Một người đàn ông khỏe mạnh hơn 40 tuổi ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) gần bị mù mắt phải, nghi ngờ do bị cưỡng chế tiêm vắc-xin COVID-19 khi ở trong tù. Do không kiện được, nên ông đã nhờ sự giúp đỡ của Epoch Times dùng tên thật để báo cáo về sự việc này.
Ông Hà Chí Thuận (He Zhishun) ở thôn Bách Ô Đường, trấn Diệu Cao, thành phố Lãng Trung, tỉnh Tứ Xuyên. Ông đã phê bình Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trên mạng nên đã bị kết án 3 năm tù, từng ngồi tù tại Nhà giam số 1 Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Ngày 8/7/2021, ông đã được thả tự do và trở về nhà.
“Tiêm vắc-xin xong khiến cho mắt tôi có triệu chứng viêm màng bồ đào, hiện giờ bệnh tình xấu đi rất nghiêm trọng! Mắt phải của tôi gần như không nhìn thấy! Mắt trái vẫn có thể cố nhìn các vật một cách lờ mờ!”. Ông Hà Chí Thuận nói, đây là việc xảy ra sau khi tiêm vắc-xin. Bởi vì nhà giam muốn hoàn thành nhiệm vụ tiêm vắc-xin, nên đã cưỡng bức tiêm cho tù nhân, ai cũng bị tiêm, không có tình huống đặc thù gì thì toàn bộ đều phải tiêm.
Từ khi tiêm mũi đầu tiên, ông Hà Chí Thuận đã cảm thấy rất hoa mắt, da nhạy cảm và mọc mụn nhỏ, về sau thị lực giảm, khi đó tình hình vẫn còn nhẹ.
Ông cho biết, trong tù còn có người có phản ứng xấu, có người không có phản ứng. Ông nói về tình huống của mình: “Bản thân tôi nghi ngờ, chắc chắn là có liên quan đến tiêm vắc-xin. Bởi vì thị lực mắt của tôi trước đó rất tốt.”
Trong nhà tù, ông Hà Chí Thuận không được điều trị. “Tôi đã từng tìm họ (phía nhà tù), họ nói rằng ông quay trở về chỗ đi, sau này về nhà rồi đi khám, họ mặc kệ tôi! Để tôi về nhà điều trị!”
Ông nói, trong nhà tù có một phòng y tế, bệnh nặng không khám được, bệnh nhẹ khám cũng không xong. Hơn nữa rất nhiều thuốc mà giám ngục sử dụng đều là quá hạn, uống vào cơ bản không có tác dụng, không biết họ mua hàng tồn kho từ công ty thuốc nào về.
Hai tuần trước khi ra tù, ông Hà bị tiêm mũi vắc-xin thứ hai. Chứng nhận tiêm vắc-xin mà ông cung cấp cho thấy, vắc-xin mà ông được tiêm là Sinovac Bắc Kinh, ông tiêm mũi đầu tiên vào ngày 14/5/2021, tiêm mũi thứ hai vào ngày 16/6/2021; đơn vị tiêm chủng là Trung tâm Y tế trấn Bình La, quận Vu Hồng, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh.
Sau khi ra tù, ông Hà Chí Thuận đến Khoa mắt của Bệnh viện Nhân dân thành phố Lãng Trung để khám. Sau khi bác sĩ kiểm tra, đã đưa ra chẩn đoán sơ bộ là viêm màng bồ đào. Do các nguyên nhân như lây nhiễm, miễn dịch, ngoại thương v.v, gây ra chứng viêm màng bồ đào trong mắt.
Ông nói: “Bác sĩ nói không biết nguyên nhân nào dẫn đến chứng viêm màng bồ đào, nói rằng bệnh này nếu kiểm soát không tốt thì sẽ dẫn đến mù. Mắt phải của tôi hiện giờ dính lại rất nặng. Phải sử dụng thuốc nội tiết tố để điều trị.”
Vì không có bảo hiểm y tế, nên ông Hà đã phải tiêu tốn hơn 10.000 nhân dân tệ để trị bệnh, bệnh viện yêu cầu ông nằm viện để điều trị. Tuy nhiên do ông không có tiền để nằm viện, “Bởi vì không có bảo hiểm y tế nên tự trả phí việc trả phí rất tốn kém, chỉ có thể điều trị ở phòng khám của bệnh viện thị trấn.”
Ông Hà Chí Thuận thậm chí còn nghi ngờ giám ngục mượn cớ tiêm vắc-xin để tiêm thuốc không rõ nguồn gốc cho ông. Ông nói với phóng viên Epoch Times, ông từng nhiều lần bị bắt, khi lần thứ hai vào trại tạm giam, đã uống thuốc trong trại tạm giam. Sau khi về nhà thì ông vô duyên vô cớ bị tràn dịch màng phổi, trong khoang ngực có rất nhiều dịch, phải nằm viện ở quê mất 3 tháng thì mới kiểm soát được bệnh tình, rồi lại về nhà tĩnh dưỡng mất một năm.
