Đại nhảy vọt: Cuộc thảm sát tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại
- HOÀNG VŨ
- •
Một nhà văn, người đã tiết lộ hàng triệu cái chết của người Trung Quốc trong thời kỳ Đại nhảy vọt, nói rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công bố ngày càng nhiều các tài liệu mô tả chi tiết thời kỳ đổ máu và đói kém này.
Hàng chục triệu người đã chết trong cuộc Cách mạng Đại nhảy vọt, dự án con cưng của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông từ năm 1958 đến 1962. Ông ta nghĩ rằng có thể tập hợp những người lao động nông nghiệp ở nông thôn Trung Quốc thành từng nhóm quy mô lớn.
Trong khi hầu hết người dân thế giới xem thảm sát Holocaust của Adolf Hitler, Đại thanh trừng của Joseph Stalin, “Nạn đói lịch sử” (Terror Famine) của Ukraine, hay cuộc tàn sát người da đỏ ở Tân Thế Giới là những vụ giết người hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử, Đại nhảy vọt của Mao dường như đã vượt trội hơn tất cả với một khoảng thời gian kỷ lục.
Đại nhảy vọt đã giết chết khoảng 45 triệu người, theo nhà sử học Frank Dikötter, tác giả cuốn “Nạn đói lớn của Mao”, người đã viết một bản cập nhật cho nghiên cứu này trên tờ History Today xuất bản ngày 8/8.
Dikötter đã tóm tắt Đại nhảy vọt của Mao như sau:
Mao đã nghĩ rằng ông ta có thể giúp đất nước của mình vượt qua đối thủ cạnh tranh bằng cách tập hợp dân làng trên khắp đất nước thành những công xã khổng lồ. Nhằm theo đuổi một thiên đường không tưởng, tất cả mọi thứ phải là sở hữu tập thể. Người ta bị lấy đi công việc, nhà cửa, đất đai, đồ đạc và sinh kế. Trong bếp ăn tập thể, thức ăn, được phân phối theo thìa dựa theo công tội, đã trở thành một vũ khí để buộc người dân phải theo sát từng mệnh lệnh của Đảng. Động lực làm việc bị tiêu tan, thay vào đó cưỡng chế và bạo lực đã được sử dụng để bắt những nông dân đói khát phải lao động trên những công trình thủy lợi quy hoạch kém, còn những cánh đồng lúa thì rơi vào quên lãng.
Nhưng chính sách này hóa ra lại là một thảm họa, làm chết hàng chục triệu người dân bằng nạn đói. Nhưng không chỉ nạn đói gây ra chết người vô số kể, những tài liệu mới cho thấy vài triệu người cũng đã bị tra tấn đến chết hay bị hành hình trong cùng thời gian đó.
Ví dụ, ông viết: “một cậu bé lấy trộm nắm thóc trong một ngôi làng ở Hồ Nam và chỉ huy địa phương Xiong Dechang đã buộc cha cậu bé phải chôn sống cậu”. Vài ngày sau, người cha đã chết vì đau buồn.
Dikötter ghi chú, trong một ví dụ khác tàn bạo hơn, một người đàn ông tên là Wang Ziyou đã bị buộc tội đào trộm một củ khoai tây, để trừng phạt, các quan chức đã cắt một tai của anh, và “trói hai chân anh bằng dây sắt, thả hòn đá 10 kg xuống lưng anh và đóng dấu bằng một dụng cụ nóng”.
Trong suốt thời kỳ Đại nhảy vọt, thực phẩm – hay thiếu thực phẩm – trở thành phương tiện giết người.
“Trong cả nước những người ốm yếu bệnh tật cũng thường xuyên bị cắt nguồn cung cấp thực phẩm. Người bị bệnh, yếu nhược và người già bị cấm vào căng-tin, những cán bộ này tìm thấy nguồn cảm hứng trong câu châm ngôn của Lenin: ‘Ai không làm việc thì không được ăn'”, Dikötter viết.
Theo ghi chép lịch sử về các cuộc họp của lãnh đạo ĐCSTQ, Mao đã hoàn toàn biết về những gì đang xảy ra, nhưng vẫn ra lệnh thu vét nhiều lúa gạo hơn.
Dikötter cũng tìm thấy nhiều bằng chứng về các vụ lạm dụng của ĐCSTQ trong những năm đầu thập niên 1950. Trong nhiều ngôi làng ở Trung Quốc, các trưởng làng đã bị tra tấn, làm nhục, đất đai của họ được phân phối lại cho các nhà hoạt động chính trị của ĐCSTQ, các nhà hoạt động chính trị này sử dụng nông dân và côn đồ để thực hiện sự tàn bạo của mình. “Nói về cách thức giết người thì một số người bị chôn sống, một số bị hành hình, một số bị cắt thành từng mảnh, một số bị bóp cổ hay đánh đến chết, một vài tử thi bị treo lên cây hay cửa ra vào”, Lưu Thiếu Kỳ, lãnh đạo quyền lực thứ hai nói rằng, dường như bạo lực đã vượt khỏi tầm kiểm soát.
Một vài năm sau đó, để ứng phó với thất bại của cuộc Đại nhảy vọt và cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp theo, Mao đã khởi động chiến dịch Đại Cách mạng Văn hóa, kéo dài từ năm 1966 đến 1976, tạo ra hiện tượng sùng bài cá nhân để “đè bẹp những người trong chính quyền theo con đường tư bản” và tăng cường ý thức hệ của riêng ông ta, theo một chỉ thị vào thời gian đầu.
Theo Dikötter, ít nhất hai triệu người đã chết và hàng triệu người đã bị giam cầm. Nhưng giết người hàng loạt không phải là điều tồi tệ nhất trong số đó.
Ông nói với Đài NPR vào tháng 5/2016: “Nếu so sánh với ‘Nạn đói lớn của Mao’ diễn ra trước đó từ năm 1958 đến 1962 thì đây dường như là một con số khá thấp. Nhưng điều đặc biệt ở đây là đặc trưng của Cách mạng Văn hóa không phải là số lượng người chết quá nhiều, mà là chấn thương tinh thần”.
“Đó là khi người ta đấu tố lẫn nhau, họ bị buộc phải tố cáo các thành viên trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè. Đó là sự mất mát, mất lòng tin, mất tình bạn, mất lòng tin vào người khác, mất khả năng dự đoán các mối quan hệ xã hội. Và đó mới là vết sẹo mà Cách mạng Văn hóa để lại phía sau”.
Nhiều thập kỷ sau cuộc Cách mạng Văn hóa và Đại nhảy vọt của Mao, việc giết người của ĐCSTQ dường như vẫn không dừng lại. Tháng 6/2016, ông David Kilgour, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Canada về Châu Á Thái Bình Dương, Giám đốc của Tổ chức Phi lợi nhuận Advancing Human Rights ở New York và ông David Matas, luật sư nhân quyền quốc tế Canada đã công bố một báo cáo làm chấn động dư luận. Trong đó kết luận có đến 1,5 triệu nội tạng cấy ghép, hầu hết là từ những người tu Pháp Luân Công bị giết để lấy tạng đã diễn ra ở Trung Quốc. “Kết luận cuối cùng của lần cập nhật lần này, và từ thực tế công việc trước đây của chúng tôi, là Trung Quốc đã và đang tiến hành giết hại hàng loạt người vô tội”, ông David Matas nói.
Theo Epoch Times
Hoàng Vũ
Xem thêm:
Từ khóa Mao Trạch Đông nạn đói Cách mạng Văn hóa Đại nhảy vọt vận động chính trị