Tự do cho TQ qua cách nhìn của tác giả sách “Chính biến tại Trung Quốc”

Dịp chuyên gia về Trung Quốc Roger Garside ra sách mới: “Chính biến tại Trung Quốc: Bước nhảy vọt tới tự do” (China Coup: The Great Leap to Freedom), tờ Epoch Times đã có cuộc phỏng vấn với tác giả, một nhân chứng sống đặc biệt, từng có thời gian dài trải nghiệm trực tiếp những sóng gió chính trị tại Trung Quốc, từng có quan hệ gần gũi với các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.

“Bạn và tôi đều biết cả”, ông Lý (Khắc Cường) trả lời … “Gạo đã được nấu thành cơm”. Khi câu ẩn ý này được nói ra với giọng điều trầm lặng, giống như một tiếng sấm bên tai ông Uông Dương.

“Đúng là thế”, ông Uông đáp lại.

Đó là tất cả những gì ông ấy muốn nói, câu “Gạo đã được nấu thành cơm” tưởng chừng như vô thưởng vô phạt lại là ẩn ý thỏa thuận giữa họ để thực hiện phương án khẩn cấp mà họ đã vạch ra trong mấy năm qua. Họ nhận ra rằng sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc đang diễn ra vì bối cảnh biến chất nghiêm trọng trong hàng loạt vấn đề từ chính trị, xã hội và đạo đức, những vấn đề đó tại một số điểm sẽ tương tác với nhau để gây ra khủng hoảng. Họ đã sớm quyết tâm nắm bắt cơ hội này để lật đổ vị thế của ông Tập Cận Bình. Chính sách của ông Tập khiến Trung Quốc đi vào ngõ cụt, cần có một lối thoát cho tình trạng khó khăn. “Trung Quốc mộng” của ông Tập là một cơn ác mộng!

Trên đây là một đoạn trích từ cuốn sách mới của ông Roger Garside: “Chính biến tại Trung Quốc: Bước nhảy vọt tới tự do” (China Coup: The Great Leap to Freedom), mô tả hai quan chức cấp cao của ĐCSTQ là Thủ tướng Lý Khắc Cường và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Uông Dương đã khởi động một kế hoạch bí mật để loại bỏ vị trí Tổng Bí thư của ông Tập Cận Bình, nhằm dẫn dắt Trung Quốc hướng đến tương lai dân chủ.

Mặc dù chi tiết câu chuyện đảo chính đó là cảnh hư cấu, nhưng đã sử dụng tên thật của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ.

Tác giả Roger Garside là một chuyên gia nổi tiếng về vấn đề Trung Quốc và là cựu quan chức ngoại giao của Anh tại Trung Quốc, ông đã gặp cố lãnh tụ ĐCSTQ Mao Trạch Đông vào năm 1968 và ăn tối với Đặng Tiểu Bình vào năm 1977. Ông cho biết về các phương diện như nắm bắt tâm lý các lãnh đạo ĐCSTQ, giúp người đọc hiểu nội tâm của họ và điều gì đằng sau các hành động công khai của họ, cuốn sách của ông là “tác phẩm văn học đầu tiên viết về Trung Quốc”.

Trong cuộc phỏng vấn với Epoch Times, ông Roger Garside giải thích lý do tại sao ông tin rằng chế độ độc đảng của ĐCSTQ, mà ông gọi là “chế độ toàn trị”, sẽ sớm kết thúc. Ông chỉ rõ các nước như Mỹ và các đồng minh của họ sử dụng “vũ khí” kinh tế để giúp nhân dân Trung Quốc hiện thực hóa “bước nhảy vọt” từ chế độ độc tài (ĐCSTQ) sang tự do và dân chủ.

Là một sĩ quan quân đội Anh vào cuối những năm 1950, ông Roger Garside lần đầu tiên thấy Trung Quốc Đại Lục qua một cặp kính viễn vọng quân sự ở Hồng Kông. Trong số rất nhiều chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, ông có một điểm đặc biệt hiếm ai có được là trực tiếp trải nghiệm tại Trung Quốc thời kỳ Mao Trạch Đông và sau khi Mao qua đời.

Sau khi tốt nghiệp trường nội trú Eton năm 18 tuổi, ông Roger Garside đã nhập ngũ và nhanh chóng được bổ nhiệm làm sĩ quan của Lữ đoàn Gurkhas (Brigade of Gurkhas) của Anh tại Hồng Kông. Lữ đoàn đó chủ yếu gồm những người Gurkha đến từ vùng núi Nepal. Khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự và sau đó tốt nghiệp Đại học Cambridge, ông trở thành nhà ngoại giao tại Đại sứ quán Anh ở Bắc Kinh từ năm 1968 – 1970. Vào thời điểm đó, trong giai đoạn điên rồ nhất của Cách mạng Văn hóa, ông đã chụp được những bức ảnh của Mao Trạch Đông tại Quảng trường Thiên An Môn, hồi đó rất ít người phương Tây có thể vào được Trung Quốc.

