Vì sao lãnh đạo ĐCSTQ cực kỳ coi trọng chuyên gia cấy ghép tạng?
- Minh Ngọc
- •
Sau khi nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Hoàng Khiết Phu tuyên bố cấm sử dụng nội tạng của tử tù, mỗi năm số lượng ca ghép tạng ở Trung Quốc Đại Lục vẫn vượt xa số lượng hiến tạng thực tế được công bố. Điều này không khỏi khiến người ta hoài nghi về nguồn gốc hiến tạng, nhất là khi ĐCSTQ lại tìm mọi cách giấu kín chuyện này. Hơn nữa, các chuyên gia ghép tạng tại nước này ngày càng được coi trọng.
Tóm tắt bài viết:
- Ghép tạng sống đã diễn ra từ thời Cách mạng văn hóa
- Quan chức hàng đầu nhiều lần gặp gỡ chuyên gia cấy ghép gan
- Ca ngợi người sáng lập khoa ngoại ghép tạng
- Lãnh đạo cao cấp đặc cách gửi điện chia buồn sau khi chuyên gia cấy ghép thận chết
- Hoàng Khiết Phu – “Chưởng môn” cấy ghép tạng của ĐCSTQ đứng sau các lãnh đạo cao cấp
- Quan chức cấp cao lần lượt tới thăm quan tập đoàn sản xuất thuốc dành cho ghép tạng
- Nguyên nhân thật sự – Kết luận
Ghép tạng sống đã diễn ra từ thời Cách mạng văn hóa
Trên thực tế, ở Trung Quốc hiện nay, nghề cấy ghép tạng đang cộng sinh cùng phát triển với chính quyền của ĐCSTQ. Thời kỳ đầu, giới bác sỹ cấy ghép tạng thông qua việc phục vụ trực tiếp bảo vệ sức khỏe cho quan chức cao cấp của ĐCSTQ mà được hưởng một số đặc quyền. Sau đó họ lợi dụng cơ quan quốc gia, đặc biệt là hệ thống quân đội để phát triển kỹ thuật cấy ghép tạng. ĐCSTQ ngược lại, đã lợi dụng nhóm bác sỹ này để tiến hành đào tạo và mở rộng cấy ghép tạng, hình thành hệ thống cấy ghép tạng đặc biệt bên trong nội bộ Đảng.
Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, các trường hợp cấy ghép tạng công khai rất hiếm thấy, nhưng vẫn có một số ít bị tiết lộ. Như tháng 10/1977, bác sỹ Lý Viêm Đường thuộc Bệnh viện tiết niệu ngoại khoa 30, đã tiến hành một ca ghép thận. Theo đó, thận được lấy từ cơ thể sống, xe lấy thận được xe cảnh sát thông đường, được bật đèn xanh trên đường đi. Điều này được truyền thông quân đội truyền trực tiếp, kể từ khi lấy thận tới phòng phẫu thuật. Khi thận đã sẵn sàng sử dụng, lập tức bên phẫu thuật cấy ghép được thông báo, bệnh nhân bắt đầu chuẩn bị lên bàn mổ, không chút chần chừ. Một vụ việc khác là vào năm 1978, thầy giáo tiểu học Chung Hải Nguyên ở Giang Tây bị mổ sống lấy thận để cấy ghép cho phi công là con em của cán bộ cao cấp.
Hiển nhiên, ngay từ thời Cách mạng Văn hóa, ĐCSTQ đã lợi dụng hệ thống quân đội làm cấy ghép nội tạng, đặc biệt dùng nội tạng sống để nâng cao chất lượng cấy ghép, bỏ qua vấn đề đạo đức. Đây cũng chính là tội ác lớn nhất của việc cấy ghép tạng sống. Bóng tối phía sau vấn nạn này vượt xa sự tưởng tượng của con người. Tuy nhiên, chúng ta cũng tìm được đầu mối từ một thực tế là, nhiều quan chức cao cấp của ĐCSTQ ủng hộ các chuyên gia và sản phẩm của cấy ghép nội tạng.
