Trong hơn 70 năm, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa ra không ít hứa hẹn để đạt được các mục tiêu của mình, và khi đã đạt được mục tiêu thì dường như cũng quên những gì đã hứa. Nhà truyền thông kỳ cựu Hồng Kông Trình Tường (Cheng Xiang) đã tổng kết mười điều dối trá của ĐCSTQ và kêu gọi cộng đồng quốc tế từ bỏ chính sách xoa dịu, đồng thời hợp lực chống lại ĐCSTQ.
Ông Trình Tường chỉ ra rằng ĐCSTQ rất xảo quyệt, vì vậy phải cẩn thận phòng bị trước việc đảng sẽ áp dụng “chính sách mười sáu chữ” của chiến tranh du kích: “địch tiến ta lùi, địch trú ta nhiễu, địch mệt ta đánh, địch lui ta đuổi”. Trước những áp lực to lớn từ trong lẫn ngoài, ĐCSTQ có thể tỏ ra mềm mỏng để giành được thiện cảm và sự ủng hộ của tất cả các quốc gia khác, nhưng đây thực chất là chỉ là sách lược “địch tiến ta lùi” thường dùng của họ mà thôi. Hãy nhớ rằng nói dối đã thành quán tính của ĐCSTQ, vì vậy, bất kỳ thỏa hiệp nào được thực hiện theo sách lược “địch tiến ta lùi” đều không đáng tin.
Dưới đây là sơ lược về mười thất hứa lớn trong vô số lần thất hứa của ĐCSTQ 70 năm qua, có thể giúp chính quyền các nước tham khảo, từ đó có thể hoàn toàn vứt bỏ ảo tưởng đạt được sự dàn xếp và thỏa hiệp với ĐCSTQ.
Khi đang tranh đoạt chính quyền, để tranh thủ lòng dân, ĐCSTQ hứa hẹn sẽ hiện thực hóa một hệ thống dân chủ và tự do kiểu Mỹ sau khi nắm chính quyền trên khắp đất nước. Bởi vì ĐCSTQ biết rằng lời nói dối này có lợi cho việc đoạt được lòng dân và cướp lấy chính quyền, vì vậy họ đã không ngượng miệng áp dụng.
Mao Trạch Đông đã chính miệng định nghĩa nền dân chủ và tự do theo kiểu mà ông ta muốn, chính là trở thành nền dân chủ kiểu Mỹ. Theo tiêu đề trên trang thứ hai của Tân Hoa Xã ngày 27/9/1945, “Đồng chí Mao Trạch Đông trả lời phóng viên Reuters: Trung Quốc cần đất nước hòa bình”, phóng viên hỏi: ĐCSTQ đặt khái niệm và định nghĩa “một Trung Quốc tự do và dân chủ” như thế nào? Mao Trạch Đông trả lời: “Trung Quốc tự do và dân chủ sẽ là một quốc gia, trong đó tất cả chính phủ các cấp cho đến chính phủ trung ương sẽ được thành lập dựa trên bầu cử phổ thông, bình đẳng, không ghi danh và sẽ chịu trách nhiệm trước những người đã bầu cho đảng. Đảng sẽ hiện thực hóa Chủ nghĩa Tam dân của ông Tôn Trung Sơn, chính quyền của dân, do dân, vì dân của tổng thống Mỹ Lincoln, và bốn quyền tự do của Roosevelt (tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do thoát khỏi nghèo khó, tự do thoát khỏi nỗi khiếp sợ). Đảng sẽ bảo đảm độc lập, đoàn kết, thống nhất của đất nước và hợp tác với các cường quốc dân chủ.”
Ngoại trừ Mao Trạch Đông, các nhà lãnh đạo khác của ĐCSTQ đều đưa ra những nhận xét tương tự như việc thành lập một xã hội dân chủ và tự do. Những lời hứa này đã được nhà bất đồng chính kiến Tiếu Thục (Xiao Shu) tổng hợp trong cuốn sách “Điềm báo lịch sử”.
ĐCSTQ khi mới nổi lên tương đối yếu ớt nên đã áp dụng cách làm suy yếu Quốc dân đảng để củng cố bản thân, một cách trong đó là khuyến khích và giật giây các dân tộc thiểu số tách khai.
Năm 1931, ĐCSTQ thành lập nước Cộng hòa Xô Viết Trung Hoa và ban hành “Đại cương Hiến pháp”. Điều 14 của Hiến pháp viết rằng “Chế độ Xô Viết Trung Quốc công nhận quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, đã được công nhận cho đến khi tất cả những nhóm dân tộc yếu và nhỏ tách khỏi Trung Quốc và thành lập các quốc gia độc lập của riêng họ. Những người từ Mông Cổ, Hồi, Tây Tạng, Miêu, Lê, Cao Ly, v.v. ở Trung Quốc hoàn toàn có quyền tự quyết; tham gia hoặc rời khỏi Liên bang Xô viết Trung Quốc, hoặc thành lập các khu vực của riêng họ.”
Theo chính sách này, người Tây Tạng đã được khuyến khích thành lập hai nước cộng hòa: Cộng hòa Nhân dân Boba và Cộng hòa Cách Lặc Đắc Sa. Ngoài ra, người Duy Ngô Nhĩ được khuyến khích thành lập Cộng hòa Đông Turkistan (ĐCSTQ gọi là “cách mạng ba khu vực”).
Khi ĐCSTQ mới bắt đầu kiến lập chính quyền toàn quốc, để có thể nhanh chóng khôi phục sản xuất, bèn đưa các nhà tư bản vào mặt trận thống nhất và hứa sẽ không tiến hành “cải tạo xã hội chủ nghĩa”, ngay lập tức và tiếp tục cho phép sự tồn tại của sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành cải cách ruộng đất vào năm 1952, ĐCSTQ đã ngay lập tức nuốt lời, đẩy mạnh “ba cải cách lớn” vào năm 1953-56, căn bản xóa bỏ sở hữu tư nhân đối với các ngành công nghiệp và thương mại trong thành phố. Đến năm 1958, khẩu hiệu “bước nhanh tiến vào chủ nghĩa cộng sản” được đưa ra, thậm chí kinh tế tập thể ở nông thôn cũng được chuyển thành chế độ “công xã nhân dân”. Kể từ đó, sở hữu tư nhân đã hoàn toàn bị xóa bỏ ở Trung Quốc, tương đương với việc hủy bỏ thời gian quá độ 10-15 năm đã hứa ban đầu.
Chương 3 “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” của Hiến pháp đầu tiên năm 1954 đã quy định chi tiết về các quyền mà nhân dân được hưởng, trong đó có Điều 86: “Nhân dân có quyền bầu cử và được bầu cử”, Điều 87: “Nhân dân có quyền tự do ngôn luận, xuất bản, hội họp, lập hội và biểu tình.”
Năm 1954, ĐCSTQ ban hành bản Hiến pháp đầu tiên, trong đó Điều 88 nêu rõ công dân có quyền tự do tín ngưỡng.
Năm 1951, để tranh thủ “giải phóng hòa bình” Tây Tạng, ĐCSTQ đã đưa ra cam kết với người dân ở đây, thể hiện trong “Thỏa thuận giữa Chính phủ Nhân dân Trung ương và Chính quyền Địa phương Tây Tạng về các biện pháp giải phóng hòa bình Tây Tạng (gọi tắt là Điều 17)”, hứa rằng sẽ không thay đổi hệ thống chính trị và cơ cấu quyền lực của Tây Tạng sau “giải phóng hòa bình“, và không thực hiện các chiến dịch “ba cải cách lớn” được thực hiện ở các vùng khác của Đại Lục.
Để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhằm giúp cho hoạt động ngoại thương của mình được thông suốt, và không cần mỗi năm đều phải đi cầu xin Hoa Kỳ đối xử với mình như “Tối huệ quốc”, ĐCSTQ đã hứa với thế giới rằng sẽ chuyển nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, theo thống kê của học giả Trung Quốc Zhouying (không rõ tên tiếng Trung), ĐCSTQ có tổng cộng 29 lời hứa, tính đến năm 2019, khoảng 11 lời hứa (đã hoàn thành), 18 lời chưa được hoàn thành, và tỷ lệ chưa hoàn thành là 63%.
Vào tháng 9/2016, trong hội nghị thượng đỉnh Trung – Mỹ ở Washington, ông Tập Cận Bình nói với Tổng thống Obama rằng ĐCSTQ sẽ không quân sự hóa Biển Đông. Sau đó, trong một cuộc họp báo, ông Tập tiếp tục tuyên bố rằng dự án xây dựng ở quần đảo Trường Sa không phải là hoạt động nhắm mục tiêu hoặc ảnh hưởng đến các quốc gia khác, và Trung Quốc không có ý định theo đuổi quân sự hóa…, phủ nhận việc coi các đảo nhân tạo là căn cứ quân sự.
Nhưng ĐCSTQ đã ngay lập tức thất hứa và xây dựng một hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông. Năm 2019, dựa trên các bức ảnh vệ tinh, Hoa Kỳ ước tính rằng diện tích đất liền của đảo Đá Chữ Thâp là 2,8 km vuông, của đảo Đá Xu Bi là 4,3 km vuông và của đảo Đá Vàng Khăn là 5,6 km vuông. Giải phóng quân đã xây dựng thêm các cơ sở sân bay quy mô lớn trên 3 đảo mở rộng, với đường băng dài hơn 3.000m, có thể cho máy bay vận tải Y-20 cất cánh và hạ cánh. Ba hòn đảo nhân tạo này đã tạo thành một tam giác sắt có thể đối phó với hàng không mẫu hạm. Xét từ vị trí của các căn cứ này, có thể thấy rằng chúng đã tạo thành một bố cục tam giác, khoảng cách giữa mỗi hòn đảo là từ 200 đến 300 km, cùng nhau trở thành thế sừng. Trong tương lai, sau khi Quân giải phong nhân dân Trung Quốc (PLA) triển khai máy bay chiến đấu, tàu chiến và tên lửa, họ sẽ có thể phối hợp với nhau để đối phó với ít nhất một nhóm tác chiến tàu sân bay của đối phương. Lần vi phạm cam kết này đã đưa quan hệ Trung-Mỹ đến bờ vực chiến tranh nóng.
Lý Tùng Nhi, Vision Times
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…