Vì sao người Trung Quốc hiện đại luôn cảm thấy bất an?
- Blogger Bình Hân
- •
Từ cổ chí kim, con người ai sinh ra cũng đều có thất tình lục dục, đồng thời còn có tiêu chuẩn đạo đức. Đây chính là trạng thái sinh tồn của con người, và điều này tất yếu có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Từ tri thức hiện hữu của người hiện đại mà so sánh chất lượng cuộc sống cũng như trại thái sinh tồn của người Trung Quốc xưa và nay, có thể thấy rằng khoảng cách rất lớn.
Lấy một ví dụ, chuyện “Hàn Tín chịu nhục chui háng” chính là một kinh điển trong văn hóa dân tộc Trung Hoa. Hàn Tín khi đối mặt với những kẻ vô lại ngoài chợ, ông đã lấy sự bao dung và kiên nhẫn của mình để hóa giải sự tình. Nếu như sự việc này phát sinh tại Trung Quốc hiện nay, thì nhẹ là người ta sẽ lớn tiếng cãi cọ, nặng thì có thể xảy ra ẩu đả, không ai chịu nhường ai.
Vì sao mà con người thời xưa và thời nay đối với cùng một sự việc mà cách hành xử lại có thể khác xa nhau đến như vậy?
Lý do là bởi, văn hóa Thần truyền và văn hóa dân tộc Trung Hoa trong quá trình truyền thừa đã bị đứt đoạn. Do đó, người hiện đại không thể hiểu được tại sao người xưa lại hành xử như vậy, càng khó có thể hiểu được vẻ đẹp an lạc trong thế giới nội tâm của người xưa.
Dân tộc Trung Hoa đã trải qua lịch sử lâu dài, văn hóa truyền thống đã lưu cấp cho những người thế hệ sau nhiều quy tắc sinh tồn giá trị, không chỉ gồm có đối nhân xử thể, mà còn dạy con người ta trọng đức hành thiện, coi nhẹ dục vọng lợi ích. Người có tiêu chuẩn đạo đức cao, trạng thái và chất lượng cuộc sống tự nhiên sẽ tốt hơn lên. Nhiều điển tích văn hóa cổ đại, nhiều tác phẩm văn học cũng như các tác phẩm nghệ thuật tinh mỹ đã khắc họa rõ điều này. Người mà nội tâm mười phần tốt đẹp đủ đầy, thì có thể tạo ra những tác phẩm hết sức tốt đẹp tinh tế.
Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cai trị Trung Hoa, thông qua các phong trào vận động, đặc biệt là Cách mạng Văn hóa, đã hoàn toàn cắt đứt gốc dễ của người dân Trung Quốc, dạy cho người Trung Quốc một loại hình sinh tồn gọi là “đấu”. Do đó mà trong tâm người Trung Quốc hiện nay luôn cảm thấy bất an, luôn ôm giữ tinh thần “đấu” với người khác. Kỳ thực, điều mà ĐCSTQ giáo dục người dân chính là cách sống giả dối, ác độc. Trong cuộc sống hay tại công tác, nó len lỏi vào khắp ý niệm của người dân không từ một ngóc ngách nào.
>> ĐCSTQ phá hoại văn hóa truyền thống và làm méo mó tôn giáo
Dưới sự chỉ đạo của “giả dối, ác độc và đấu tranh”, con người hiện nay rất khó có thể giữ được phong thái tiết khí của người xưa, càng không thể làm được như “Hàn Tín chịu nhục chui háng. Mà chính là khi gặp các dạng các loại phân tranh đấu với nhau như vậy, tâm lý người ta sẽ càng ngày càng trở nên bất an.
Có thể có người nói rằng, ĐCSTQ không phải cũng đề xướng việc học tập theo Khổng Tử, dạy con người ta phải nhẫn nại hay sao? Trên thực tế, nó chỉ mượn cái vỏ bọc “Học thuyết Khổng Tử”, đánh tráo tư tưởng “Khuyển Nho” để ép người ra phải phục vụ ĐCSTQ hơn nữa, khiến cho người dân dù bị cái đảng này lừa dối hơn nữa thì vẫn “biết nhẫn chịu”.
Người Trung Quốc hiện tại dù trong thâm tâm đã hiểu những gì ĐCSTQ rao giảng qua tư tưởng “Khuyển Nho” nhưng vẫn phải nhẫn lại chịu khổ. Để giải quyết được vấn đề này, thì cần phải phá trừ thủ đoạn thâm nhập của ĐCSTQ về mặt văn hóa, cần phải liên kết đóng cửa cái gọi là Học viện Khổng Tử trên toàn thế giới.
>> “Học viện Khổng Tử” chính là bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc
Hiện tại, dù người dân Trung Quốc trong tâm thì thầm mắng ĐCSTQ, nhưng tư duy thì vẫn không thoát ra khỏi cái vòng tuần hoàn phân tranh ác tính do ĐCSTQ tạo nên mà không ngừng bất an. Muốn giải quyết triệt để, cần phải loại bỏ văn hóa do ĐCSTQ tạo ra, quay trở lại với văn hóa truyền thống hàng ngàn đời nay của dân tộc Trung Hoa.
Blogger Bình Hân
Xem thêm:
Từ khóa Xã hội Trung Quốc Người Trung Quốc Văn hóa truyền thống Văn hóa Thần truyền