Một bức ảnh chụp năm 1968 cảnh lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông tại Quảng trường Thiên An Môn  – Bắc Kinh (Ảnh do Roger Gestard cung cấp cho Epoch Times).

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ngoại giao đầu tiên ở Bắc Kinh, ông Roger Garside đến Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) để học quản lý và lấy bằng thạc sĩ. Sau đó, ông đến Washington DC để giúp Ngân hàng Thế giới quản lý dự án hỗ trợ tài chính cho Thái Lan, và từ năm 1976 – 1979 ông một lần nữa lại đóng vai trò là nhà ngoại giao của Anh tại Trung Quốc.

Cuối năm 1977, khi chủ trì các hoạt động trong chuyến thăm Trung Quốc của cựu Thủ tướng Anh Edward Heath, ông đã có dịp dùng chung bữa tối với nhà chính trị quan trọng nhất của ĐCSTQ khi đó là Đặng Tiểu Bình (lên cầm quyền Trung Quốc vào tháng 12/1978 sau khi Mao Trạch Đông qua đời). Năm 1981 ông xuất bản cuốn sách đầu tiên và được hoan nghênh rộng rãi: “Khôi phục trở lại: Trung Quốc thời hậu Mao Trạch Đông” (Coming Alive: China After Mao), khi đó ông đang giảng dạy tại Viện Hải quân (Naval Postgraduate School) của Monterey ở California.

Roger Garside nói rằng cuộc đảo chính hư cấu mà ông mô tả trong cuốn sách mới của mình chỉ là một tình huống có thể xảy ra để đưa Trung Quốc vào con đường dân chủ, chấm dứt chế độ áp bức của ĐCSTQ. Ông thừa nhận rằng cuốn sách “Cuộc đảo chính của Trung Quốc” do Nhà xuất bản Đại học California xuất bản khó tránh bị phản hồi nghi ngờ từ độc giả, nhưng hãy xem trường hợp điển hình về sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1991.

Ông nói: “Mọi người có thể cho rằng không thể có đảo chính ở Trung Quốc. Vì ĐCSTQ vẫn hùng mạnh và quyền lực, đang kiểm soát mọi thứ, do đó ý tưởng đó thật nực cười.  Nhưng không phải, hãy nhớ rằng các nhà nghiên cứu thể chế Liên Xô đã không thể ngờ được biến cố tháng 01/1991”.

Ông Roger Garside chia sẻ hy vọng cuốn sách sẽ đóng một vai trò nào đó trong cái mà ông gọi là “sự thức tỉnh vĩ đại” (great awakening) đang xảy ra ở Mỹ và nhiều nước khác: thức tỉnh về mối đe dọa mà ĐCSTQ gây ra cho thế giới. “Tôi thấy rằng Mỹ và các đồng minh đang quá tự mãn về Trung Quốc và ĐCSTQ… Mong họ thức tỉnh”, tác giả cho biết.

Trong “Chính biến tại Trung Quốc”, Roger Garside viết: “Khi người Mỹ thấy rằng lòng tin và tình hữu nghĩ của họ [dành cho ĐCSTQ] đã bị phản bội… Không có những thay đổi mang tính hệ thống của Trung Quốc, lòng tin của họ sẽ không có cách nào phục hồi được”.

Nhằm làm rõ hơn, ông nói với Epoch Times rằng Mỹ đã đi đầu trong việc đối phó với hành vi lừa dối và trộm cắp có hệ thống của ĐCSTQ, cũng như các cuộc tấn công liên tục của ĐCSTQ vào tự do, dân chủ và nhân quyền toàn cầu.

Ông chỉ ra việc giới chính trị Mỹ đã có những hành động cứng rắn chống lại hành vi ngang ngược của ĐCSTQ, đặc biệt là đã áp dụng quan điểm của Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio bang Florida trong thực thi chính sách Trung Quốc, điều đó cho thấy rằng người Mỹ, bao gồm cả công chúng cử tri và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, cảm thấy tức giận vì bị phản bội.

Nhắc đến vấn đề Mỹ cho phép Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, tạo thời cơ cho ĐCSTQ lợi dụng vị trí có được trong WTO và vi phạm thỏa thuận, ông nói, “(ĐCSTQ) đã phản bội thỏa thuận đã cam kết với WTO… Bất cứ ai biết đặt mình vào vị trí của những bên tham gia trong hoạt động thương mại sẽ thấu hiểu tổn thương của họ”.

Bản phác thảo chân dung của Roger Garside (Tác giả cung cấp cho Epoch Times).