Quan chức hàng đầu nhiều lần gặp gỡ chuyên gia cấy ghép gan
Ông Ngô Mạnh Siêu năm nay 95 tuổi, là Viện trưởng Bệnh viện Ngoại khoa gan Phương Đông thuộc Bệnh viện Hải quân, kiêm hiệu trưởng danh dự của Đại học Y khoa Phúc Kiến. Ông Ngô mới nhận giải “Thành tựu vì những cống hiến suốt đời cho phát triển y học Thượng Hải”. Các lãnh đạo cao cấp như Đặng Tiểu Bình hay Giang Trạch Dân đều đã gặp ông ta.
Năm 2012 thành tích xuất sắc của ông Ngô Mạnh Siêu được tuyên truyền mạnh mẽ và đưa ra làm tấm gương để học tập. Khi ông ta mất, Phó chủ tịch Quân ủy của ĐCSTQ là Từ Tài Hậu vô cùng tán dương ông ta, người ta còn truyền tin rằng ông ta được xem như “đại công thần” của ông Giang Trạch Dân.
Theo thông tin tuyên truyền, ông Ngô Mạnh Siêu đã hoàn thành ca phẫu thuật gan đầu tiên tại Trung Quốc và ca cắt đại tràng đầu tiên trên thế giới, lập kỷ lục thế giới về khối u cắt bỏ lớn nhất, phẫu thuật gan cho bệnh nhân nhỏ tuổi nhất, thời gian sống sau phẫu thuật lâu nhất và nhiều kỷ lục thế giới khác… mở ra một lĩnh vực mới về nghiên cứu cơ bản và lâm sàng về ung thư gan. Ông Ngô được ca ngợi như là “cha đẻ của phẫu thuật gan ở Trung Quốc”.
Tháng 2/2012, Ngô Mạnh Siêu được truyền thông nhà nước CCTV công bố là “Nhân vật cảm động của Trung Quốc năm 2011”. Trên lý lịch của chính phủ giới thiệu, lúc đó “đích thân ông đã thực hiện hơn 14.000 ca phẫu thuật u gan, trong đó trừ bỏ được u có hơn 9.300 ca, tỷ lệ thành công đạt tới 98,5%… dù đã 90 tuổi nhưng vẫn hăng hái trên tuyến đầu về phẫu thuật u gan”.
Đáng chú ý là khi đó chính phủ lại không dám nói thẳng rằng cách điều trị u gan thời kỳ cuối của Ngô Mạnh Siêu thường dùng nhất là cấy ghép gan thay cho việc cắt bỏ khối u, vốn khó khăn hơn nhiều. Bản thân ông Ngô đã thực hiện 14.000 ca, vậy câu hỏi đặt ra là ông ta lấy đâu ra những nội tạng khớp với nhu cầu? Đơn cử như trong năm 2017 ở Mỹ, nơi có hệ thống hiến tạng và cấy ghép tạng hiện đại của thế giới, số lượng ca cấy ghép tổng cộng mới chỉ là 34.768. Trong khi đó, Trung Quốc không hề có hệ thống hiến tạng công khai minh bạch.
Là cố vấn hàng đầu của Hội nghị Cấy ghép tạng Quân đội, đồng thời cũng từng phát biểu chúc mừng tại Đại hội cấy ghép tạng của các bệnh viện, có thực sự là ông ta không biết nguồn tạng hiến từ đâu chăng?
Tương tự, truyền thông của ĐCSTQ không dám công khai việc ông Ngô là bác sỹ được ông Giang Trạch Dân quan tâm nhất. Ông Ngô từng gặp ông Giang ít nhất 4 lần. Năm 2014, có người biết chuyện đã tiết lộ cho tờ New Century ở nước ngoài rằng, mối quan hệ của Giang và Ngô rất đặc biệt. Mỗi lần ông Giang tham gia đại hội y khoa thế giới, chỉ cần Giang tới, nhất định sẽ hỏi một câu, Ngô Mạnh Siêu của Thượng Hải đã tới chưa? Ẩn ý trong câu nói đó mọi người đều hiểu. Nghe nói, năm 2011, trong lúc Giang gần chết, cũng chính là Ngô Mạnh Siêu đã tiến hành cấy ghép tạng cho ông ta.
Mà ông Giang Trạch Dân sau khi đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7/1999, đã tiến hành thương mại hóa nội tạng sống thu hoạch từ những người tập Pháp Luân Công. Khi ông Ngô Mạnh Siêu làm lãnh đạo nghiên cứu ngoại khoa gan phương Đông đã từng giải quyết một số vấn đề cấy ghép nội tạng, việc này khiến ông Giang đề xuất phát triển ngành công nghiệp mổ lấy nội tạng hòng thu lại khoản lợi nhuận khổng lồ. Vì thế ông Ngô Mạnh Siêu được ông Giang và quân ủy Từ Tài Hậu nhiều lần tặng giải thưởng và bằng khen.
Ngoài việc thực hiện những ca phẫu thuật ghép tạng tại bệnh viện ngoại khoa gan, ông Ngô Mạnh Siêu còn mở Bệnh viện gan Mạnh Siêu tại Đại học Y Phúc Kiến, Trung tâm Y tế Ngô Mạnh Siêu tại Thượng Hải, Trung tâm Y tế Ngô Mạnh Siêu ở Ninh Ba, v.v.. Những bệnh viện đó đều liên quan tới cấy ghép tạng, vậy thì lấy đâu ra nhiều tạng hiến đến thế?
Tham khảo:
Ca ngợi người sáng lập khoa ngoại ghép tạng
Ngoài Ngô Mạnh Siêu, còn phải kể tới người thầy của ông ta là Cầu Pháp Tổ, người sáng lập khoa ngoại chuyên cấy ghép nội tạng của ĐCSTQ. Thời trẻ ông ta du học tại Đại học y Munich, lấy bằng tiến sỹ y. Sau khi Nhật rút khỏi, ông ta về nước, chủ trì sáng lập cơ cấu cấy ghép tạng sớm nhất Trung Quốc – Đại học Y Ngoại khoa Đồng Tế chuyên nghiên cứu ghép tạng.
Sau khi thành lập chính phủ ĐCSTQ, thì đằng sau những ca cấy ghép tạng của các lãnh đạo cao cấp thời đầu, không thể thiếu bóng dáng Pháp Tổ và học trò Hạ Tuệ của ông ta. Năm 1993, Pháp Tổ được bầu làm Viện sỹ Bệnh viện Y học Trung Quốc.
Năm 2001, ông Cầu Pháp Tổ đạt được giải thưởng “Cả đời cống hiến cho y đức”. Năm 2004, vào ngày sinh nhật 90 tuổi của ông ta, Ngô Quan Chính, sau đó là thành viên thường trực của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng, và Lộ Dũng Tường, Phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã gửi thư chúc mừng. Ông Du Chính Thanh, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hồ Bắc đã ca ngợi ông Cầu Pháp Tổ trong bài phát biểu của mình. Ngô Giai Bình, Phó ủy viên toàn quốc trong bài phát biểu đã hết lời ca ngợi ông Cầu Pháp Tổ. La Thanh Tuyền, Chủ tịch tỉnh Hồ Bắc đã trao tặng chứng nhận vinh danh cho ông này.
Không nghi ngờ gì, ông Cầu Pháp Tổ nhận được vinh dự vì sự đóng góp nổi bật trong cấy ghép tạng của ĐCSTQ.
Lãnh đạo cao cấp đặc cách gửi điện chia buồn sau khi chuyên gia cấy ghép thận chết
Gần đây, ông Quách Văn Quý, một doanh nhân giàu có ở Hoa Kỳ đã tiết lộ những bí mật làm thế nào mà các lãnh đạo của ĐCSTQ dù bị mắc ung thư vẫn có thể sống. Đó là vì họ có thể được thay nội tạng để kéo dài sự sống, “mổ cướp nội tạng, giết hại người theo nhu cầu”.
