Trung Quốc cấm dạy giáo lý ngày Chủ nhật, người Cơ Đốc giáo vẫn kiên định đức tin

Khi chính quyền Ôn Châu ban lệnh cấm Trường Chúa nhật (là tên gọi lúc ban đầu của các lớp học giáo lý được tổ chức vào ngày Chủ nhật bởi các giáo phái thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo ở Trung Quốc Đại Lục), các bậc cha mẹ người Cơ Đốc giáo đã quyết định, con cái của họ vẫn cần phải học tập theo Chúa Giê-su và Kinh Thánh.

 

Tháng 4/2014, ĐCSTQ đã phá hủy một nhà thờ ở Ôn Châu.

Người theo Cơ Đốc giáo ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang nói với Reuters, nhà thờ ở Ôn Châu bắt đầu dạy con nhỏ tại nhà riêng hoặc các nơi khác. Một số Trường Chúa nhật dán nhãn là nơi gửi trẻ, hoặc đổi thời gian lớp học thành thứ Bảy.

Ôn Châu được coi là Jerusalem của Trung Quốc, bởi vì nơi đây có rất nhiều người theo Cơ Đốc giáo. Vì thế nơi đây cũng trở thành tuyến đầu trong việc đối kháng lại giáo dục tôn giáo đối với trẻ em của chính quyền Trung Quốc.

Đảng Cộng sản Trung Quốc với thuyết vô Thần đã đẩy mạnh sự kiềm chế sức ảnh hưởng của Cơ Đốc giáo, hạn chế các lớp học về tôn giáo, cảnh cáo người dân hạn chế “lý niệm phương Tây” trong tôn giáo. Tuy nhiên quyết tâm của người theo Cơ Đốc giáo ở Trung Quốc khiến cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khó có thể kiểm soát được khoảng 60 triệu tín đồ Cơ Đốc giáo thế hệ tiếp theo.

Bà Trần ở Ôn Châu nói, trong gia đình của bà, “tín ngưỡng là số một, điểm số đứng thứ 2”. Bà Trần mặc chiếc áo da màu bơ, tay đeo một chiếc nhẫn lớn bằng đá Ngọc lam, gia đình bà là một trong rất nhiều gia đình Cơ Đốc giáo giàu có ở Ôn Châu. Họ đều nói, con cái của họ cần phải tham gia các lớp học giáo lý Cơ Đốc giáo, bởi vì hệ thống giáo dục quốc gia không thể cũng cấp đầy đủ những bài học về đạo đức và tinh thần.

“Thực phẩm độc hại, sắc tình, cờ bạc và bạo lực là vấn đề nghiêm trọng trong giới trẻ ngày nay, trò chơi điện tử có sức mê hoặc cực lớn”, bà Trần chia sẻ với Reuters, “Chúng tôi không thể cả ngày chứ chăm chăm bên cạnh chúng, do đó chỉ có thông qua tín ngưỡng, chúng tôi mới cho chúng biết thế nào là đúng sai”.

Tại một số nơi ở Ôn Châu, từ tháng Tám, chính quyền đã bắt đầu ra lệnh cấm các Trường Chúa nhật dạy giáo lý Cơ Đốc. Trang web tin tức của tín đồ Cơ Đốc giáo hồi tháng Chín đưa tin nói, tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang Tô, Hà Nam và Nội Mông Cổ đã cấm trẻ nhỏ tham dự các hoạt động tín ngưỡng, bao gồm cả hoạt động cắm trại. Hiện vẫn chưa rõ chính sách này là chính quyền địa phương đưa ra hay là mệnh lệnh của trung ương.

Trong tháng Chín, chính quyền công bố quy định mới, theo đó mở rộng việc giám sát đôn đốc của nhà nước đối với vấn đề giáo dục tôn giáo. Quan chức nhà nước nói việc này là vì để tạo ra thế hệ lãnh tụ tôn giáo mới trung thành với đảng.

Ngòi nổ tôn giáo

Trong 40 năm phát triển kinh tế của Trung Quốc, số người theo tôn giáo ở nước này cũng tăng nhanh. Theo thống kê của chính quyền, hiện nay tại Trung Quốc có khoảng 30 triệu tín đồ Cơ Đốc giáo. Còn theo thống kê của cơ quan độc lập, con số này vào khoảng 60 triệu, trong đó phần đa là tín đồ Cơ Đốc giáo.

Tại Ôn Châu, một khu Cơ Đốc giáo cỡ nhỏ thành lập từ thế kỷ 19, đến hiện nay đã phát triển lên đến hơn 1 triệu tín đồ. Vài năm gần đây, họ vẫn thụ hưởng môi trường tương đối nơi lỏng. Nhưng đến năm 2014, chính quyền bắt đầu tiến hành dỡ bỏ nhà thờ, tháo bỏ thập tự giá, làm cho tín đồ Cơ Đốc giáo phản kháng mạnh, khiến những người theo tín ngưỡng không tin vào chính quyền đương nhiệm nữa.

Tuy vậy, những cố gắng của kẻ trấn áp lại gặp phải bất lợi tại Ôn Châu, bởi vì nơi đây, đâu đâu cũng có nhà thờ do chủ các doanh nghiệp địa phương tài trợ.

“Chính quyền Ôn Châu không cho nhà thờ đăng ký hoạt động, bởi vì có quá nhiều nhà thờ, còn có rất nhiều giáo hội gia đình. Chính quyền rất khó quản lý họ”, Linh mục Triệu Cương ở Ôn Châu nói.

Trong cuộc vận động trấn áp tôn giáo, tài liệu dạy học của Trường Chúa nhật vô cùng nhạy cảm. Do chính quyền hạn chế các xuất bản phẩm liên quan đến tôn giáo, nên nhà thờ thường dùng các tài liệu dạy học được dịch từ nước ngoài.

Năm nay (2017), ĐCSTQ đưa ra cảnh cáo một cách bất thường đối với sinh viên, nhân viên các doanh nghiệp và quan chức, không cho phép họ chúc mừng lễ Giáng sinh, lý do được đưa ra là nhằm “ngăn chặn sự xâm thực của văn hóa tôn giáo phương Tây”.

Cục trưởng Cục sự vụ tôn giáo Trung Quốc Vương Tác An nói với Reuters, các quy định mới liên quan đến quản lý trường học tôn giáo sẽ được thực thi vào tháng Hai sang năm (2018). Ông nói, quy định mới này nhằm thỏa mãn “nhu cầu bức thiết” của mọi gười đối với “lãnh tụ tôn giáo yêu nước”.

Tuy nhiên đối với nhiều tín đồ Cơ Đốc giáo mà nói, việc cho phép ĐCSTQ kiểm soát giáo dục tôn giáo là điều không thể chấp nhận được, bởi vì ĐCSTQ yêu cầu đặt đảng lên trên Thượng đế.

Sarah Cook – nhà phân tích của Freedom House nói, năng lực kiểm soát giáo dục tôn giáo của ĐCSTQ có hạn vì “trẻ nhỏ có thể hiểu được Thánh Kinh thông qua câu chuyện trước khi đi ngủ”.

Trí Đạt

Xem thêm:

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

9 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

14 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

14 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

24 phút ago

Maria Zakharova: ‘Cánh NATO cực đoan’ thúc đẩy chiến tranh với Nga

Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…

26 phút ago

5 kiểu phụ nữ dù không xinh đẹp xuất chúng vẫn khiến người khác dễ chịu

Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…

34 phút ago