“Ở Trung Quốc, đắc tội với ĐCSTQ thì chính là có kết cục như thế. Đi kiện (giám ngục) cũng không có tác dụng, bởi họ đều là cùng một giuộc, kiện họ thế nào đây?”, ông nói. “Ngày 21/8/2021, chính quyền trấn Diệu Cao nhận được văn kiện từ bên trên, nội dung đại khái nói là tôi phát biểu ‘ngôn luận phản động’, bảo tôi hãy thành thật khai. Người của cơ quan tư pháp thị trấn nói sẽ tiến hành giúp đỡ giáo dục tôi 5 năm.”
Ông Hà Chí Thuận đi xin trợ cấp sinh hoạt phí, nhưng trong thôn không cho. “Có thể có liên quan đến mục tiêu thoát nghèo, rất nhiều người năm nay đều không được trợ cấp sinh hoạt phí”, ông nói. “Mắt điều trị không được, bệnh tình xấu đi, mắt phải của tôi đã không nhìn thấy được nữa.” Hiện tại, ông Hà Chí Thuận chỉ còn cách dựa vào người nhà cho một chút sinh hoạt phí để duy trì cuộc sống.
Epoch Times đã gọi điện đến Nhà tù số 1 Thẩm Dương, người bắt máy tiếp nhận thông tin sau khi tra theo ngày ra tù, danh tính, địa chỉ quê quán của ông Hà Chí Thuận, nói rằng “Trước khi ông ấy đi không phải rất tốt sao? Qua điện thoại tôi không thể xác nhận được thân phận của bạn, có một số thông tin là bảo mật, không phải là bạn muốn hỏi liền có thể hỏi được. Bạn hiểu ý tôi chứ?” Người bắt máy cho biết không hiểu tình hình phạm nhân tiêm vắc-xin, bởi vì không được phân công quản lý công việc này. Nếu bản thân ông Hà Chí Thuận có yêu cầu, thì có thể làm theo trình tự pháp luật.
Tại Trung Quốc Đại Lục, thỉnh thoảng vẫn có các trường hợp xuất hiện các phản ứng xấu do cưỡng chế tiêm vắc-xin, thậm chí dẫn đến tàn tật, chết người. Epoch Times thường xuyên nhận được các phản ánh, cũng từng đã nhiều lần báo cáo.
Các phản ánh tiết lộ, tại Trung Quốc Đại Lục có chỉ thị về tiêm vắc-xin. Ví dụ, nhân viên các cơ quan đảng, chính quyền, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các trường giáo dục bậc cao, cơ quan y tế, phải làm được “cần tiêm thì tiêm hết”, về nguyên tắc là tỷ lệ tiêm chủng không thấp hơn 90%, do đó việc cưỡng chế tiêm vắc-xin là vô cùng phổ biến.
Sau khi tiêm vắc-xin xong, có người xuất hiện triệu chứng khó chịu, có người huyết áp đột nhiên tăng cao, có người đặc biệt đau đầu. Tuy nhiên, chính quyền yêu cầu tuyên truyền “năng lượng tích cực”, nên khi có triệu chứng khó chịu thì đều không dám nói là do tiêm vắc-xin gây ra.
Ông Cung, một người ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, gần đây đã đăng thông tin trên Weibo cho biết, sau khi ông tiêm vắc-xin virus corona vào ngày 8/5 thì xuất hiện triệu chứng buồn nôn, giảm tiểu cầu và đột biến gen, hai tháng sau thì chẩn đoán xác nhận là bị bạch cầu dòng tủy cấp tính. Trước khi bị bệnh, ông Cung thường xuyên tập luyện tại phòng thể dục, hiện giờ ông đang chờ ghép tế bào gốc tạo máu, nhưng ông lại không có tiền làm phẫu thuật.
Về tình hình của ông Cung, nhóm chuyên gia chẩn đoán phản ứng dị thường về tiêm chủng tại địa phương đã nhận định bệnh bạch cầu không thuộc phản ứng dị thường do tiêm chủng. Ông Cung hồi đáp công khai trên Weibo rằng: “Giấy điều tra chẩn đoán vô cùng đáng cười! Họ không nhận trách nhiệm! Không khớp với những gì nói với tôi (có thu âm tại nơi nói)!”
Ông Cung cho biết, “Trước khi bị bệnh tôi vẫn luôn rất yêu nước (yêu đảng), không ngờ lại ruồng bỏ tôi như thế này?”
Một bác sĩ Đại Lục yêu cầu giấu tên nói với phóng viên Epoch Times, ông có một bệnh nhân trước khi tiêm vắc-xin thì vẫn rất khỏe mạnh, mặc dù bị viêm gan B, luôn trong trạng thái mất ngủ nhưng virus ở trong trạng thái ngủ đông, chức năng gan không có vấn đề. Sau khi tiêm vắc-xin xong, virus viêm gan B nhanh chóng hoạt động, về sau phát hiện ung thư gan và chưa đến 2 tháng thì tử vong vì suy kiệt chức năng gan.
Vị bác sĩ này nói, “Tôi đang xem xem vắc-xin virus corona mới liệu có khả năng dẫn đến một số virus trong trạng thái không hoạt động được tái tạo lại.”
Theo Lâm Tông Văn, Epoch Times
Xem thêm:
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…