Một họa sĩ lớn lên ở Ba Lan trong những năm 1950 và 1960, đã bị sốc nhưng không cảm thấy kỳ lạ khi biết rằng ngày nay vẫn còn những gia đình và trẻ em bị bức hại vì đức tin của họ tại Trung Quốc.
Là một người lớn lên dưới chế độ cộng sản và có nhiều người thân bị khủng bố, bà Barbara Schafer, người hiện đang sống tại Úc, có sự cảm thông sâu sắc và do đó, khi vẽ tranh, bà có thể miêu tả một cách sinh động khổ nạn của những đứa trẻ có cha mẹ bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại. Trong thực tế, nỗi đau này lại thường bị xem nhẹ.
Trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times, bà Schafer nói, trẻ em rất dễ bị tổn thương sau khi cha mẹ chúng bị bắt: “Trẻ em Trung Quốc bị bắt nạt, nhục mạ vì tín ngưỡng của chúng. Nhiều đứa trẻ bị đuổi học, hoặc bị trừng phạt vì đi nhà thờ và tham gia các hoạt động tôn giáo bên ngoài trường học. Chúng bị buộc phải đọc các khẩu hiệu chủ nghĩa vô thần, chống lại tôn giáo, và bị cưỡng chế ký vào một văn bản từ bỏ đức tin của mình.”
Năm 1989, với sự sụp đổ của Liên Xô, Ba Lan cuối cùng đã thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản. Bà Schafer tin rằng ĐCSTQ ngày nay cũng sẽ phải đối mặt với số phận tương tự.
Bà nói: “Cũng giống như cuộc đàn áp các tín đồ Cơ đốc của Đế chế La Mã, ĐCSTQ tà ác sẽ tan rã vì đã tra tấn và giết hại hàng triệu người lương thiện vô tội.”
Bà Schafer rất quan tâm đến việc ĐCSTQ liên tục đàn áp trẻ em. Để thể hiện khổ nạn này của những đứa trẻ, bà đã tạo ra bức tranh sơn dầu “Biển đắng”. Những đứa trẻ trong tranh đều được vẽ dựa trên các nhân vật có thật. Trong suốt 22 năm ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, những đứa trẻ này đã mất mạng hoặc mất đi cha mẹ của mình.
“Nhiều em trở thành trẻ mồ côi hoặc mất đi những người thân yêu. Một chiếc cầu vồng tuyệt đẹp sẽ đưa một số em (trong số những đứa trẻ này) lên thiên đường.”
Những đứa trẻ trong tranh đang ngồi trên những bông hoa sen trắng tượng trưng cho sự thánh khiết. Trong số đó có bé Mạnh Hạo. Ngày 7/11/2000, em và người mẹ tu luyện Pháp Luân Công của mình, đều bị ĐCSTQ bức hại đến chết khi mới 8 tháng tuổi.
Theo kết quả khám nghiệm tử thi, Mạnh Hạo có hai đốm xanh đen trên đầu và máu ở mũi. Có hai vết bầm sâu xung quanh mắt cá chân nhỏ của cậu bé. Rất có thể cậu bé đã bị còng ngược. Mẹ em bị gãy xương cổ và các khớp ngón tay, lõm hộp sọ, và có một chiếc kim cắm ở thắt lưng.
Trong tranh, bé Mạnh Hạo cầm một bông sen chưa nở, tượng trưng cho người mẹ quá cố của mình. Chính em đã ngồi trên chiếc cầu vồng đưa mình đến thiên đường.
Một đứa trẻ khác trong bức tranh là Hoàng Anh. Mẹ của em bị tra tấn đến chết vào ngày 5/12/2002, khi cô bé mới 18 tháng tuổi.
Hoàng Anh buộc phải xa mẹ khi em mới 3 tháng tuổi và không bao giờ được gặp lại mẹ của mình. Cha của em cũng là một học viên Pháp Luân Công. Khi vợ qua đời, ông ấy vẫn bị giam trong trại lao động. Thậm chí ông ấy còn không biết rằng vợ mình đã qua đời. Lúc đó Hoàng Anh được ông bà ngoại nuôi dưỡng. Vì không có nguồn thu nhập, nên ông bà không thể trang trải học phí cho Hoàng Anh.
Bà Schafer nói: “Những đứa trẻ phải chịu đựng một cách âm thầm. Chúng sinh ra trong một thế giới đau khổ. Nhưng vì còn nhỏ, chúng không biết gì và chỉ có thể chấp nhận nó. Nhưng sâu thẳm trong trái tim mình, chúng đã phải chịu đựng sự tổn thương quá khủng khiếp.”
Trong một bức tranh sơn dầu khác có tựa đề “Phật quang soi sáng Hồng Kông”, bà Schafer miêu tả một sự kiện có thật: Một người cha và hai cô con gái của ông từ Úc đến Hồng Kông, để mang lại hy vọng cho người dân tại đó và khích lệ họ.
Về việc chủ quyền của Hồng Kông được giao cho ĐCSTQ năm 1997 và cuộc đàn áp những người biểu tình Hồng Kông trong những năm gần đây, bà Schafer chỉ ra: “Đây là một cơn ác mộng đối với nhiều người.”
ĐCSTQ đang cố gắng mở rộng cuộc đàn áp đức tin từ Đại Lục đến Hồng Kông, thông qua các tổ chức ủng hộ thân cộng khác nhau. Trong bối cảnh đó, người cha trong bức tranh đã đến Hồng Kông cùng với hai cô con gái nhỏ của mình.
Trong bức tranh, ông bố trẻ người Úc “tốt bụng, điềm đạm và chân thành”, còn hai cô con gái rất “lương thiện và ôn hoà”. Cùng với hàng trăm học viên Pháp Luân Công từ khắp nơi trên thế giới, họ đã đến Hồng Kông truyền bá sự thật cho công chúng. Họ cùng nhau phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ và những nỗ lực của đảng này nhằm cấm Pháp Luân Công ở Hồng Kông.
Trong nền của bức tranh, bà Schafer lồng ghép một cảnh trong “Phong trào Ô dù” của sinh viên Hồng Kông năm 2014. Khi đó, những người biểu tình mang ô bên mình, để chống lại hơi cay và bột hồ tiêu của cảnh sát.
Trên cùng của bức tranh là bức đại tượng Phật Thiên Đàn tọa lạc trên núi Đại Dữ Sơn, Hồng Kông, đang phát ra ánh sáng linh thiêng. Bà Schafer, một học viên Pháp Luân Công, nói rằng ba chữ “Chân, Thiện, Nhẫn” trên lá cờ xanh là đặc tính của vũ trụ. Pháp Luân Công là pháp môn tu luyện Phật gia cổ xưa, với nguyên tắc chỉ đạo là 3 chữ “Chân, Thiện, Nhẫn”.
Bà Schafer tin rằng “hòa bình và lòng tốt sẽ chiếm ưu thế”. Bà hy vọng rằng những bức tranh của mình sẽ khơi dậy sự tò mò của một số người xem. Nếu họ có thể suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống sau khi xem chúng, vậy thì công việc của bà sẽ không uổng phí.
Bà nói: “Tôi tin chắc rằng lối thoát duy nhất của nhân loại là sửa chữa lỗi lầm của mình và tăng thêm thiện ý và lòng trắc ẩn với nhau.”
Trong các tác phẩm của mình, bà Schafer cũng đặc biệt thích miêu tả “sự thuần khiết và lương thiện” của các em nhỏ đến từ những quốc gia khác nhau. “Trước khi lớn lên và chịu ảnh hưởng của bầu không khí xã hội, các em đều có rất nhiều điểm chung.”
Một số bức tranh vẽ thiếu nhi của bà đã được triển lãm khắp nơi trên thế giới. Một trong số đó là bức “Cảm ơn”. Nhân vật trong tranh là hai chị em gái có đức tin vào Pháp Luân Công, mặc trang phục truyền thống của Hàn Quốc. Bức tranh này được trưng bày trong Cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thực thế giới lần thứ 5, do Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) tổ chức tại New York năm 2019.
Năm 2018, bà cũng tham gia Triển lãm Nghệ thuật Cộng đồng Ba Lan mang tên Roots tại Melbourne, Úc. Tại đây bà đã thể hiện chân dung trẻ em trong trang phục truyền thống của Ba Lan.
Thiên Cầm, theo Epoch Times
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…