Trung Quốc

TQ: Cuộc chiến ‘đồ ăn mang đi’ có thể gây ra làn sóng phá sản

Thị trường giao đồ ăn tại Trung Quốc đang bùng nổ với cuộc chiến giá cả khốc liệt, các ông lớn như JD.com, Meituan, và Taobao đều đổ tiền hỗ trợ giảm giá để chiếm lĩnh lưu lượng người dùng. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho việc giảm giá này lại được trả bởi vô số các cửa hàng ăn uống nhỏ và vừa. Các chủ nhà hàng than thở rằng họ sắp không “cầm cự” nổi nữa. Có những người thậm chí quyết định đóng cửa kinh doanh. Năm nay được gọi là năm khó khăn nhất đối với ngành dịch vụ ăn uống, và cuộc chiến giá cả giữa các nền tảng giao đồ ăn đang dần tái cấu trúc lại ngành ẩm thực Trung Quốc.

Cuộc chiến ‘đồ ăn mang đi’ ở Trung Quốc có thể dẫn đến làn sóng phá sản hàng loạt các cửa hàng có thuê địa điểm thực. (Ảnh một hãng giao đồ ăn Meituan ở Trung Quốc: Shutterstock)

JD.com bắt đầu hoạt động giao đồ ăn vào tháng 2 năm nay, tung ra chương trình “miễn phí hoa hồng cả năm” để thu hút nhiều nhà hàng gia nhập. Sau đó, vào ngày 11 tháng 4, họ triển khai chương trình “hỗ trợ 10 tỷ nhân dân tệ” kéo dài một năm, giúp số đơn hàng tăng nhanh chóng.

Meituan và Taobao thuộc Alibaba cũng lần lượt công bố kế hoạch hỗ trợ 50 tỷ nhân dân tệ, và đến cuối tuần qua, các nền tảng này tiếp tục gia tăng khuyến mãi với các chương trình “mua 0 đồng” “miễn phí đơn hàng” để chiếm lĩnh thị trường.

Tuy nhiên, số lượng lớn các nhà hàng nhỏ và vừa lại gặp khó khăn do phải gánh vác chi phí khuyến mãi. Hơn nữa, vì giá giao đồ ăn rẻ hơn so với ăn tại chỗ, khiến các cửa hàng ăn tại chỗ không có khách, dẫn đến lợi nhuận bị giảm mạnh hoặc thậm chí bị lỗ.

Ông Lý, chủ một công ty ẩm thực ở Thâm Quyến, cho biết năm nay ngành ẩm thực đang đối mặt với khó khăn chưa từng có. Đầu tiên là nền kinh tế suy giảm, người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu, chính phủ yêu cầu đóng thuế bổ sung, mỗi cửa hàng ít nhất phải trả 20.000 nhân dân tệ. Từ tháng 7, mỗi nhân viên công ty phải đóng thêm 200 nhân dân tệ cho bảo hiểm xã hội, và nhiều cửa hàng mà ông đầu tư đã phải đóng cửa.

Ông Lý, chủ công ty ẩm thực ở Thâm Quyến nói: “Sau cuộc chiến giao đồ ăn, cơ bản là dịch vụ ăn tại chỗ bị mất khách, trà sữa, đồ ăn nhanh tôi cũng không làm nữa. Năm nay, ăn tại chỗ không có khách, giao đồ ăn không có lời, khi kiểm tra sổ sách, Thâm Quyến kiểm tra còn mấy thương hiệu nào? Đầu tiên là Papa (món hầm), thứ hai là Axi (trà sữa), cộng với việc các thương hiệu bị ép giá, kiểm tra thuế làm khó doanh nghiệp, không cầm cự nổi, thật sự rất khó”.

Bà Vương, chủ một công ty ẩm thực ở Quảng Đông cho biết, nếu các cửa hàng có địa điểm thực tế muốn tham gia các nền tảng giao đồ ăn, các nền tảng sẽ lấy hoa hồng, chi phí tăng lên, thuế cũng không thể tránh khỏi, giá món ăn sẽ phải tăng lên, và sẽ xuất hiện một làn sóng đóng cửa các nhà hàng.

Bà Vương, nói: “Năm nay, ngành ẩm thực có rất nhiều người phải vay tiền mà không thể trả, số cửa hàng đóng cửa rất nhiều. Sau cuộc chiến giá cả giữa các nền tảng, một làn sóng đóng cửa các cửa hàng thực tế đã xảy ra, đồng thời một số nền tảng giao đồ ăn có liên kết với cơ quan thuế, trước đây tôi không phải đóng thuế, nhưng giờ lại phải đóng. Tổng thể giá cả còn phải tăng lên, cơm hộp có thể sẽ lên tới 15 nhân dân tệ một hộp (khoảng 35 ngàn VND), và càng nhiều người sẽ không đủ tiền để ăn”.

Chị Hoàng, chủ một công ty ẩm thực ở Sơn Đông, tiết lộ rằng các nhà đầu tư đang tạo ra thế lực ép buộc ngành ẩm thực phải tham gia vào cuộc chiến giao đồ ăn.

Một số nhà hàng làm ăn tốt trên các nền tảng giao đồ ăn, thậm chí không có cửa hàng thực tế. Ban đầu, các cửa hàng thực tế phải trả tiền thuê cao, còn khi tham gia vào các nền tảng giao đồ ăn, phải chịu hoa hồng từ 20% đến 25%, hoàn toàn không có lãi.

Chị Hoàng  nói: “JD.com có 10 tỷ nhân dân tệ để đốt, và chỉ mời các nhà bán lẻ có cửa hàng thực tế tham gia JD.com. Nếu họ không theo kịp, các nhà bán lẻ sẽ ưu tiên JD.com hơn, vì vậy các ông lớn khác không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tham gia. Họ đang chi tiền cho các khoản trợ cấp vào mỗi cuối tuần. Mọi người không đến nhà hàng để ăn uống mà thay vào đó là đặt đồ ăn mang về”.

Ngoài ra, Meituan đã công bố ra mắt “Nhà ăn Gấu Trúc”, với kế hoạch trong 3 năm tới sẽ đầu tư xây dựng 1.200 cửa hàng “Nhà ăn Gấu Trúc” trên toàn quốc, bao phủ toàn bộ chuỗi cung ứng ngành ẩm thực. Kể từ khi thử nghiệm từ tháng 12 năm ngoái, đã có 10 cửa hàng hoạt động tại Bắc Kinh và Hàng Châu, thu hút hơn 100 nhà hàng gia nhập.

Ông Lý nói: “70-80% những người có tiền thuê nhà cao hiện đang làm dịch vụ giao đồ ăn. Meituan lại làm Nhà ăn Gấu Trúc, họ có thể sử dụng các tòa nhà trống để mở cửa hàng, liệu có nên thuê mặt bằng trong Nhà ăn Gấu Trúc không? Điều này sẽ trực tiếp đánh bại bao nhiêu cửa hàng thực tế”.

Lý Ngọc

Published by
Lý Ngọc

Recent Posts

Mỹ ra phán quyết sơ bộ: Sẽ áp thuế 93,5% đối với than chì nhập từ Trung Quốc

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết sơ bộ, quyết định áp…

32 phút ago

Philippines đang âm thầm hợp tác với Đài Loan để chống lại ĐCSTQ

Philippines có xu hướng gắn kết chặt chẽ an ninh quốc gia với an ninh…

46 phút ago

Bão Wipha dự kiến mạnh cấp 12, ảnh hưởng miền Bắc từ 22/7

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão Wipha có…

59 phút ago

Lương tối thiểu vùng dự kiến tăng 7,2% từ đầu năm 2026

Hội đồng Tiền lương Quốc gia thống nhất đề xuất tăng lương tối thiểu vùng…

1 giờ ago

Quảng Ninh: Phá 2,5 ha rừng đặc dụng làm tượng Bồ tát Quan Thế Âm cao hơn 34m

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đang xúc tiến Dự án xây…

2 giờ ago

Tesla khai trương showroom đầu tiên tại Ấn Độ

Sau gần 10 năm chờ đợi, vào thứ Ba (ngày 15/7), hãng sản xuất xe…

2 giờ ago