Trung Quốc

Tình trạng của Trung Quốc: Vốn ngoại không đến, người giàu ‘đào thoát’

Nhiều dấu hiệu gần đây cho thấy, Trung Quốc đang phải đối mặt với nhu cầu trì trệ trong nước, không có đầu tư nước ngoài, tầng lớp giàu có đang ‘đào thoát’ ra nước ngoài, tình trạng khó khăn kinh tế tiếp tục trở nên tồi tệ hơn.

(Ảnh ghép từ ảnh của Shutterstock)

Vào đầu năm, truyền thông bên ngoài Trung Quốc như Bloomberg, v.v, đã chỉ ra, dữ liệu do Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc công bố hôm 18/2 cho thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc vào năm 2023 chỉ có 33 tỷ USD. Đây là mức thấp nhất trong 30 năm kể từ chuyến đi xuống phía nam vào năm 1992 của Đặng Tiểu Bình nhằm đẩy nhanh thu hút đầu tư nước ngoài, giảm 82% so với năm 2022.

Điều này cho thấy dịch bệnh ở Trung Quốc đã gây ảnh hưởng nặng nề, “kinh tế sau dịch bệnh” phục hồi yếu và nhu cầu trong nước chậm chạp. Bên cạnh đó, việc tăng cường độc tài toàn trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng là một yếu tố, và niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Trung Quốc gần như sụp đổ.

Niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Trung Quốc sụp đổ

Đài Châu Á Tự Do (RFA) hôm 22/2 chỉ ra, tình trạng giảm phát ở Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng. Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 1 giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước, giảm liên tiếp 4 tháng so với cùng kỳ năm trước, và là mức giảm lớn nhất so với năm trước trong hơn 14 năm qua, cho thấy khó thoát khỏi vấn đề giảm phát.

Tờ WSJ dẫn lời giáo sư Eswar Prasad chuyên về chính sách thương mại và kinh tế tại Đại học Cornell, từng phụ trách khu vực Trung Quốc của IMF, nói với Wall Street Journal rằng dữ liệu giá cả mới nhất của Trung Quốc và nhiều tín hiệu kinh tế yếu kém đã dự đoán nền kinh tế Trung Quốc “sẽ bước vào giai đoạn rất khó khăn”, “giảm phát của Trung Quốc có nghĩa là Trung Quốc không còn là động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu, mà ngược lại phải dựa vào nhu cầu từ các nước khác để vực dậy nền kinh tế. Hiện tượng này sẽ tác động đến nền kinh tế thế giới.”

Đầu năm nay, IMF cho biết Trung Quốc phải đối mặt với “mức độ bất ổn cao”, chủ yếu do tình trạng hỗn loạn trên thị trường bất động sản. Tiếp sau Moody’s vào tháng 12 năm ngoái, Fitch Ratings đã hạ triển vọng tín dụng quốc gia của Trung Quốc xuống mức tiêu cực vào tháng 4 năm nay do rủi ro tài chính công ngày càng gia tăng. Hai cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế lớn đã liên tiếp có cái nhìn tiêu cực về triển vọng kinh tế của Trung Quốc, điều này có nghĩa là hồi chuông cảnh báo đang vang lên.

Ngoài ra, các yếu tố chính trị toàn trị của Trung Quốc hiện đang cản trở đầu tư nước ngoài, thậm chí đẩy nhanh dòng vốn chảy ra nước ngoài. Vào tháng 7/2023, Trung Quốc triển khai phiên bản mới của “Luật phản gián”. Trọng tâm của phiên bản cập nhật này là “mở rộng phạm vi áp dụng” và tăng cường đàn áp và kiểm soát các doanh nghiệp, bất kể là Trung Quốc và nước ngoài, tất cả cái được gọi là tài liệu, dữ liệu, tài liệu, vật phẩm và con người “có liên quan đến an ninh quốc gia và lợi ích quốc gia” thì đều có thể bị điều tra, điều này khiến cho các doanh nhân nước ngoài đặc biệt bất an.

Chính quyền ĐCSTQ biết rằng để thu hút đầu tư nước ngoài, họ phải tiếp tục thực hiện nụ cười ở thế tấn công, nhưng hiệu quả không cao. Ông Rahm Emanuel, Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản, đã thẳng thắn tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 4 năm nay rằng việc Trung Quốc tùy tiện bắt giữ các doanh nhân nước ngoài, nhưng lại muốn họ đầu tư vào Trung Quốc, tất nhiên là không hiệu quả.

Tờ Nikkei Asia chỉ ra rằng Trung Quốc đã thắt chặt kiểm soát đối với các công ty nước ngoài với danh nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia, và các công ty nước ngoài đã giảm hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc một cách tự nhiên. 

Ví dụ, nhiều công ty tư vấn nghiên cứu thị trường và thẩm định như Gallup đã rút khỏi Trung Quốc. Điều đặc biệt quan trọng là dòng vốn chảy ra khỏi ngành bán dẫn càng rõ ràng hơn. Công ty nghiên cứu thị trường Rhodium Group của Mỹ chỉ ra rằng năm 2018, Trung Quốc chiếm khoảng gần một nửa (48%) dòng vốn nước ngoài đổ vào lĩnh vực chip toàn cầu, đến năm 2022 giảm mạnh xuống chỉ còn 1%. Trong cùng thời kỳ, tỷ trọng dòng vốn vào lĩnh vực chip của Mỹ tăng từ gần 0% lên 37%, trong khi tỷ trọng gộp của Ấn Độ, Singapore và Malaysia tăng từ 10% đến 38%. 

