Trung Quốc

TQ: 460.000 nhà hàng đóng cửa trong Quý I, tăng 232% so với cùng kỳ năm ngoái

Trong quý đầu tiên của năm nay, số lượng công ty cung cấp dịch vụ ăn uống bị đóng cửa ở Trung Quốc Đại Lục lên tới 460.000, tăng 232,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, để tiết kiệm chi phí, ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa chọn “Bữa cơm người nghèo”.

(Ảnh minh họa: BongkarnGraphic/ Shutterstock)

Theo dữ liệu mới nhất từ ​​Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, trong quý đầu tiên năm nay, số nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn uống bị đóng cửa ở Đại Lục lên tới con số 459.000.

Trong đó, 167.000 nhà hàng đóng cửa trong tháng Một; 112.000 nhà hàng đóng cửa trong tháng Hai, giảm 32,8% so với tháng trước; 180.000 nhà hàng đóng cửa trong tháng Ba, tăng 60,0% so với tháng trước.

Trong cùng kỳ năm 2023, chưa đến 140.000 nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn uống đóng cửa, ít hơn con số 180.000 nhà hàng bị đóng cửa chỉ trong một tháng vào tháng Ba năm nay. So với năm 2023, số nhà hàng bị đóng cửa trong quý đầu tiên của năm 2024 đã tăng 232,6%.

Hơn nữa, trong quý I năm nay, nhiều nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn uống nổi tiếng, lâu đời và hàng đầu cũng đóng cửa.

Hai thương hiệu bánh mì Trung Quốc mới hàng đầu là Hutou Ju (Hổ Đầu Cục) và Dim Sum Bureau of Momo. Sau gần 2 năm chật vật, Hu Tou Ju đã nộp đơn xin phá sản vào đầu năm nay. Dim Sum Bureau of Momo cũng đóng cửa nhà hàng. Các thương hiệu khác cũng đóng cửa trên quy mô lớn.

Trong số đó, Chenshao (Sấn Thiêu), một công ty con của Tập đoàn Xiabu, đã gây chú ý khi lần đầu tiên công bố kết quả kinh doanh với “doanh thu trung bình hàng tháng vượt 2,5 triệu nhân dân tệ (khoảng 8,7 tỷ VNĐ) và doanh thu một cửa hàng hàng năm dự kiến ​​​​sẽ vượt quá 30 triệu tệ (khoảng 105 tỷ VNĐ)”.

Tuy nhiên, với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường thịt nướng và sự thay đổi trong tâm lý tiêu dùng của giới trẻ, rõ ràng Chenshao không thể cạnh tranh với món thịt nướng cỡ lớn và giá cả phải chăng, và đang hướng tới tình trạng đóng cửa hàng và cắt giảm nhân sự ở nhiều nơi.

Ngành ăn uống ngày càng thu hút nhiều người tham gia vào ngành vì rào cản gia nhập thấp. Hầu hết những người bắt đầu kinh doanh và mở cửa hàng đều thất nghiệp hoặc không tìm được việc làm, hoặc họ có một số vốn muốn đầu tư nhưng không biết phải làm gì, nên mở dịch vụ ăn uống với tâm lý “dân coi lương thực là Trời”.

Tuy nhiên, do tình hình suy thoái kinh tế nói chung, thu nhập của người dân giảm sút, đã ngày càng mang đến nhiều bất lợi và thất vọng cho những người hành nghề trong ngành cung cấp dịch vụ ăn uống.

Một chủ quán nướng ở Cát Lâm tiết lộ: “Mỗi năm càng thêm khó khăn. Mọi người đều mở dịch vụ. Bữa ăn cho hai người với giá 99 nhân dân tệ (khoảng 348.000 VNĐ) có ở khắp mọi nơi và có rất nhiều đợt giảm giá. Có vẻ như rất nhiều người đang xếp hàng, nhưng tất cả chỉ là sự thịnh vượng giả tạo. Rốt cuộc có kiếm được tiền không chỉ có chủ cửa hàng tự mình biết. Trước tiên, dồn đồng nghiệp vào chỗ chết, sau đó dồn bản thân vào chỗ chết.”

Ông nói: “Trước đây, lỗ vốn cũng có thể kiếm lại, nhưng bây giờ dù lỗ vốn cũng không kiếm được tiền. Số phận sau cùng của hầu hết mọi người là tiêu hết số tiền đã tiết kiệm, thậm chí rơi vào cảnh nợ nần.”

Do thu nhập giảm, giới trẻ ở Trung Quốc Đại Lục bắt đầu cẩn trọng hơn về chi phí sinh hoạt. “Bữa cơm người nghèo” ngày càng phổ biến trong giới trẻ.

Một công thức “Bữa cơm người nghèo” được lan truyền trên Internet cho thấy: Chi 3 nhân dân tệ (khoảng 11.000VNĐ) cho bữa sáng, chọn suất ăn cố định KFC OK với giá 19,9 tệ (khoảng 67.000VNĐ) cho bữa trưa, uống một tách cà phê 9,9 tệ (khoảng 34.000VNĐ) vào buổi chiều cho tỉnh táo. Đi ăn tối với một suất mì 10 tệ (khoảng 35.000VNĐ) ở cửa hàng tiện lợi 7-Eleven. Hơn 8h tối đến công ty Hema Xiansheng chọn sản phẩm giảm giá …

Hơn nữa, trên Xiaohongshu (Tiểu Hồng Thư), một nền tảng về phong cách sống ở Đại Lục, có đủ chiến lược đặt hàng dành cho “người nghèo”. Dữ liệu cho thấy, trong nửa cuối năm ngoái (từ 1/6/2023 đến 1/12/2023), nhật ký “Bữa cơm người nghèo” trên Xiaohongshu nhận được trung bình 2.366 lượt thích mỗi ngày.

Từ đầu năm 2024 đến giữa tháng Ba, số lượt thích trung bình mỗi ngày là 5.799 lượt. Đặc biệt trong nửa tháng qua, số lượt thích trung bình mỗi ngày đã tăng vọt lên 8.265 lượt, tăng gấp 4 lần so với năm ngoái.

Cư dân mạng “w Teng” cho biết: “Bất động sản ì ạch, mọi ngành nghề đều ì ạch, tiêu dùng tiếp tục giảm và vòng xoáy đi xuống vẫn chưa chạm đáy. Niềm tin và kỳ vọng cần sự hỗ trợ và kích thích chính sách mạnh mẽ hơn!”

“Những cô gái hoang dã làng núi” tin rằng: “Khởi nghiệp kinh doanh là hiến tặng tất cả tài sản và tín dụng cá nhân của mình. Đây là một sự thật chắc chắn”.

Người dùng Tencent 1738399 chế giễu: “Không phải khốn khổ. Hiện tại chẳng phải tài chính châu Á đang khủng hoảng sao? Chúng ta không có gì phải khốn khổ cả. Chúng ta đã khốn khổ nhiều năm như vậy rồi, quen là được.”

Lưu Nghị

Published by
Lưu Nghị

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

7 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

8 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago