Vén màn bí ẩn “Phòng 610” – Tổ chức Gestapo của Trung Quốc

Hệ thống 610 hay còn gọi là “Phòng 610”, “Tổ Phòng chống và Xử lý Tôn giáo X”, là tổ chức phi pháp nhưng đầy quyền lực do cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân thiết kế ra để đàn áp Pháp Luân Công.

Phòng 610 – Cơ quan phi pháp đầy quyền lực

Vào ngày 10/6/1999, ông Giang Trạch Dân vì muốn tập trung đàn áp Pháp Luân Công nên đã cho thành lập Tổ 610 Trung ương, việc thiết kế ra văn phòng này là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, do Ủy ban Chính trị Pháp luật và ông Giang Trạch Dân trực tiếp điều hành. Tổ chức này tương tự như tổ chức Gestapo của Đức Quốc Xã và Tổ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc trước đây, nó đứng trên cả hệ thống pháp luật, có nhiệm vụ đàn áp trên quy mô rộng những người tu Pháp Luân Công.

Tuy không có cơ sở pháp lý, nhưng Phòng 610 được đặc cách trao cho quyền lực rất lớn, ngoài quản lý chung cả về công an, kiểm sát, pháp luật, còn can thiệp vào nhiều lĩnh vực khác nhau như đặc vụ, ngoại giao, tài chính, quân đội, y tế, thư tín… Như vậy, nó có thể điều động hầu như tất cả các cơ quan quyền lực trên toàn quốc, trở thành trung tâm quyền lực bậc nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Luật sư nhân quyền nổi tiếng của Trung Quốc Cao Trí Thịnh từng nói Phòng 610 là “tổ chức xã hội đen có lực lượng của chính quyền”.

Luật sư của Văn phòng Luật sư Khải Thái tại Bắc Kinh Tạ Yên Ích nói: Phòng 610 khẳng định đúng là một tổ chức phi pháp bởi vì nó không dựa trên một điều khoản pháp luật nào. Hiến pháp, pháp luật, luật tổ chức chính phủ, đều không thể có một tổ chức như vậy. Tòa án có luật tổ chức tòa án, chính phủ có luật tổ chức chính phủ, đại hội đồng nhân dân thì có luật của đại hội đồng nhân dân, chỉ có Phòng 610 là không có. Mặc dù vậy, nó lại có quyền lực lớn như thế thì đều là phi pháp, thêm vào đó, thủ đoạn, phương thức, công năng, mục đích của nó khẳng định đều là phi pháp.

Nhân sự phòng 610 liên tục có thay đổi

Theo tư liệu công khai cho biết, từ khi thành lập Phòng 610 đến nay, các đời chủ nhiệm của hệ thống này lần lượt là: Vương Mậu Lâm (Từ 6/1999 – 9/2001), Lưu Kinh (Từ 9/2001 – 10/2009), Lý Đông Sinh (Từ 10/2009 – 12/2013), Lưu Kim Quốc (Từ 1/2014 – 1/2015), Phó Chính Hoa (Từ 9/2015 – đến nay).

Từ lúc ông Lý Đông Sinh “ngã ngựa”, vị trí chủ nhiệm Phòng 610 này trong 3 năm (2013 – 2015) đã thay đến 2 lần là việc chưa hề có tiền lệ.

Như vậy, ông Lý Đông Sinh ngã ngựa tháng 12/2013, ông Lưu Kim Quốc nhận chức vụ này từ tháng 1/2014, ông Phó Chính Hoa giữ chức từ tháng 9/2015. Từ khi ông Lưu Kim Quốc chuyển công tác sang làm Phó bí thư Ủy ban Thường vụ của Ủy Ban Kỷ Luật, vị trí chủ nhiệm Phòng 610 đã bị bỏ trống đến 8, 9 tháng mới có người thay.

Ngày 18/8, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, Thứ trưởng Bộ Công an Hoàng Minh đảm nhiệm chức Ủy viên Ủy ban Chính pháp, thay thế cho Thứ trưởng Thường vụ Bộ Công an Phó Chính Hoa. Theo đó, chức vụ chủ nhiệm Phòng 610 lại có biến động. Tuy nhiên, truyền thông nhà nước không đề cập đến việc ông Hoàng Minh có đảm nhận chức vụ chủ nhiệm Phòng 610 hay không, chỉ có truyền thông hải ngoại đưa tin này. Từ năm 2011 đến nay, chủ nhiệm Phòng 610 đều là Ủy viên Ủy ban Chính pháp.

Chủ nhiệm Phòng 610 – Chức vụ tử thần

Những năm gần đây, nhiều chủ nhiệm Phòng 610 tại các cấp hoặc những lãnh đạo liên quan đến Phòng 610 liên tiếp gặp “hạn vận” hoặc bị tử vong theo các nguyên nhân bất thường như: bị tai nạn giao thông, bị đột quỵ, hoặc bệnh nặng đột nhiên phát tác… Vì vậy nhiều người cho rằng chức vụ chủ nhiệm Phòng 610 là một vị trí tử thần nguy hiểm.

