước tiểu”, phụ huynh tìm đến trường, và đem chuyện này nói với Phòng giáo dục huyện Hoài Viễn. Phía trường học triệu tập phụ huynh 2 bên đến gặp mặt, tiểu Tứ thừa nhận 6 bạn học kia đưa tiền cho mình, cũng thừa nhận việc cho bạn ăn phân uống nước tiểu, phụ huynh tiểu Tứ cho biết muốn trả lại tiền. Tuy nhiên, tiểu Tứ và phụ huynh đồng thời cho biết, tất cả đều là bạn học tự nguyện. Ngày hôm sau, tiểu Tứ đã chuyển đến trường khác học.
Quy định của tiểu Tứ như sau:
Mỗi lần khi đọc kiểm tra bài, các bạn phải cầm tiền. Tiểu tứ dựa vào mức độ khó dễ của mỗi bạn khi lấy tiền của cha mẹ, và tình hình kinh tế của mỗi nhà, để đưa ra mức tiền cho mỗi bạn. Nếu bạn nào mà điều kiện kinh tế khá giả, dễ lấy tiền, vậy thì cầm nhiều, ngược lại thì lấy ít.
Nếu không đưa tiền, kiểm tra bài tập chắc chắn không qua được. Điểm này, bố của tiểu Nhiên là Cổ Ba từng có nghi ngờ. Bởi vì giáo viên cho bài tập, sau khi con về nhà, anh cũng đôn đốc con viết chữ, viết đến tận 2 quyển, anh cũng kiểm tra. Nhưng đến ngày hôm sau, lại nhận được điện thoại của giáo viên: “Tiểu Nhiên nhà anh lại không viết chữ! 200 chữ thì sai đến 180 chữ!”.
Tất cả các bạn học của tiểu Tứ đều gặp phải vấn đề tương tự: cầm tiền, không qua được cũng cho qua; không cầm tiền, qua được cũng không cho qua. Bắt ép ăn phân uống nước tiểu, đánh người, “chuyên xe” đưa đón, “kế toán” được chỉ định, có người chuyên mua đồ ăn sáng…. lớp học 7 người này, giống như một tiểu vương quốc của tiểu Tứ.
Nhân viên điều tra của Ủy ban công tác và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật thuộc Phòng giáo dục huyện Hoài Viễn không lý giải được: việc uống nước tiểu vì sao không nói cho giáo viên và người lớn? Tiểu Đông trả lời: “Không nói được, vì sợ tiểu Tứ đánh.” Câu trả lời của tiểu Đông cũng đại diện cho tất cả những bạn học cùng cảnh ngộ khác trong lớp.
Mới đầu chỉ có mấy Nhân dân tệ, về sau là mấy chục, rồi lên đến lớp 5 là mấy trăm cũng cầm. Một học sinh đã chuyển trường nói, hồi lớp 5, từng có một lần lấy trộm 800 Nhân dân tệ trong nhà đưa cho tiểu Tứ.
Sự việc bại lộ, tiểu Tứ nhắn tin cho tiểu Giang qua QQ nói, “mày đợi đấy, đến ngày nghỉ học tao sẽ cho mày biết tay”. Hiện nay sự thực đã rõ ràng, phụ huynh có con là người bị hại cũng lần lượt tự trách mình.
Nhiều năm nay, con cái của họ lấy tiền, sau khi phát hiện thì lại đánh con nhưng chúng lại không hề khai ra.
Tiểu Tĩnh bị mẹ đánh thậm tệ, bà nội cũng từng phải nhờ cảnh sát can thiệp. Tất cả con nhỏ, đều trở nên im lặng, không dám nói, cũng không dám nhìn thẳng vào ánh mắt cha mẹ. Nhưng cha mẹ lại không thể ngờ rằng nguyên nhân con mình ăn cắp tiền, là vì bị bắt nạt ở trường.
Nếu phát hiện con ăn cắp tiền, lừa tiền, những phụ huynh này có thể kịp thời điều tra rõ nguyên nhân phía sau những hành vi này là gì, thì có lẽ việc con mình bị cán bộ lớp bắt nạt đã sớm được đưa ra ánh sáng, con của họ cũng sẽ không vô duyên vô cớ mà bị nhiều uy hiếp và ủy khuất như vậy.
Về sau, công an huyện Hoài Viễn bước vào điều tra, Phòng giáo dục cũng nhanh chóng nhận định một phần sự thực, đồng thời đưa ra cách xử lý: bỏ tư cách đứng lớp của chủ nhiệm lớp Cố Lợi Trân, bãi bỏ chức vụ hiệu trưởng, di dời trường tiểu học Hỏa Tinh.
Còn điều khiến người ta khó bề tưởng tượng đó là, sau cuộc phỏng vấn của đài truyền hình tỉnh An Huy, chủ nhiệm lớp Cố Lợi Trân đã mạo danh Tiền Huệ (phụ huynh học sinh) gọi điện cho phóng viên của nhà đài, nói tất cả mọi chuyện đều là giả, các học sinh kia vì đố kỵ với thành tích học tập của tiểu Tứ nên mới làm như vậy.
Trong việc này, điều đau lòng thật sự chính là: “Trong 5 năm, những học sinh này không một lần nghĩ tới việc phản kháng”.
Trong trường tiểu học, cán bộ lớp là người thay mặt cho chủ nhiệm lớp, là người có “quyền lực tối cao” được chủ nhiệm lớp trao cho, những “quyền lực” này gồm kiểm tra bài tập, tình hình học bài, báo cáo tình hình học tập của các bạn trong lớp, v.v, trong một lớp học giống như một xã hội thu nhỏ, những “quyền lực” này có thể khiến cho trẻ nhỏ biến thành tiểu tham quan.
Học sinh của một trường tiểu học ở Vũ Hán, vì để thắng cử trong cuộc bầu chọn cán bộ lớp, có học sinh “cố ý” giúp đỡ các bạn khác, để giành được hảo cảm từ từ các bạn trong lớp; có học sinh vì để các bạn khác bầu chọn cho mình, đã không tiếc mua đồ ăn vặt để “hối lộ” hối lộ các bạn.
Còn có bà mẹ phát hiện con mình thường xuyên để cho bạn học chép bài, bèn hỏi con và có được câu trả lời: để bạn học chép bài là vì để có được nhiều phiếu bầu hơn khi bầu chọn cán bộ lớp.
Thậm chí, vì để con mình được làm cán bộ lớp, phụ huynh còn “vận động hành lang” cho con nữa, họ tặng các món quà cho ban giám khảo nhỏ tuổi, hoặc cam kết trúng cử sẽ mời đi ăn.
Hán Khẩu từng có một học sinh nam lớp 5, viết đơn tố cáo phản ánh hành vi cán bộ lớp “lạm dụng quyền lực”. Thì ra, vì nam sinh này không mời cán bộ lớp ăn kem, nên đã bị cho vào “danh sách đen” không tuân thủ kỷ luật lớp. Cậu còn phát hiện: những người có quan hệ tốt với cán bộ lớp, đến muộn, vi phạm kỷ luật đều có thể được “miễn tội”; quan hệ không tốt, lơ là một chút là bị ghi tên vào sổ ngay.
Tháng 10/2001, báo chí từng đưa tin, khối lớp 3 của một trường tiểu học trung tâm khu Cổ Lâu, thành phố Phúc Châu, lớp trưởng cùng ban cán sự lớp có thể ăn cả một cái bánh quy còn nguyên, còn các tổ trưởng chỉ được ăn bánh quy vụn, các bạn học bình thường không có “chức vụ” nào thì có thể nhìn người khác ăn mà không nhịn được nuốt nước bọt; lớp trưởng và ban cán sự lớp thỉnh thoảng được bạn trong lớp tặng bút máy hoặc súng nước cao cấp, tổ trưởng thì được tặng cục tẩy hoặc đầu bút chì, những bạn học bình thường khác thì không có gì…
Từ việc mua chuộc phiếu bầu, lôi kéo phiếu bầu để “làm quan” đến lợi dụng đặc quyền để vơ vét của cải, một số học sinh đã vận dụng thành thục quy tắc trò chơi của những người trưởng thành, khiến người ta phải trố mắt kinh ngạc, dư luận bàn tán sôi nổi.
Quan điểm thông thường cho rằng, trong việc này, trường học, phụ huynh, xã hội và 6 đứa trẻ này đều có vấn đề, chúng có xích mích bất hòa với nhau, nên tạo thành bi kịch thế này.
Tuy nhiên, có kênh truyền thông dẫn quan điểm cho rằng, là vấn đề của người lớn đã ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Còn có người liên tưởng đến vấn đề hủ bại trong quan trường của chính quyền Trung Quốc.
Tạp chí “Cải cách Quý Châu” chỉ ra hiệu ứng quan trường ảnh hưởng tới trẻ nhỏ:
Đọc dòng tin này, còn thấy chấn động so hơn so với việc năm xưa Thường ủy Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang “ngã ngựa”!
Thứ nhất, một trẻ chưa thành niên, lại đem chuyện quyền lực chơi đến mức tinh tế đến như vậy!
Thứ 2, một đứa trẻ chưa thành niên, ép các bạn học phải ăn phân uống nước tiểu, còn ác hơn so với quan chức!
Chuyện “tham nhũng” ở lớp tiểu học này, cũng có nhiều điểm tương tự như các quan chức trong bộ máy chính quyền; cán bộ lớp “ngã ngựa”, so với quan chức ngã ngựa cũng rất tương đồng.
Vậy cán bộ trong lớp học mà lại có hành vi như thế, rốt cuộc là lỗi của ai?
Nhìn bức màn bí ẩn về việc học sinh tiểu học “tham nhũng” và thủ đoạn trừng phạt các bạn khác, cũng như việc độc đoán chuyên quyền, ngang ngược không coi ai ra gì, thật là không biết làm thế nào cho tốt. Tiểu tứ “ngã ngựa”, là gieo gió thì phải gặp bão, nhưng hậu quả thì người khác phải gánh chịu.
Nhưng chủ nhiệm lớp vẫn trong đó, không góp ý thay đổi, dựa vào thân tín, làm mưa làm gió, nên trách nhiệm không thể thoái thác được.
Cũng có thể nói, bản thân chủ nhiệm lớp không bao quát, nên phải chịu trách nhiệm về việc bổ nhiệm và dùng sai người. Thực sự như vậy hay không?
Câu hỏi trên báo “Cải cách Quý Châu” này đối với chủ nhiệm lớp dường như đối ứng với người được gọi là “tổng quản tham nhũng” Giang Trạch Dân đã bồi dưỡng thân tín như Chu Vĩnh Khang, v.v.
Ngày 29/3/2017, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn phân tích của học giả Mỹ cho biết, Đảng Cộng sản Trung Quốc có một loại văn hóa tham nhũng, tham nhũng hủ bại đã trở thành chứng bệnh mà đâu đâu cũng có trong quan trường, và loại văn hóa tham nhũng này là do ông Giang Trạch Dân tạo thành.
Ngày 10/5/2016, ông Khương Duy Bình, người có thâm niên trong ngành truyền thông đã chia sẻ với Đài Á châu Tự do rằng: “Kẻ tham ô nhận hối lộ lớn nhất Trung Quốc là ông Giang Trạch Dân, ông Giang dẫn đầu tham ô chiếm hữu, tại Thượng Hải, đây là bí mật. Hai người con trai của ông ta và cháu nội đều có lòng tham không đáy. Năm 1999, Bạc Hy Lai lấy lý do thành phố Đại Liên thành lập được 100 năm, để nịnh Giang Trạch Dân, đã mời Giang đến Đại Liên, không chỉ treo những bức ảnh màu rực rỡ, mà còn chuẩn bị đến mấy trăm thẻ ngân hàng để tặng cho Giang và người đi cùng ông ta. Khi đó, một quan chức tận mắt chứng kiến có nói với tôi, tôi vừa thấy con cháu Giang vẻ mặt cười vui khi nhận tiền liền hiểu ngay: Trung Quốc chơi xong rồi.”
Tuy nhiên, người nắm giữ chính quyền khống chế quan trường hơn 20 năm như ông Giang Trạch Dân, là người chống lưng cho những “đại lão hổ” Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, v.v, nhưng đến nay vẫn đang tiêu diêu ngoài vòng pháp luật.
Trí Đạt
Xem thêm:
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…