Trung Quốc

TQ: Bác sĩ phải kê đơn thuốc 500 tệ nếu muốn kiếm 100 tệ

Vài ngày trước, Giáo sư Lý Linh tại Đại học Bắc Kinh ở Trung Quốc đã vạch trần câu chuyện nội bộ về điều trị y tế: Bác sĩ ở một số bệnh viện phải kê đơn thuốc trị giá 500 nhân dân tệ (khoảng 1,7 triệu VNĐ) cho bệnh nhân nếu họ muốn kiếm được 100 nhân dân tệ (khoảng 349.000 VNĐ), dẫn đến tình trạng “điều trị y tế quá mức”.

(Ảnh trong một bệnh viện tại Trung Quốc; Nguồn: Getty Images)

Ở Trung Quốc có vô số trường hợp chữa trị quá mức, nhiều người đã gặp phải tình trạng đó khi đi khám bác sĩ. Rõ ràng là bệnh nhân chỉ bị cảm và sốt thông thường, nhưng khi tới bệnh viện khám, họ lại phải làm rất nhiều xét nghiệm, và cuối cùng chỉ được kê vài hộp thuốc.

Bệnh viện cho phép bác sĩ “tạo thu nhập”, điều này không chỉ mang lại đau khổ cho người dân, mà còn khiến các bác sĩ ô danh. Vì vậy, bà Lý Linh đề nghị, cần cấp thu nhập khá cho 4 triệu bác sĩ, mới có thể giảm chi phí y tế cho bệnh nhân.

Ngoài ra, một số bệnh viện yêu cầu bác sĩ phải tạo thu nhập, nên các bác sĩ phải điều trị y tế quá mức cho bệnh nhân để duy trì mức lương của họ.

Khối lượng công việc của các bác sĩ quả thực rất nặng nề. Nhiều bác sĩ làm việc theo ca, việc thức khuya là chuyện thường tình.

Mang lại cho bác sĩ một mức thu nhập khá có thể giúp họ không bị nhà thầu và bệnh viện ép tạo thu nhập. Họ phải khám nhiều hơn và kê nhiều thuốc hơn cho bệnh nhân để kiếm tiền. Vì vậy, việc tăng thu nhập của nhân viên y tế mang lại lợi ích cho cả bác sĩ và bệnh nhân.

Khảo sát: 80% người dân Trung Quốc từng phải điều trị y tế quá mức

Vài năm trước, kênh Y tế Mạng Tin tức Trung Quốc đã phát động một cuộc thăm dò dư luận, hỏi cư dân mạng rằng “Liệu ​​họ có từng phải điều trị y tế quá mức hay không”.

Kết quả khảo sát cho thấy, hơn 80% cư dân mạng cho biết đã từng bị điều trị y tế quá mức. 14,5% người nói nghi ngờ bản thân đã từng gặp phải. 5,5% người cho rằng chưa từng gặp. Trong đó, 58,9% từng bị điều trị quá mức ở bệnh viện tuyến 3, 28,8% ở bệnh viện tuyến 2 và 12,3% ở bệnh viện tuyến 1.

Khảo sát nêu trên cũng cho thấy, đối với việc khám chữa bệnh quá mức, 74,5% người dân chọn cách im lặng, vì không biết khiếu nại hoặc thấy quá phiền phức. Chỉ có 5,5% lấy lại được tổn thất do khiếu nại, nhưng tác dụng rất ít.

Về việc điều trị y tế quá mức, 45,4% người dân cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do lợi ích kinh tế, như tăng doanh thu bệnh viện và tiền thưởng của bác sĩ. 35,1% khác cho rằng nguyên nhân là do người bệnh thiếu kiến ​​thức y khoa và dễ bị bác sĩ “dắt mũi”. 19,6% người dân đổ lỗi cho hệ thống y tế không hoàn hảo và các bác sĩ chọn cách tự bảo vệ mình để tránh rủi ro.