Ông Quách Văn Quý tiết lộ con trai ông Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng đã được thay thận 3 lần, đã giết hại 5 người; nguyên Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Mạnh Kiến Trụ vì để thay thận cho mẹ đã giết hại tù nhân để lấy nội tạng. Lý Hựu, sáng lập Đại học Bắc Kinh đã lựa chọn 10 người để thay gan. Ông ta đã chỉ định Phó viện trưởng Bệnh viện Quân khu Nam Kinh là Lê Lỗi Thạch làm bác sỹ tiến hành cấy ghép thận cho Giang Miên Hằng và mẹ của Mạnh Kiến Trụ. Có một sự kiện đáng ngờ là năm 2010, Lê Lỗi Thạch “nhảy lầu” chết.
Ông Lê Lỗi Thạch có thể nói là người sáng lập trong ngành cấy ghép thận ở Trung Quốc. Truyền thông nhà nước phong ông ta những danh xưng: người đi tiên phong trong nghiên cứu bệnh thận, Phó viện trưởng Viện Y học Lâm sàng Đại học Nam Kinh, giáo sư, chuyên gia bệnh gan thận nổi tiếng quốc tế, người sáng lập cách chữa trị bệnh gan thận của Trung Quốc, bậc thầy y học một đời… Truyền thông nhà nước năm 2004 còn đưa tin tỷ lệ sống sót ca ghép thận do ông ta và học sinh tiến hành đạt đến mức tuyệt đối 100%. Có thể phỏng đoán, với thế lực tại Trung Quốc của cha con ông Giang Miên Hằng, không thể không mời ông Lê Lỗi Thạch thay thận cho Giang Miên Hằng.
Về trung tâm cấy ghép thận mà Lê Lỗi Thạch sáng lập, thời kỳ ban đầu mỗi năm chỉ từ vài chục ca ghép, trước 2004 đã dần phát triển tới hơn 100 ca, từng trở thành một trong những trung tâm cấy ghép thận lớn nhất trong nước. Tới năm 2004 các ca phẫu thuật ghép thận đã đột phá lên tới 1.000 ca. Ông Lê Lỗi Thạch còn chủ trì biên soạn cuốn “Sổ tay ghép thận Trung Quốc”, rất nhiều bác sỹ ghép thận của Đại Lục đọc cuốn sách này.
Do vậy, ông Lê Lỗi Thạch không chỉ được gặp đích thân ông Giang Trạch Dân, mà năm 2007 còn được quân đội ban hành “Quyết định học tập theo Lê Lỗi Thạch”. Ông ta còn được lập công lao bậc 2 lên đến 5 lần, bậc 3 lên đến 8 lần.
Thú vị là sau khi ông Lê Lỗi Thạch chết, các quan chức ĐCSTQ gồm Lưu Kiến Đông, Lý Nguyên Triều, Từ Tài Hậu, Tưởng Thụ Thanh, Lương Quang Liệt đều thi nhau gửi thư, điện chia buồn, vòng hoa. Điều gì khiến những lãnh đạo cao cấp làm như vậy?
Hoàng Khiết Phu – “Chưởng môn” cấy ghép tạng của ĐCSTQ đứng sau các lãnh đạo cao cấp
Đề cập tới nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế của ĐCSTQ, “chưởng môn” cấy ghép tạng của ĐCSTQ, hiện ông Hoàng Khiết Phu là Ủy viên Hội cấy ghép và hiến tạng người, giới cấy ghép trong và ngoài nước không còn xa lạ gì. Ông ta từng đảm nhiệm chức Chủ nhiệm, Phó viện trưởng, Viện trưởng Khoa gan Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Y Trung Sơn, hiệu trưởng Đại học Y Trung Sơn kiêm Bí thư Đảng ủy; chuyên định hướng trị liệu ngoại khoa u ác tính và cấy ghép gan.
