Gần đây, một video về “Thanh niên 4 không” (không hẹn hò, không kết hôn, không mua nhà, không sinh con) đã lan truyền trên Internet Trung Quốc Đại Lục. Nhân vật chính trong video thậm chí còn nói rằng tình yêu lớn nhất của người cha là không để con mình đến với thế giới này.
Ngày 10/4, nhà báo kỳ cựu Đường Hạo của chương trình “Ngã tư thế giới” đã đăng một video, nói rằng sự co cụm quá mức của Đại Lục đã tạo ra một đội ngũ “thanh niên 4 không” ngày càng đông đảo.
Trong video, một chàng trai Bắc Kinh 30 tuổi nói rằng anh là một “thanh niên 4 không”: Không hẹn hò, không kết hôn, không mua nhà, không sinh con. Hiện giờ chi phí hẹn hò quá cao, “tất cả thái độ và thành ý đều phải dùng tiền để tích lũy”, đàn ông và phụ nữ đều giống nhau, chỉ muốn nhận, mà không muốn cho đi, “chỉ có thể đồng cam, nhưng không thể cộng khổ”.
Chàng trai cho biết, nếu quay lại 10 năm trước, anh sẽ không ngần ngại theo đuổi tình yêu, nhưng hiện nay không có tiền thì thực sự không thể làm nổi. Điều kiện tiên quyết để hẹn hò là phải có nhà, nhưng giá nhà đất hiện nay quá cao. Cũng không phải bản thân không làm việc chăm chỉ, “bởi vì làm việc chăm chỉ không có kết quả, và hiện giờ mức độ co cụm nghiêm trọng như vậy, nên đành phải bất lực.”
Người thanh niên này cũng cho biết, anh đã bị chậm lương đã khá lâu. Từ năm 2020 đến nay, Yunda Express còn nợ anh 20.000 tệ (khoảng 2.906 USD) tiền lương. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của anh ấy, vì đó là số tiền không nhỏ. Đối với những người bình thường, hàng ngàn đô la không phải là một con số nhỏ.
Anh cũng từng đến cơ quan thanh tra lao động của chính phủ, nhưng họ đều đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Hầu như không có nhân viên chuyển phát nhanh nào trong ngành chuyển phát nhanh có hợp đồng lao động, nên khó bảo vệ quyền lợi của bản thân. Cuộc khủng hoảng niềm tin đã xảy ra, anh thất vọng với thế giới này.
Cuối cùng, người thanh niên cũng nói rằng hiện tại anh đã 30 tuổi, mục tiêu của anh là sống thêm 30 năm nữa, đến 60 tuổi. Sau 60 tuổi “bệnh nhẹ thì tôi chạy chữa, bệnh nặng thì chờ chết”. Anh không kết hôn và không sinh con, “tình cha lớn nhất của tôi là không để con tôi đến thế giới này.”
Trong một video khác do Đường Hạo tung ra, một thanh niên cho rằng “thanh niên 4 không” là không mua nhà, không kết hôn, không sinh con và không tiêu xài hoang phí. Họ cảm thấy dù có làm việc chăm chỉ họ cũng không mua được nhà, vì vậy đơn giản là đừng mua nhà, chỉ cần không nghĩ đến việc mua nhà, “áp lực sẽ biến mất ngay lập tức.”
Anh nói không có nhà thì không cưới được vợ, “vậy thì cũng đừng kết hôn nữa.” Chỉ cần không kết hôn, “áp lực sẽ lập tức biến mất.” Không có nhà, không có vợ, thì sẽ không có con, “không có con thì không cần mua sữa bột, tiết kiệm thêm được một khoản chi phí nuôi con.” Không phải vay tiền mua nhà, mua ô tô, nuôi vợ con, thì “chỉ cần nuôi thân là đủ”.
Chàng trai trẻ cũng nói rằng một người đã là một gia đình, “người ở đâu, nhà sẽ ở đó, một người ăn cơm, thì cả nhà đều không bị đói.” Xào một đĩa rau có thể ăn trong 3 ngày, mỗi ngày tiền ăn 10 nhân dân tệ (khoảng 1,45 USD) là đủ.
Mặc dù không có công việc tốt, thu nhập không cao nhưng chỉ cần không mua nhà, không mua xe, không sinh con thì “vẫn có thể sống tự tại”. Con người sống chỉ một lần, đa phần ngay từ nhỏ, mọi người đều đã nỗ lực học tập, đến khi lớn lên lại vất vả làm việc, mua nhà, nuôi gia đình, vất vả cả một đời.