Về chuyện người dân Trung Quốc bị buộc phải ủng hộ ĐCSTQ, Roger Garside bày tỏ cảm thông rằng “Dưới quyền lực toàn trị ĐCSTQ thì mọi người buộc phải trau dồi năng lực biểu diễn, thực tế đông đảo người dân Trung Quốc luôn thầm khao khát những thay đổi chính trị mà họ chưa làm được”.

Ông nói rằng Mỹ và các đồng minh nên đồng lòng xây dựng và thực hiện chiến lược thật chu đáo, gồm việc sử dụng các chính sách kinh tế mạnh mẽ như một thứ “vũ khí” để giúp người dân Trung Quốc đạt được thay đổi chính trị. Ông nói, “Chúng ta đang đấu tranh cho tự do, một cuộc đấu tranh cho tự do trên toàn cầu”.

Roger Garside cho biết: “Chế độ độc tài toàn trị (ĐCSTQ) công nghệ này đã có thêm phương tiện kiểm soát mạnh mẽ, vì vậy mọi phong trào hy vọng giải phóng Trung Quốc sẽ rất khó đạt được nếu thiếu trợ giúp từ bên ngoài… Chúng ta có nguồn lực kinh tế lớn và nên tận dụng giúp những người muốn Trung Quốc thay đổi kết nối nhau…. Chúng ta có thể tạo điều kiện cho những người ở Trung Quốc muốn thay đổi đất nước có thể hành động”.

Trong tác phẩm “Chính biến tại Trung Quốc”, Roger Garside đã nhấn mạnh nổi bật biện pháp về kinh tế đó được thông qua bằng con đường lập pháp vào năm 2020, theo đó yêu cầu tất cả các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, bao gồm cả các công ty Trung Quốc, phải tiết lộ họ thuộc sở hữu hay bị kiểm soát của chính phủ nước ngoài không, họ phải nộp báo cáo kiểm toán tài chính chi tiết cho cơ quan quản lý của Mỹ, những công ty không tuân thủ các quy định sẽ bị hủy niêm yết.

Trang bìa của “Chính biến tại Trung Quốc” (Hình do Roger Gestard cung cấp cho Epoch Times).

“Một phương pháp khác là không cho các ngân hàng Trung Quốc tiếp cận hệ thống ngân hàng quốc tế”. Roger Garside nói với Epoch Times, đề cập đến một số ngân hàng Trung Quốc đã bị cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên, cho  nên Mỹ có thể áp dụng biện pháp trừng phạt các ngân hàng này.

Ông còn cho biết chính phủ phải hạn chế mở cửa đầu tư đối với các công ty Trung Quốc, cũng cần hướng dẫn những bên có lợi ích [từ công ty Trung Quốc] để họ phải từ bỏ các lợi ích kinh tế ngắn hạn đó vì lợi ích dài hạn [của thế giới]. Ông nói: “Chính phủ phải thể hiện quyết tâm thực hiện chiến lược của mình – thể hiện quyết tâm vì lợi ích trong nước, cho dù đó là công ty quản lý tài sản, nhà sản xuất hay công ty thương mại, xác định đầu tư của họ vào các công ty Trung Quốc có liên hệ với quân đội của ĐCSTQ là bất hợp pháp”.

Tác giả cũng nhấn mạnh tình đoàn kết quốc tế giữa các nền dân chủ tự do là rất quan trọng để duy trì một mặt trận thống nhất hùng mạnh chống lại các hành vi xấu của ĐCSTQ, nhấn mạnh tầm quan trọng của một liên minh các nền dân chủ tự do, bao gồm Liên minh Ngũ nhãn (Five Eight), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), và Đối thoại Tứ giác An ninh (Quad) gồm Ấn – Mỹ –  Nhật – Úc”.

Chuyên gia về Trung Quốc này nói rằng để thúc đẩy thay đổi chính trị ở Trung Quốc, các nền dân chủ tự do phải áp dụng cách tiếp cận liên tục và tích cực để đối mặt với những thách thức toàn cầu từ ĐCSTQ.

“Chúng ta không thể tự mãn, và chúng ta không thể chỉ nói với chính mình, ‘Ồ, chúng ta là bên công chính, chúng ta là người tốt, chúng ta tin vào dân chủ và pháp quyền’, vâng, tất cả đều là những điều tốt”, Roger Garside nói, “Nhưng vẫn chưa đủ, chúng ta phải có những chiến lược giàu trí tưởng tượng, phải tìm ra điểm yếu trong hệ thống phòng thủ của ĐCSTQ”.

Theo ADAM MOLON, The Epoch Times

Xem thêm:

ADAM MOLON

Published by
ADAM MOLON

Recent Posts

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

7 giờ ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

8 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

9 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

9 giờ ago

Cựu tổng thống Nga Medvedev chỉ ra cách chấm dứt xung đột ở Ukraine

Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…

9 giờ ago

Cố gắng thay đổi điều bất khả…

Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…

10 giờ ago