Tháng 11 năm 2001, Hoàng Khiết Phu nhậm chức Thứ trưởng Bộ Y tế. Tháng 7 năm 2005 được thăng chức làm Cục trưởng Cục Y tế Trung ương, phụ trách tổ chuyên gia bảo vệ sức khỏe của các ủy viên trung ương, quản lý việc chăm sóc sức khỏe trung ương, phụ trách sức khỏe cho tất cả lãnh đạo của ĐCSTQ.
Ở đây còn có một chi tiết nữa là Ngô Giai Bình, người tiền nhiệm của Hoàng Khiết Phu lại là bác sỹ ngoại khoa tiết niệu. Từ năm 1960 Ngô Giai Bình đã bắt đầu tiến hành ca ghép thận đầu tiên. Từ đó việc sử dụng tạng sống để cấy ghép đã trở nên phổ biến nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe các quan chức cao cấp trong quân đội, chính phủ, ĐCSTQ.
Việc Hoàng Khiết Phu và Ngô Giai Bình chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo là bất thường.
Phải biết rằng, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi thường là bệnh mãn tính, tim mạch, là sở trường của bác sỹ nội khoa, vậy mà bác sỹ ngoại khoa tiết niệu và bác sỹ cấy ghép gan lại trở thành người quản lý bảo vệ sức khỏe các lãnh đạo cao cấp của ĐCSTQ, bản thân đã là sai với cách trị liệu thông thường. Việc mờ ám ẩn giấu phía sau các lãnh đạo của ĐCSTQ trong tâm hiểu rõ. Phía sau Hoàng Khiết Phu có bao nhiêu quan chức ĐCSTQ ủng hộ cũng có thể tưởng tượng được.
Đương nhiên, bối cảnh này của Hoàng Khiết Phu cũng chính là ứng cử viên tốt nhất cho chính quyền ĐCSTQ để đối phó với cáo buộc của cộng đồng quốc tế về việc mổ cướp nội tạng các người tập Pháp Luân Công.
Trong vài năm gần đây, chính Hoàng Khiết Phu đã công khai thừa nhận ĐCSTQ sử dụng nội tạng của tử tù, cũng chính ông ta công khai phủ nhận việc mổ cướp nội tạng những người tập Pháp Luân Công. Tháng 9 năm 2009, ông ta công khai tuyên bố, tổng tất cả các ca ghép tạng của Trung Quốc hiện nay đạt tới hơn 100.000 ca, trở thành nước thứ 2 sau Mỹ về cấy ghép tạng. Hàng năm, Trung Quốc có hơn 10.000 ca phẫu thuật ghép tạng. Trong đó phát triển nhiều nhất là ghép thận, tổng cộng có 86.800 ca. Hiện nay mỗi năm có khoảng 6.000 ca phẫu thuật ghép thận, nhưng ông ta né tránh việc nói về nguồn gốc tạng.
Tháng 8 năm 2005, Hoàng Khiết Phu đã tham dự một phái đoàn do La Cán, bí thư Ủy ban Chính trị Luật pháp của ĐCSTQ dẫn đầu đến Tân Cương, tiến hành phẫu thuật ghép gan cho bệnh nhân ung thư gan 46 tuổi. Trong phẫu thuật cần chuẩn bị gan dự trữ cho cấy ghép, chỉ trong vòng 24h đã có thể 2 mẫu gan phù hợp, đã lập ra “kỷ lục thế giới” trong cộng đồng y học (Thời gian chờ trung bình để được ghép gan tại Mỹ năm 2006 là 321 ngày).
Quan chức cấp cao lần lượt tới thăm quan tập đoàn sản xuất thuốc dành cho ghép tạng
Theo tư liệu cho thấy, trong hơn thập kỷ qua, rất nhiều quan chức hàng đầu đã liên tục đến thăm quan tập đoàn, trong đó có Ngô Quan Chính, Ngô Bang Quốc, La Cán, Lý Bằng, Lưu Vân Sơn, Vương Đông Tuyền, Bạc Hy Lai, Trương Cao Lệ và Hồi Lương Ngọc…
Tháng 8 năm 2003, La Cán, chính ủy đương thời Bộ chính trị Trung ương, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương đã tới Uy Cao. Ngày 10 tháng 8 năm 2004, Bạc Hy Lai, Bộ trưởng Bộ Thương mại đương thời, cũng đã tới Uy Cao. Tháng 5 năm 2005, Vương Đông Tuyền, lãnh đạo hàng đầu của Tân Cương, đã dẫn một phái đoàn từ vùng tự trị đến thăm Uy Cao. Ngày 6 tháng 7 Ngô Bang Quốc, thành viên của Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị của Uỷ ban Trung ương và Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đến Uy Cao. Tháng 9 năm 2007, Hồi Lương Ngọc, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện nhà nước đương thời cũng đã đến Uy Cao. Tháng 11 năm 2013, Lưu Vân Sơn cũng đã đến nghiên cứu Uy Cao…
Tại sao các quan chức lại ưu ái tới tập đoàn Uy Cao như vậy? Điều này rất có thể liên quan đến một sản phẩm dùng giúp ức chế phản ứng miễn dịch hấp phụ trong thẩm tách máu hoặc cấy ghép nội tạng do tập đoàn Uy Cao hợp tác với Viện Vật lý Hoá học Đại Liên. Sản phẩm này đã phá vỡ độc quyền của Tập đoàn Dược phẩm Fresenius của Đức.
Một trong những bằng chứng cho thấy tập đoàn Uy Cao tham gia sâu vào việc cấy ghép nội tạng là vào tháng 6 năm 2016, tập đoàn Uy Cao và Hội Hồng Cơ đã cùng thành lập Quỹ bác ái, bao gồm các quan chức và nhà cấy ghép nội tạng trong đó có Hoàng Khiết Phu, giám đốc Quỹ Phát triển Cấy ghép nội tạng Trung Quốc.
Ngoài ra, cũng không thể bỏ qua việc tháng 12 năm 2007, tập đoàn Uy Cao đã ký một thỏa thuận hợp tác với Medtronic, một trong 500 công ty hàng đầu thế giới của Mỹ, và thiết lập một quan hệ đối tác chiến lược. Trong số các liên doanh do hai bên thành lập, Medtronic nắm giữ 51% cổ phẩn. Medtronic là một trong những công ty công nghệ y tế lớn nhất trên thế giới, cung cấp các chương trình điều trị kéo dài suốt đời cho bệnh nhân mắc bệnh mãn tính.
Phóng viên người Mỹ, cô Anne Cheney tiết lộ trong cuốn “Inside America’s underground trade in human remains” (Tạm dịch: Nhìn thấu thị trường giao dịch nội tạng người của nước Mỹ) đã tiết lộ, ở Mỹ thị trường nội tạng người rất lớn, là một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la hỗ trợ các nghiên cứu tiên tiến và quá trình trị liệu hàng ngày. Các bộ phận của người chết, nội tạng, dây chằng, xương, khớp, chân tay, bàn chân, hộp sọ là những thứ không thể thiếu cho sự phát triển tri thức khoa học và hoàn thiện kỹ thuật trị liệu mang lại lợi nhuận khổng lồ. Các công ty lớn như Johnson & Johnson và các sản phẩm y tế của Medtronic dựa vào nội tạng người để phát triển các thiết bị y tế. Còn các nhà nghiên cứu dựa vào tạng người để nâng cao kỹ năng phẫu thuật của họ và thậm chí làm sản phẩm mỹ phẩm. Các bác sĩ sử dụng chúng để thay thế van tim, điều trị bệnh nhân bỏng, thay đổi xương của họ, và thậm chí đệm lót môi để loại bỏ nếp nhăn.
Theo quy định về “Luật hiến tạng thống nhất” được Hoa Kỳ thông qua vào năm 1968, việc mua bán di thể người chết là việc mua bán trái phép. Tuy nhiên, luật này cũng quy định nếu để trang trải các chi phí phát sinh trong việc bảo quản, vận chuyển, lưu trữ và chế biến cơ thể thì việc làm này là hợp pháp. Kẽ hở này cũng có nghĩa là xương, mô, cơ quan, khớp, chân tay, sọ, và thậm chí những phần còn thiếu trên di thể đều thành hàng hóa đắt đỏ, và nhu cầu của các nhà nghiên cứu, các nhà phát triển sản phẩm và bác sĩ luôn vượt quá cung. Chẳng hạn như đầu có thể được bán với giá hơn 900 USD, chân gần 1.000 USD, bàn tay, bàn chân và cánh tay mỗi cái vài trăm đô la.
