Trung Quốc đã bị mất kiểm soát Thiên Cung 1 từ năm 2016, nhưng thông tin mà truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin vào thời điểm hiện tại lại tô vẽ thành hình ảnh hoành tráng, gọi là “Cuộc hành trình trở về nhà”, “Chào mừng đã trở về!”…
Sáng ngày 02/4 (giờ Bắc Kinh), tàu không gian có người lái của Trung Quốc (China Manned Space) phát tin tức ngắn cho biết, lúc 8:15 ngày 02/4/2018, Thiên Cung 1 đã rơi vào tầng khí quyển, trạm không gian này rơi xuống khu vực giữa Nam Thái Bình Dương, hầu hết các thiết bị đều bị phá hủy trong quá trình rơi vào tầng khí quyển. Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã không chỉ ra vị trí rơi cụ thể.
Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) dẫn lời nhà khoa học MacDowell thuộc Trung tâm khoa học Vật lý thiên văn Harvard–Smithsonian (Harvard–Smithsonian Center for Astrophysics) cho biết, địa điểm rơi của Thiên Cung 1 có thể ở phía tây bắc của đảo Tahiti thuộc Pháp, cách không xa khu nghĩa địa tàu không gian nổi tiếng, là khu nghĩa địa tàu không gian vũ trụ trên Thái Bình Dương mà nhiều tàu đã được cho rơi xuống khi trở lại Trái đất.
Vì Trung Quốc mất quyền kiểm soát Thiên Cung 1 nên trong vài ngày qua khi trạm không gian này rơi vào tầng khí quyển đã thu hút sự chú ý của thế giới. Theo Nhật báo Apple tại Hồng Kông đưa tin, vào đêm 1/4 có người dân Hồng Kông cho biết nhiều người dân Bắc Kinh phát hiện hiện tượng giống như quỹ đạo rơi của Thiên Cung 1, qua đoạn video quay lại được có thể thấy một quầng khói trắng dài bay ngang bầu trời. Trên Sina Weibo, nhiều cư dân mạng Bắc Kinh cho biết, từ khoảng 5 – 6 giờ sáng 1/4 họ trông thấy một quầng khói quét ngang bầu trời, nhiều người chứng kiến cho rằng đó là hiện tượng mảnh vỡ của Thiên Cung 1 bị cháy khi vào tầng khí quyển.
Nhà khoa học MacDowell là người luôn theo dõi quá trình Thiên Cung 1 bị rơi. Theo ông chia sẻ trên Twitter, trạm không gian này đã bay qua vùng trời các nước như Kuwait, Tajikistan, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Đáng chú ý là, trong vấn đề này, truyền thông Trung Quốc Đại lục đưa tin khác với truyền thông bên ngoài. Truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyệt đối không đề cập đến tình trạng mất kiểm soát trạm không gian này, thay vào đó lại tô vẽ hoành tráng khi gọi là “Sứ mệnh lịch sử đã hoàn thành”, “Hành trình trở về nhà”, thậm chí còn hí hửng “Chào mừng đã trở về!”.
Cách đưa tin của truyền thông nhà nước Trung Quốc đã bị nhiều cư dân mạng công kích, nhiều người ào ào bình luận: “Lấy tang lễ làm trò vui!”, “Mất kiểm soát và bị rơi, ngay cả chuyện này cũng không dám thừa nhận”, “Bị rơi vì mất kiểm soát, vậy mà Nhân dân Nhật báo lại viết thành ‘Hoan nghênh trở về nhà’, “Vâng, đúng là bản sắc truyền thông nhà nước cộng sản Trung Quốc!”, “Đây là cách nói thể hiện khí phách của nước lớn”, “Sao không nói thay trạm không gian khác?”…
Ngày 21/3/2016, Tân Hoa xã của Trung Quốc đã đưa tin với những nhận định: “Thiên Cung 1 đã ngừng phục vụ dữ liệu, “đã vượt quá thời hạn phục vụ”, “gần đây chức năng của Thiên Cung 1 không còn hiệu quả”, “quan sát từ mặt đất cho thấy Thiên Cung 1 vẫn còn bay trong quỹ đạo của nó”. Sau cùng là kết luận: “Theo dự báo, trong vài tháng tới quỹ đạo của Thiên Cung 1 sẽ thấp dần, và cuối cùng sẽ bị tiêu hủy trong tầng khí quyển.”
Tại thời điểm đó, cách diễn đạt của truyền thông Trung Quốc đại lục đã được truyền thông bên ngoài phân tích chỉ ra, kỹ thuật viên Trung Quốc xác nhận quỹ đạo của Thiên Cung 1 là “quan sát được từ mặt đất” chứ không phải “quan sát từ xa” như bình thường, có nghĩa là dữ liệu từ xa của Thiên Cung 1 đã bị mất, chỉ có thể dựa vào trạm theo dõi mặt đất để xác định xem nó có còn trong quỹ đạo hay không. Về quỹ đạo trong tương lai của Thiên Cung 1, kỹ thuật viên Trung Quốc không còn gọi là “điều khiển” nó trở lại, mà thay vào là “dự đoán” nó sẽ rơi “trong vài tháng” sắp tới.
Dư luận cho rằng, cách tường thuật của truyền thông Trung Quốc đại lục cho thấy quỹ đạo của Thiên Cung 1 đã ở tình trạng “không thể kiểm soát”, vì vậy đường bay của nó trong tương lai chỉ có thể dự đoán và cố gắng thông tin kịp thời.
Hồi tháng Mười năm ngoái, VOA Mỹ từng dẫn lời nhà khoa học McDowell cho biết, sau khi Thiên Cung 1 hoàn thành sứ mệnh, đáng lý nên cho nó nghỉ thì Trung Quốc có thể xử lý nó một cách an toàn. “Nhưng họ lại nghĩ, lỡ đâu sau khi phóng Thiên Cung 2 không hoạt động thì sao? Hay là cứ cho Thiên Cung 1 tiếp tục làm việc. Kết quả đã chứng minh đây là một sai lầm, bởi vì vài tháng sau Thiên Cung 1 không làm việc được vì sự cố nguồn năng lượng. Đây là nguyên nhân của câu chuyện này.”
Minh Anh
Xem thêm:
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…