Nikkei Asia phân tích, nguyên nhân chính khiến nhà đầu tư nước ngoài không đầu tư vào Trung Quốc là do nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, tiêu dùng trong nước bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái của thị trường nhà đất và xuất hiện giảm phát.

Công ty Đài Loan cũng tăng tốc chạy khỏi Trung Quốc

Ngoài việc vốn nước ngoài rút khỏi Trung Quốc, công ty Đài Loan cũng đang tăng tốc chạy trốn khỏi Trung Quốc. Đặc biệt mới đây, Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc đã đưa ra 22 ý kiến ​​về việc “trừng phạt phần tử ngoan cố đòi Đài Loan độc lập”, sử dụng những định nghĩa mơ hồ và hình phạt tử hình để đe dọa người Đài Loan, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Truyền thông nước ngoài chỉ ra rằng ngay cả một số công ty nước ngoài cũng đã lên kế hoạch cẩn thận để sơ tán nhân viên người Đài Loan khỏi Trung Quốc.

Khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền cách đây hơn chục năm, nhiều người Đài Loan và công ty Đài Loan nhạy bén đã nhận thấy có điều gì đó bất ổn, do đó việc tránh xa Trung Quốc đã trở thành xu hướng. Năm 2018, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump gia tăng áp lực đối với hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc, một lượng lớn công ty Đài Loan đã chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc; sau khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát, nhiều người Đài Loan đã rút về Đài Loan; tháng 5/2023, có tin đồn rằng khoảng 1/3 công ty Đài Loan ở Tô Châu đã sơ tán, số còn lại đang chuẩn bị chuyển dịch năng lực sản xuất đi nơi khác. 

Ngay cả “Thị trấn Đài Loan” ở Bình Đàm, tỉnh Phúc Kiến, một “khu thị phạm phát triển tích hợp xuyên eo biển” được thành lập năm 2015 theo chính sách ưu đãi nhằm thống nhất Đài Loan và thu hút thanh niên Đài Loan khởi nghiệp, gần đây được tờ Financial Times tiết lộ gần như đã trở thành một thị trấn ma.

Liberty Times đưa tin hôm 13/7 rằng ông Hsu Tso-Ming, chủ tịch của Masada, một nhà sản xuất thang máy lớn, cho biết số lượng đáng kể các công ty Đài Loan ở Trung Quốc đã quay trở lại Đài Loan từ 4 năm trước, hiện 40% đến 50% số vốn của họ đã quay trở lại Đài Loan, còn có tỷ lệ quay trở về Đài Loan nhiều hơn nữa. Mặt khác, chính quyền ĐCSTQ đang mong muốn giữ chân các công ty Đài Loan. Ví dụ như Đông Quản, nơi các công ty Đài Loan vào Trung Quốc sớm nhất và đầu tư mạnh nhất, đã ra mắt “Khu công nghiệp công nghệ cao Đông Quản – Đài Loan” vào cuối tháng 6, kêu gọi “công ty Đài Loan toàn cầu vào Đông Quản”, tuy nhiên trong những năm gần đây, hầu hết công ty Đài Loan đã rời xa Đông Quản và rất khó để họ quay lại.

Không chỉ công ty Đài Loan ở nước ngoài rời Trung Quốc với số lượng lớn, mà ngay cả những người giàu nhất Trung Quốc cũng lập kỷ lục mới. Henley & Partners, một công ty tư vấn đầu tư nhập cư nổi tiếng của Anh, gần đây đã công bố một báo cáo cho biết, Trung Quốc xuất hiện ​​làn sóng cá nhân có giá trị tài sản ròng cao (HNWIs, những người có tài sản lưu động trị giá hàng triệu đô la) chảy ra nước ngoài lớn nhất thế giới vào năm 2023.

Có khoảng 13.800 cá nhân có giá trị ròng cao đã rời khỏi Trung Quốc, chủ yếu di cư sang Mỹ, quốc gia mà ĐCSTQ thường chỉ trích và phỉ báng. Dự đoán Trung Quốc sẽ lập kỷ lục mới trong năm nay với 15.200 người giàu rời khỏi Trung Quốc. Điều này sẽ tác động đáng kể đến nền kinh tế Trung Quốc .

Nền kinh tế Trung Quốc không được cải thiện sau đại dịch, và ĐCSTQ bị ám ảnh bởi việc củng cố sự ổn định toàn trị và thậm chí công khai đe dọa an ninh quốc tế. Trung Quốc không còn là một thị trường thịnh vượng nơi các công ty Đài Loan và nước ngoài “say mê đãi vàng”, mà giống như một mê cung tối tăm đầy rẫy nguy cơ. 

Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc đưa ra 22 ý kiến ​​​​về việc “trừng phạt các phần tử ngoan cố đòi Đài Loan độc lập” làm tăng thêm bầu không khí vô lý và khủng bố. Không có gì đáng ngạc nhiên khi số lượng người giàu Trung Quốc, đang bị mắc kẹt trong mê cung đen tối đang tìm kiếm cơ hội trốn ra nước ngoài, đã đạt mức cao mới trong những năm gần đây.

Ngô Diệc Quân
(Bài viết thể hiện quan điểm và lập trường của cá nhân tác giả, được Up Media trao quyền cho Vision Times đăng lại. Bài gốc tại đây.)

Ngô Diệc Quân

Published by
Ngô Diệc Quân

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

6 phút ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

1 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

2 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

2 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

3 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

3 giờ ago