Cuối cùng, người thanh niên nói rằng nếu con cái không có tương lai, thì dù đã về hưu, cha mẹ cũng vẫn phải giúp đỡ chúng, như vậy cả đời đều không được thanh thản. Nhưng chỉ cần trở thành “thanh niên 4 không”, thì một năm cũng có thể hạnh phúc bằng cả đời của người khác.
(Nội dung tweet: “Sự co cụm quá mức đã tạo ra một đội ngũ “thanh niên 4 không” ngày càng đông đảo.”)
(Nội dung tweet: “Theo bạn ai là người phải chịu trách nhiệm về hiện tượng “thanh niên 4 không? Là bởi những người trẻ tuổi không thể cởi bỏ chiếc áo dài của Khổng Ất Kỷ hay Đảng Cộng sản Trung Quốc không thể cởi bỏ chiếc áo màu đỏ giả dối?”)
Đoạn video đã gây ra những bình luận sôi nổi từ cư dân mạng.
Cư dân mạng “Beijing Kanye” (Bắc Kinh Khản Gia) bình luận: “Từ nhiều năm trước, kiểu thanh niên 4 không này được bắt gặp ở khắp mọi nơi xung quanh tôi. Họ không cố ý, nhưng vì điều kiện của bản thân quá nghèo, nên không cô gái nào bằng lòng lấy họ và sinh con.
Vì vậy họ chỉ có thể sống một mình, cô đơn và không nơi nương tựa. Tôi quen biết nhiều người. Tôi có thể đưa ra ít nhất hơn 10 ví dụ về những người mà tôi biết. Họ âm thầm sống tạm bợ, trốn tránh mọi người, sợ bị hỏi thăm.”
Cư dân mạng “Lưu Tiên Sinh” nhận xét: “Ngày càng có ít cách kiếm tiền, tiền lương không tương xứng với giá nhà đất, cường độ làm việc cao, điều kiện chọn bạn đời của phụ nữ không phù hợp với bản thân, quyền lợi của người lao động không được đảm bảo, ban ngành lao động thì vô dụng.
Bộ phận quản lý đô thị suốt ngày quản lý mù quáng, khiến người dân rất khó sống. Vì tiền mà không quan tâm đến sức khỏe của người dân, không xây dựng và giám sát với mục tiêu phát triển xã hội lâu dài. Khi xảy ra vấn đề, điều đầu tiên là trấn áp, tạo ra rào cản đối với công việc, v.v., có rất nhiều vấn đề.”
Cư dân mạng thi nhau bình luận:
“Đã bị đe dọa xui xẻo 3 đời rồi, còn sinh con để người ta chà đạp sao?”
“Đương nhiên là không được! Tiền của lãnh đạo từ đâu mà ra? Người tình của lãnh đạo từ đâu mà ra? Uy tín của thủ lĩnh từ đâu mà ra?”
“Thế hệ này là thế hệ cuối cùng.”
“Như vậy còn tốt hơn so với việc sống dưới đáy xã hội sau khi kết hôn và sinh con ở đất nước bức tường (Trung Quốc). Con cháu lại tiếp tục sống trong cảnh bất hạnh, tiếp tục làm thợ mỏ, con heo béo cho những người giàu có quyền lực.”
“Thanh niên 4 có trở thành thanh niên 4 không.”
“Ở một đất nước như vậy, mỗi một đứa trẻ sinh ra chẳng phải là thêm 1 nô lệ sao?”
“Sinh con ở Trung Quốc làm nô lệ cho ĐCSTQ là một tội ác.”
“Không có nhân phẩm, tự do và an toàn. Hãy làm thể hệ cuối cùng sáng suốt.”
“Tôi không muốn để thế hệ sau giống như tôi. Tôi đã đau khổ đủ rồi, tôi không muốn khiến thế hệ sau đau khổ hơn nữa.”
“Bất bạo động không hợp tác với các cuộc vận động. Tán thành!”
Gần đây, hiện tượng giới trẻ Trung Quốc “thắp hương cầu Phật” tại các chùa chiền đông đúc đã thu hút sự chú ý của dư luận. Theo phân tích, các bạn trẻ đến chùa dâng hương không phải vì tín ngưỡng, mà để tìm sự an ủi về tinh thần, bởi họ đang gặp áp lực trong cuộc sống, mất phương hướng và không tìm được lối đi.
Đồng thời, rất nhiều sinh viên đại học đã đăng video lên Internet, phàn nàn về việc họ không thể tìm được việc làm. Ngoài ra, một số video còn cho thấy ở Thâm Quyến, Đông Quản, Tô Châu, Nam Kinh và các thành phố khác ở Quảng Đông, rất nhiều thanh niên đang ngủ trên đường vì không tìm được việc làm.
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…
Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…
Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…