Trong bối cảnh chi phí thu hoạch di thể ở Mỹ rất cao, hợp tác của Medtronic với tập đoàn Uy Cao để sản xuất các sản phẩm không phản ứng với cấy ghép tạng, mặc dù không có bằng chứng rõ ràng, khó có thể khiến người ta không liên tưởng tới bức màn đen ở phía sau. Chẳng hạn như cơ thể sẽ bị mổ, nội tạng bán cho Hoa Kỳ?
Nguyên nhân thật sự – Kết luận
Trừ Quách Văn Quý vạch trần một góc khuất việc mổ lấy tạng của ĐCSTQ, ngày 20 tháng 9 năm nay, “Cuộc đối thoại thần bí của Quốc an ủy nòng cốt với Hồng nhị đại” xuất hiện trên Internet cũng là một phần của chủ đề liên quan. Đối thoại cho biết, khi các nhà cai trị ĐCSTQ leo lên vị trí cao nhất, họ chỉ có hai mục đích: thứ nhất, để duy trì sự ổn định lâu dài của chế độ, thứ hai, để suy nghĩ làm thế nào sống trường sinh bất lão và sống lâu hơn và chất lượng hơn. Để kéo dài tuổi thọ, họ có thể bất chấp không tiếc giá nào.
Trong cuộc đối thoại đề cập tới, nguồn tài nguyên lớn nhất của Trung Quốc là dân số, đó là một kho chứa DNA vô tận. Các nhà lãnh đạo có hàng trăm ngàn tỷ nhân dân tệ, giàu có bậc nhất. Giờ khoa học và công nghệ phát triển tốt, với rất nhiều tiền, họ đều muốn sống lâu hơn và muốn trường sinh bất lão. Lợi ích kinh tế, cơ thể cũng muốn được hưởng lợi! Có thể thay đổi thận, có thể thay đổi gan, tim, phổi, có thể thay đổi bất cứ điều gì, do đó thay đổi cả nội tạng cho não. Sau khi cấy ghép nội tạng, người ta sẽ có những phản ứng không thể tránh khỏi, vì vậy họ cần phải thay máu theo định kỳ để đổi máu. Những người lính trẻ trong quân đội là cấp bậc đầu tiên, và máu của họ được giao liên tục và không mất phí cho các nhà lãnh đạo Trung ương.
Theo báo cáo của tổ chức nước ngoài điều tra về cuộc bức hại Pháp Luân Công (CIPFG), Trung Quốc có rất nhiều người bị thu hoạch tạng sống, chủ yếu gồm những người tập Pháp Luân Công, người theo Phật giáo Tây Tạng, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, Kitô hữu. Việc thu hoạch nội tạng do ĐCSTQ tiến hành dưới sự kiểm soát của toàn bộ bộ máy nhà nước.
Tội ác này có sự tham gia của Đảng, chính phủ, quân đội, cảnh sát vũ trang, các hệ thống tư pháp và y tế. Họ bí mật giết người dân thường và trộm cướp nội tạng để phục vụ cho sức khoẻ và lợi ích của các chức sắc ĐCSTQ. Điều này cũng có nghĩa là có một số lượng lớn quan chức của ĐCSTQ, ở mức độ khác nhau liên quan tới tội ác như vậy. Nhưng những người này quên rằng cuộc sống kéo dài do tội lỗi không phải là sinh mệnh được kéo dài thực sự, mà thay vào đó là việc phải chịu ác báo, bị trời trừng phạt.
Minh Ngọc
Xem thêm:
Từ khóa Cấy ghép tạng Buôn bán nội tạng Giang Trạch Dân Mổ cướp nội tạng