Điều trị y tế quá mức có liên quan đến hệ thống y tế

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do, bác sĩ Hồ đến từ Quảng Đông cho biết hệ thống y tế hiện tại ở Trung Quốc Đại Lục không hoàn hảo, khiến các bệnh viện và bác sĩ phải kê đơn số lượng lớn, và thực hiện những dịch vụ khám và điều trị không cần thiết cho bệnh nhân, để tạo thu nhập.

Bác sĩ Hồ nói: “Tôi nghĩ chuyện này có liên quan đến hệ thống y tế của chúng ta. Bởi vì chính phủ coi chăm sóc y tế như một ngành, ảnh hưởng đến chức năng chăm sóc y tế như một phúc lợi công cộng. Điều này khá khuyến khích các bác sĩ kê đơn thuốc nhiều tiền.”

Ông Trác Tiểu Cần, Giáo sư kiêm nhiệm tại Đại học Y Đồng Tế thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Huoa Trung, từ lâu đã quan tâm đến các vấn đề y tế của Trung Quốc.

Ông tin rằng tham nhũng trong lĩnh vực hành chính và tư pháp của Trung Quốc khiến việc điều trị y tế quá mức không phải chịu trách nhiệm, và rất khó giải quyết. Nạn nhân bị điều trị y tế quá mức rất khó bảo vệ quyền lợi của mình theo pháp luật.

Ông lấy trường hợp ở Nam Ninh làm ví dụ: “Bệnh viện tính phí một cách tùy tiện và tính những khoản phí đáng lẽ không nên thu, cuối cùng khiến bệnh nhân tử vong. Khi người nhà họ trình báo thì không có cuộc điều tra và hay sự trừng phạt nào cả.

Thậm chí các cơ quan hành chính còn câu kết với các bệnh viện để đối phó với bệnh nhân. Vì vậy, môi trường rộng lớn này cũng đã dẫn đến việc chữa trị vô lương tâm trong cộng đồng y tế, thậm chí còn bị báo lên Cục Giá của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia. Kết quả là các quan chức bao che cho nhau.

Đây không phải là những việc tố cáo của cá nhân, mà là bản cáo trạng có chữ ký của hàng trăm người. Trong quá trình xét xử vụ án, cả tòa án cũng bảo vệ bệnh viện.”

Kết quả khảo sát của kênh Y tế Mạng Tin tức Trung Quốc cho thấy, 40,2% người dân tin rằng vấn đề này cần được giải quyết bằng cách quy định các mặt hàng tính phí y tế, và trừng phạt nghiêm khắc các hành vi điều trị y tế quá mức.

26,5% người dân tin rằng cần tăng cường trợ cấp tài chính, hạn chế động cơ tìm kiếm lợi nhuận của các bệnh viện và bác sĩ, đồng thời nêu bật bản chất phúc lợi công cộng của các bệnh viện công. 33,3% người dân khác cho rằng sự giám sát của công chúng và giới truyền thông là không thể thiếu.

Từ khi giành chính quyền năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không ngừng sử dụng các thủ đoạn nhằm phá hoại và tiêu diệt tôn giáo, nền tảng của sự ổn định trong xã hội, từ bên ngoài lẫn bên trong, khiến đạo đức xã hội trong các ngành các nghề nhanh chóng trượt dốc.

Hiện Trung Quốc đang phải đối mặt với thực trạng tham nhũng, hủ bại hoành hành, thực phẩm độc hại, công trình bị rút ruột, ô nhiễm môi trường v.v. Người Trung Quốc luôn cảm thấy nguy hiểm đang rình rập.

Vật chất trong xã hội Trung Quốc dù phồn vinh, nhưng thế giới tinh thần của người dân lại hoang phế, trống rỗng, coi tiền bạc là trên hết. Phương diện luân lý đạo đức có quá nhiều thay đổi so với thời “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” còn thịnh vượng, thay vào đó chỉ còn sự thờ ơ, ích kỷ, dậu đổ bìm leo, trục lợi trên bất hạnh của người khác.

Bình Minh (t/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

2 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

5 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

5 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

6 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

9 giờ ago