Sau năm 1960, khoảng 30 triệu người Trung Quốc đã bị chết vì nạn đói lớn. Cũng trong giai đoạn này đã xuất hiện vấn nạn ăn thịt người được truyền thông trong và ngoài Trung Quốc ghi nhận. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thảm kịch này không phải do “thiên tai”, cũng không phải do “Đại nhảy vọt”, mà là do hợp tác hóa, công xã hóa đã xóa bỏ chế độ tư hữu, và nạn đói lớn chính là hệ quả của chế độ này.
Trong nạn đói lớn sau năm 1960, ở Trung Quốc đã xuất hiện hiện tượng ăn thịt người. Những năm gần đây truyền thông ngoài Trung Quốc cũng đăng tải thông tin về sự việc này.
Trước đó, tạp chí “Viêm Hoàng Xuân Thu” đã đăng một vài phỏng vấn với ông Trương Thân, Bí thư Thành ủy thành phố Khai Phong, trong đó kể lại chuyện người bà ăn thịt cháu gái như sau: Mùa đông năm nay (năm 1958) Phó chủ tịch tỉnh Triệu Văn Phủ và Bí thư Thành ủy Trần Băng đích thân tới thị sát ở Vũ Thành, ngay khi đến một ngôi làng liền thấy người dân khóc thảm thiết rằng lương thực lại không chuyển đến kịp, tất cả rồi sẽ chết đói hết. Trần Băng đi về phía tây của ngôi làng, đến một ngôi nhà thấy một cụ già ngồi ngủ bên một ổ rơm, không thấy có lương thực, nhưng trong nhà có một cái chum nhỏ đựng đầy thịt, bèn hỏi: “Đây là thịt gì vậy? Thịt chó hay thịt mèo?” Cụ già liền khóc rống lên: “Đó là thịt của cháu gái tôi!” Đói đến mức ăn cả thịt người! Trần Băng liền rời đi, tìm ông Triệu Văn Phủ và cùng đến xem cái chum đựng thịt của bé gái xấu số…
Tạp chí “Viêm Hoàng Xuân Thu” cũng đăng một bài viết của ông Duẫn Thử Sinh, nguyên Phó giám đốc Sở Công an tỉnh An Huy ghi chép về nạn ăn thịt người này.
“Tỉnh An Huy trong những năm Đại nhảy vọt, quần chúng nhân dân khổ không tả xiết, chết đói đến 4 triệu người, khiến cho người ta ăn thịt lẫn nhau… Báo cáo ngày 23/4/1961 của Sở Công an An Huy gửi cho tỉnh ủy có tiêu đề ‘Báo cáo về việc phát sinh tình huống đặc thù’ đã viết: Từ năm 1959 đến nay, đã phát sinh một vụ việc đặc thù (chính là người ăn thịt người)…”
“Ví dụ sau sẽ minh chứng cho báo cáo của Sở Công an: Trước tiên xem xét số liệu thống kê nhân khẩu. Năm 1958, nhân khẩu huyện Phượng Dương là 400.000 dân, đến năm 1961 giảm xuống còn 160.000 dân, giảm 39% so với năm 1958. Trên toàn huyện có khoảng 2.404 hộ gia đình ở 27 ngôi làng có người chết đói, khiến 1.580 người già rơi vào cảnh cô quả, 3.304 trẻ nhở rơi vào cảnh cô nhi.
“Tại sao lại xuất hiện tình huống này? Chính là bởi bí thư huyện ủy của huyện này vì theo đuổi Đại nhảy vọt mà bất chấp sống chết của người dân. Để tiến hành Đại nhảy vọt, ông ta đã sử dụng ông cụ tàn khốc chuyên chế trấn áp quần chúng nhân dân. Toàn huyện chỉ có khoảng 400.000 dân, vậy mà ông ta đã hạ lện các cơ quan công an đến bắt giữ 3.154 người, quản thúc 1.400 người, phê bình đấu tố hơn 2.000 người, đánh đổ 366 người bị coi là phản cách mạng.”
Tại Liêu Ninh, một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng đăng một bài viết về nạn ăn thịt người. Trong một cuốn sách của Dương Tử An cũng ghi chép lại câu chuyện về một người bạn học tố cáo sự việc phát sinh ở thôn của cô ấy: “Có một phụ nữ nông thôn không nhẫn chịu được khi thấy đứa con gái nhỏ 2 tuổi của mình kêu khóc vì đói, không muốn nó phải chịu khổ sở thêm nữa nên đã bóp chết đứa trẻ. Sau đó, cô ấy đưa thi thể đứa trẻ cho chồng mang đi chôn. Không ngờ rằng người chồng quá đói đến mức tinh thần bất ổn, đã cho đứa trẻ vào nồi, rồi cho thêm chút rau cỏ vào nấu cùng. Người chồng còn ép vợ ăn một bát. Người phụ nữ quá đau khổ và hối hận trước hành động vô nhân tính của chồng nên đã đi báo với chính quyền.”
Về nguyên nhân của nạn đói lớn ở Trung Quốc, trong quá khứ đã từng có rất nhiều ý kiến. Cách nói đầu tiên cho rằng “ba năm chịu thảm họa tự nhiên” đã khiến nông nghiệp ảnh hưởng làm giảm sản lượng lớn. Quyển sách “Bia mộ” của Dương Kế Thằng phát hành tại Paris, chương 15 lại viết rằng nguyên nhân nạn đói không phải do thiên tai, khi xem lại dữ liệu từ 360 trạm khí tượng thủy văn có thể tra thấy, trong khoảng thời gian từ 1959 – 1961 không hề có thảm họa tự nhiên nào diễn ra trên phạm vi toàn Trung Quốc.
Không chỉ ở đất liền mới bị khan hiếm lương thực, mà khi đó ở Thanh Đảo sản lượng đánh bắt cá cũng giảm đi. Nhiệt huyết của ngư dân cũng bị cái gọi là “tài sản công xã” làm cho tê liệt, cho dù là thuyền riêng của từng người thì sản lượng đánh bắt về cũng trở thành của công xã. Do vậy mà họ cũng không muốn dốc sức đánh bắt nữa, điều này dẫn đến thiếu hụt sản phẩm. Tựu chung lại, nhiều sự việc đã cho thấy cái gọi là “ba năm chịu thảm họa tự nhiên” chỉ là cái cớ để chính quyền Trung Quốc biện giải trốn tránh trách nhiệm.
Một cách nói khác lại đổ cho Đại nhảy vọt đã dẫn đến nạn đói. Đến tận ngày nay thì người ta vẫn thường nhắc lại lập luận này. Kỳ thực, Đại nhảy vọt, chủ yếu là luyện gang thép, mục đích là đẩy sản lượng thép từ con số 5,35 triệu tấn năm 1957 lên đến mức 10,7 triệu tấn vào năm 1958. Hơn nữa, việc luyện thép chủ yếu diễn ra ở thành thị, tập trung chính vào năm 1958, không kéo dài lâu nên cũng không có ảnh hưởng quá lớn đến sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Đến khoảng nửa đầu năm 1959, thì cao trào luyện thép đã dần dần giảm thấp, nó không hề phổ biến như hợp tác hóa hay công xã hóa ở khắp các vùng nông thôn, khiến cho không một thôn trang nào thoát khỏi lưới. Nếu như nói rằng Đại nhảy vọt đã dẫn đến nạn đói lớn, thì quả thực không phù hợp với tình huống thực tế.
Tại sao ở Liên Xô, Triều Tiên, Cuba, Khmer Đỏ chỉ tiến hành nông nghiệp tập thể hóa, hợp tác hóa, không tiến hành Đại nhảy vọt, mà cũng có nạn đói diễn ra? Trên thực tế, nạn đói ở Trung Quốc diễn ra chính là hệ quả của những chính sách chế độ lúc đó, chỉ vì xóa bỏ chế độ tư hữu, phổ biến hợp tác hóa công xã hóa, chính những điều này đã dẫn đến nạn đói lớn.
Trong giai đoạn đó, vì một số nhà lãnh đạo ĐCSTQ ôm giữ ảo mộng xây dựng “thiên đường tại nhân gian” và cho rằng “công xã nhân dân là cây cầu tiến đến đó” nên đã tạo ra vô số cờ hiệu huyễn tưởng phi thực tế, dẫn không biết bao nhiêu người dân và cán bộ đi theo, thay vì đến thiên đường lại là một vực thẳm tối tăm, phải đối diện với một nạn đói trên phạm vi toàn quốc.
Đến tận ngày nay, chính quyền Trung Quốc vẫn không dám công khai thừa nhận rằng trong khoảng thời gian diễn ra nạn đói lớn năm 1960 có tới 30 triệu người chết đói, cũng không dám thừa nhận rằng nguyên nhân đằng sau nó là do cái gọi là “công xã hóa” tạo thành, mà vẫn luôn rao giảng nạn đói là do “ba năm chịu thảm họa tự nhiên”. Qua suốt mấy chục năm tuyên truyền, đến nay họ vẫn bảo lưu cách nói “ba năm chịu thảm họa tự nhiên”. Họ muốn giấu đi nguyên nhân chính là do những cái như tập thể hóa, hợp tác hóa, công xã hóa đã phá hoại nghiêm trọng ngành nông nghiệp của Trung Quốc, tạo thành một đại thảm họa đen tối nhất trong lịch sử thế giới. Đây quả thực là tấm màn che giấu khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại: thảm kịch 30 triệu người bị chết đói.
Chính quyền ĐCSTQ hết đổ cho thảm họa tự nhiên, lại đổ cho Đại nhảy vọt! Tại sao họ không dám đối diện với thực tế? Chính là bởi họ không muốn động chạm vào lý tưởng của mình, không dám thừa nhận nạn đói chính là do chế độ lúc bấy giờ gây ra. Nạn đói lớn là hệ quả của chế độ. Chính nó và những cái như tập thể hóa, hợp tác hóa, công xã hóa, quốc hữu hóa là không thể tách rời. Hợp tác hóa ở nông thôn và thành thị đã xóa bỏ xí nghiệp tư hữu, thi hành quốc hữu hóa, kiến lập vô số các xí nghiệp quốc doanh, tất cả đều giống nhau, đã phá hoại nền kinh tế quốc dân.
Cái gọi là “cách mạng chủ nghĩa dân chủ mới” của ĐCSTQ, còn gọi là cách mạng ruộng đất, mục đích chính là xóa bỏ chế độ tư hữu của địa chủ phú nông. Thông qua cải cách ruộng đất, trước tiên là tịch thu hết tài sản và đất đai của địa chủ và phú nông, không chỉ là những người giàu có, mà còn cả từ những người được coi là đối tượng chuyên chính của giai cấp thù địch. Sau đó chuyển sang xóa bỏ chế độ tư hữu, ở thành thị thì thông qua “công tư hợp doanh”, các xí nghiệp tư doanh đã trở thành xí nghiệp quốc doanh hoặc xí nghiệp tập thể.
Những tinh anh ở nông thôn trước đây, chính là địa chủ phú nông, họ am hiểu kinh tế nông nghiệp. Nhưng sau cải cách ruộng đất, họ bị chụp mũ thành “giai cấp thù địch”, bị tước đoạt những quyền lợi công dân cơ bản nhất! Không có tự do ngôn luận, nếu như họ phê bình công xã hóa, thì chính là công kích hợp tác hóa, thì không những sẽ bị đấu tố, mà còn bị kết án tù. Việc đánh đổ địa chủ phú nông, cũng là để chấn nhiếp dân chúng, để sau này, không còn ai dám có ý kiến phản đối hợp tác hóa hay công xã hóa nữa.
Ngoài Trung Quốc, một số nước khác cũng trải qua nạn đói như:
Hồng Ngọc
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…