Trang Minh Huệ (của Pháp Luân Công) đã thu thập được một số trường hợp như sau:

Tháng 10/2014, Phó Chủ nhiệm Phòng 610 tại Thanh Đảo là Triệu Mẫn (Zhaomin) bị lập án điều tra vì tội tham ô, đến tháng 10/2015 bị xử tù 8 năm 6 tháng.

Ngày 23/3/2013, Chủ nhiệm Phòng 610 tại thành phố Hán Trung tỉnh Thiểm Tây cùng 6 người thân (con gái, con rể, cháu ngoại, thư ký)  bị tai nạn giao thông. Con gái, thư ký và tài xế chết ngay tại hiện trường.

Ngày 7/7/2012, Chủ nhiệm Phòng 610 Lý Giai Minh (Li Jiaming) thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ tỉnh Hắc Long Giang, trên đường đi siêu thị cùng vợ đã bị nhồi máu cơ tim, chết lúc 49 tuổi.

Tháng 2/2012, Phó Chủ nhiệm Phòng 610 Lưu Duy Đông (Liu Weidong) tại thị xã Tê Hà tỉnh Sơn Đông chết vì ung thư ruột kết khi mới 50 tuổi.

Vào 11 giờ chiều ngày 23/12/2011, Chủ nhiệm Phòng 610 huyện Ninh tỉnh Cam Túc là Mạnh Triệu Khánh (Meng Zhaoqing) chạy xe trên đường cao tốc đâm vào đuôi một chiếc xe phía trước khiến thùng dầu bén lửa, xe bị cháy làm Mạnh Triệu Khánh tử vong.

Ngày 14/4/2009, Chính ủy Cục Công an thị trấn Tuy Hóa tỉnh Hắc Long Giang, Chủ nhiệm Phòng 610 thị trấn Tuy Hóa là Vương Chí Kiệt (Wang Zhijie) bị chết vì ung thư.

Năm 2008, nhân viên cốt cát của Phòng 610 tỉnh Vân Nam là Dương Hưng Nguyên bất ngờ bị bệnh rồi qua đời; Chủ nhiệm Phòng 610 huyện Kiến Thủy cũng bị chết vì ung thư.

Chủ nhiệm Phòng 610 huyện An Định tỉnh Hải Nam là Vương Trung Tuấn (Yang Xingyuan) từng hét to: “Các người nói báo ứng, báo ứng ở đâu? Ta đã tóm vô số người trong các người nhưng vẫn tự do tự tại, sống an lành thoải mái, có thấy báo ứng gì đâu.” Chưa đến một tháng sau, người con duy nhất của ông ta bị chết vì trúng độc ở Quảng Châu, đến ngày 8/5/2004, vợ ông ta cũng nhảy giếng tự tử.

Trang Minh Huệ cho biết do chính quyền Trung Quốc phong tỏa tin tức nên số lượng vụ án mà họ có thể thu thập được cũng chỉ giới hạn trong một góc của hiện thực mà thôi.

Ngoài ra, những người đứng đầu Phòng 610 Trung ương như ông Lý Đông Sinh, thái tử Đảng Bạc Hy Lai, cựu Cục trưởng Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Chu Vĩnh Khang… đều đã vào nhà lao; hiện nay những người khác như ông Giang Trạch Dân, Lý Lam Thanh, La Cán, Vương Mậu Lâm, Lưu Kinh, đều bị Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công truy hỏi và bị kiện lên Tòa án Quốc tế.

Pháp Luân Công là một môn khí công tu Phật, vừa luyện thân thể theo 5 bài khí công, vừa tu tâm tính theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” của Phật gia được ông Lý Hồng Chí truyền ra công chúng từ năm 1992. Do số lượng người tu tập quá đông (hơn 70 triệu người sau 4 năm theo số liệu công khai của nhà nước Trung Quốc, nhiều hơn số đảng viên của ĐCSTQ), nên khiến chính quyền Trung Quốc lúc bấy giờ cảm thấy lúng túng, lo sợ và bản thân ông Giang Trạch Dân đã ra quyết định đàn áp Pháp Luân Công từ tháng 7/1999 mặc dù vấp phải sự phản đối của 8 Ủy viên thường trực Bộ Chính trị ĐCSTQ.

Bảo Minh và Tự Minh

Xem thêm:

Tự Minh

Published by
Tự Minh

Recent Posts

Thủ tướng Ý gọi bản án đối với bà Le Pen là đòn giáng vào nền dân chủ

Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã lên án bản án đối với ứng cử viên…

2 giờ ago

Ngoại trưởng Nga Lavrov: Ukraine không tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn năng lượng

Ukraine đã nhiều lần vi phạm lệnh ngừng bắn một phần do Hoa Kỳ làm…

3 giờ ago

Hải Phòng muốn bán hơn 4.100 căn chung cư thuộc tài sản công

UBND TP. Hải Phòng đề xuất được bán nhà ở cho các hộ dân có…

6 giờ ago

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, RON 95 gần 21.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, trong đó tăng mạnh nhất là xăng RON 95…

7 giờ ago

Chính sách Thuế quan của Tổng thống Trump và tác động của nó

Ông Trump đã thực hiện cam kết của mình trong chiến dịch tranh cử, trong…

8 giờ ago

Thuế suất 46%, