Categories: Trung Quốc

Vấn đề chất lượng thuốc sản xuất ở Trung Quốc khiến thế giới lo lắng

Bên cạnh các hàng hóa của Trung Quốc đang hòa vào chuỗi cung ứng toàn cầu, vấn đề chất lượng các sản phẩm thuốc do Trung Quốc sản xuất cũng ngày càng khiến người ta phải để ý.

Thuốc giả bị phát hiện ở Trung Quốc

Gần đây nhất, Cục quản lý thực phẩm và thuốc của Mỹ (FDA) lo lắng thuốc điều trị cao huyết áp do Trung Quốc sản xuất (valsartan) có chứa chất nitrosodimethylamine (NDMA) và bị yêu cầu phải thu hồi.

NDMA gây ung thư ở động vật, tuy nhiên các tài liệu chưa chứng minh được liệu nó có gây ung thư cho người hay không. Sản phẩm thuốc bị thu hồi lần này là do Công ty sản xuất thuốc Hoa Hải Chiết Giang (Zhejiang Huahai Pharmaceutical ) sản xuất. Loại thuốc này dùng để điều trị cao huyết áp nguyên phát mức độ nhẹ và trung, chủ yếu được bán tại thị trường Bắc Mỹ, châu Âu, Ấn Độ, Nga và Nam Mỹ.

Cục quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) từ lâu đã kiểm chứng ra valsartan chứa chất gây ung thư, sau đó các cơ quan quản lý dược phẩm nhiều nước như Mỹ, Hàn Quốc liên tiếp tuyên bố thu hồi valsartan.

“Đối với tôi mà nói, hiện nay kê đơn thuốc trở nên vô cùng khó khăn”, bác sĩ Harry Lever làm việc tại Bệnh viện Cleveland Clinic nói. Ông cho biết, hiện nay có rất nhiều loại thuốc có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc, và các công ty này lại mua bán sáp nhập lẫn nhau, nên bạn sẽ rất khó để biết được ai với ai. Cleveland Clinic là một trong những bệnh viện nổi tiếng tại Mỹ.

“Thuốc mô phỏng” là chỉ loại dược phẩm có giá tương đối thấp, đã hết thời hạn giữ bản quyền và các doanh nghiệp khác có thể sản xuất đại trà. Ấn Độ là nước xuất khẩu loại “thuốc mô phỏng” lớn nhất thế giới, năm 2017, Mỹ đã phê chuẩn 927 loại thuốc mô phỏng, Ấn Độ chỉ chiếm 300 loại, Trung Quốc chỉ có 38 loại.

Ngoài ra, gần đây truyền thông Đại lục cũng đưa tin về vụ bê bối sản xuất vắc-xin giả gây khiến người Trung Quốc vô cùng hoang mang.

Hai sự kiện gần đây cũng đã gióng lên “hồi chuông cảnh báo về dược phẩm do Trung Quốc sản xuất”, cũng thể hiện rõ sự xâm thực không lành mạnh của Trung Quốc vào chuỗi cung ứng dược phẩm ra thị trường nước ngoài.

Dư luận cho rằng, vấn đề dược phẩm Trung Quốc tương tự như vụ sữa bột trẻ em nhiễm melamine hồi năm 2008. Vụ bê bối sữa nhiễm độc này khiến hơn 300 nghìn trẻ em bị ảnh hưởng do dùng sữa bột nhiễm độc melamine. Melamine là hợp chất hóa học dùng để sản xuất nhựa và phân hóa học.

Theo trang tin Quartz, những trẻ em năm xưa  bị nhiễm độc melamin đến nay vẫn bị các bệnh như sỏi thận, v.v. Vụ bê bối này đã phá vỡ lòng tin của các bậc cha mẹ Trung Quốc vào chuỗi cung ứng thực phẩm trong nước, sau vụ này, nhiều kênh truyền thông cũng rầm rộ đưa tin lượng phụ huynh Trung Quốc mua sữa bột chất lượng cao có nguồn gốc nước ngoài tăng mạnh.

“Thị trường dược phẩm châu Âu nổi tiếng với các quy phạm nghiêm ngặt, còn thị trường Trung Quốc lại là thị trường không có quy phạm nghiêm ngặt, bị coi là thị trường bán quy phạm (quy phạm nửa vời)”, một nhân sĩ trong ngành y dược chia sẻ.

“Thị trường châu Âu có những quy định chi tiết và khắt khe từ nghiên cứu đến đăng ký, từ sản xuất đến khâu đưa đi tiêu thụ. Việc như sửa đổi dữ liệu, hoặc chứa chất gây ung thư có thể khiến doanh nghiệp đối mặt với trừng phạt mang tính sống còn”.

Nói một cách khác, ngành dược phẩm của Trung Quốc xuất hiện vấn đề, cuối cùng sẽ bị thua ở hai chiến tuyến, tức tự đánh mất thị trường và hủy hoại chính mình.

Mối đe dọa từ thuốc giả do Trung Quốc sản xuất, còn hơn cả chủ nghĩa khủng bố

Bên cạnh các sản phẩm Trung Quốc trong lĩnh vực thông thường đều gây mất niềm tin, thuốc giả sản xuất ở Trung Quốc nguy hại đến toàn cầu hơn nữa. Theo thống kê, hàng năm, trên thế giới có khoảng 1 triệu người tử vong vì dùng phải thuốc giả, còn có quan chức của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế chỉ ra, mối đe dọa từ thuốc giả của Trung Quốc thậm chí còn hơn cả chủ nghĩa khủng bố.

Từ năm 2009, Tổng thư ký của Interpol là Ronald Noble đã phát biểu tại hội nghị chống hàng giả rằng, chủ nghĩa khủng bố trong 40 năm đã hại chết 65 nghìn người, còn thuốc giả tại Trung Quốc một năm có thể cướp đi sinh mạng của 200 nghìn người. Từ điểm này có thể thấy, nguy cơ của thuốc giả thậm chí còn vượt quá cả chủ nghĩa khủng bố.

Trung Quốc là một trong những quốc gia sản xuất thuốc giả lớn nhất thế giới. Ngoài tình trạng thuốc giả tràn lan trong nước, thuốc giả sản xuất ở Trung Quốc còn lẫn vào thị trường Đông Nam Á và châu Phi.

Năm 2012, một chiếc tàu chở hàng của Trung Quốc chở 1,4 triệu hộp thuốc chống sốt rét giả đến Angola ở châu Phi, điều này tương đương với những người bị mắc sốt rét ở nước này phải mất nửa năm mới dùng hết tổng lượng thuốc này.

Những thuốc giả này thông qua mắt xích nhập khẩu, đi vào chuỗi cung ứng thuốc của nước này, và có mặt tại bệnh viện, nhà thuốc và các sạp bán hàng trên vỉa hè, cuối cùng là bán đến tay người tiêu dùng. Được biết, vụ buôn bán hàng giả lậu quy mô lớn này, đã tạo thành xung kích vô cùng lớn đối với nhu cầu thuốc của Angola và sức khỏe của người dân. Sau khi bị phát hiện, những thuốc giả này đã trực tiếp dẫn đến một số vụ người bệnh tử vong.

Theo báo cáo “Tội phạm xuyên biên giới và các nước đang phát triển” của Tổ chức phi chính phủ Global Financial Integrity (Mỹ), giao dịch trong ngành sản xuất thuốc giả toàn cầu hàng năm từ 70 tỷ đến 200 tỉ Đô la Mỹ, chiếm 1/4 thị trường thương mại hàng giả toàn cầu.

Từ diện tích bao phủ mà xét, thuốc giả có phạm vi che phủ rộng, từ thuốc giảm đau đến vắc-xin, dường như đều có dấu vết của thuốc giả; thậm chí ở các nước phát triển (nhất là các nước Đông Nam Á và châu Phi), dường như mỗi loại thuốc đều có thể tìm thấy thuốc giả. Thuốc giả thường thấy nhất có thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc bệnh lao, tráng dương, kháng sinh và trị bệnh đau dạ dày.

Báo cáo chỉ ra, rất nhiều thuốc giả sản xuất ở Trung Quốc là do những công ty hóa dược không có được giấy phép sản xuất, những công ty này thường vừa sản xuất thuốc hợp pháp, đồng thời cũng sản xuất thuốc giả.

Vậy thế nào là thuốc giả? Giới định để phân biệt thuốc giả là: thành phần hóa học của thuốc và hàm lượng bị thay đổi, khiến cho thành phần hoạt tính tương đối ít; hoặc là thuốc không rõ nguồn gốc trực tiếp thay thế bằng nhãn mác của các loại thuốc có nhãn hiệu; hoặc là thuốc giả bản thân là thật nhưng đóng gói và thời hạn sử dụng đã bị thay đổi.

Thông thường mà nói, thuốc giả đều sử dụng những nguyên liệu rẻ tiền nhất để sản xuất nhằm thu được lợi nhuận cao nhất; hơn nữa, do thuốc giả cũng không thể nào sản xuất theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật, do đó, “từ điểm này có thể phán đoán: thuốc giả không thể đảm bảo cho sức khỏe và an toàn tính mạng cho công chúng”, báo cáo của Global Financial Integrity chỉ ra.

Năm 2012, trong vụ án buôn lậu của người Hoa được chính phủ liên bang Mỹ đưa ra xét xử, người đứng đầu tổ chức tội phạm buôn bán hàng mỹ phẩm giả được hỏi: Thuốc giả có gây hại đến cơ thể người hay không? Người này trả lời: “Làm buôn bán thì cần phải không cố kỵ gì cả, nếu anh nói lương tâm thì hãy làm hòa thượng.” Điều này cũng phần nào nói lên được sự lo lắng về an toàn đối với thuốc giả.

Tuyết Mai

Xem thêm:

Tuyết Mai

Published by
Tuyết Mai

Recent Posts

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

24 giây ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

14 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

37 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

1 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

2 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

2 giờ ago