Vào tối ngày 19/1, ‘gã khổng lồ’ bất động sản CFLD (China Fortune Land Development) của Trung Quốc đã đưa ra thông báo đầu tiên trong năm 2022 về vấn đề nợ nần đầy nguy cơ của tập đoàn này.
Thông báo của CFLD cho biết: “Công ty có tổng số ‘nợ tài chính’ là 219,2 tỷ RMB (nhân dân tệ), cho đến nay tổng các khoản nợ tích lũy chưa được hoàn trả theo kế hoạch là 93,556 tỷ RMB”.
Dù số liệu trên cho thấy dường như số nợ không trả được đã giảm, nhưng thực tế không vậy.
Theo Nhật báo Kinh doanh (NBD) của Trung Quốc, trước đó một tháng là vào ngày 22/12/2021, CFLD cũng cho biết công ty và các công ty con của họ đã tăng mới thêm 6,787 tỷ tiền gốc và lãi dưới hình thức vay ngân hàng và vay tín thác mà không trả được đúng hạn, “Tính đến ngày công bố thông báo, công ty đã không trả được nợ gốc và lãi đúng hạn với số tiền tổng cộng 107,805 tỷ RMB”.
Nhìn bề ngoài, sau một tháng thì các khoản nợ không trả được của CFLD đã giảm hơn 10 tỷ RMB, nhưng con số 93,556 tỷ RMB vào ngày 19/1 là không tính lãi, trong khi con số vào tháng 12/2021 là 107,805 tỷ RMB là bao gồm gốc và lãi.
Theo kênh tài chính của Sohu Trung Quốc (Sohu Finance), khủng hoảng của CFLD bắt đầu vào năm 2017.
Tháng 6/2017, trấn Lang Phường đã ban hành “lệnh hạn chế mua”. Sau đó cơ quan chức năng nhiều nơi khác xung quanh Bắc Kinh cũng lần lượt ban hành “lệnh hạn chế mua” tương tự, khiến thị trường bất động sản quanh Bắc Kinh tăng tốc hạ nhiệt.
Bị ảnh hưởng bởi điều này, dòng tiền hoạt động của CFLD đã lâm nguy.
Tháng 7/2018, Tập đoàn Bảo hiểm Ping An (Bình An) của Trung Quốc đã tiếp quản 19,7% cổ phần của CFLD với mức giá 13,77 tỷ RMB và thành cổ đông lớn thứ hai. Năm sau, Ping An lại tăng cổ phần của họ tại CFLD.
Nhưng để hạn chế nguồn tài chính của các nhà phát triển bất động sản, vào năm 2020 chính quyền Trung Quốc đã đưa ra quy định “ba lằn ranh đỏ” đối với việc cấp vốn cho các doanh nghiệp bất động sản, hệ quả đã ảnh hưởng nặng về nguồn cung tài chính của CFLD.
Ngoài ra, vấn đề dịch COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) bùng phát ở Bắc Kinh và Hà Bắc khiến hoạt động kinh doanh ngưng trệ cũng khiến cho đầu năm 2021 CFLD lâm vào tình trạng “thiếu tiền”.
Tối ngày 1/2/2021, lần đầu tiên CFLD tiết lộ và thông báo về vấn đề nợ, theo đó số tiền gốc và lãi liên quan đến khoản nợ quá hạn lên tới 5,255 tỷ RMB; tính đến ngày 31/1 số tiền hiện có của công ty chỉ là 800 triệu RMB.
Trước thực trạng đó, cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm nổi tiếng thế giới là Fitch, S&P, và Moody’s, đã hạ cấp CFLD với lý do khủng hoảng tài chính.
Moody’s cho rằng hiệu quả hoạt động và dòng tiền của CFLD đều thấp hơn dự kiến, tính thanh khoản kém và hàng loạt khoản nợ đến hạn đã làm tăng đáng kể rủi ro của họ.
Theo Tôn Vận, Epoch Times
Xem thêm:
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…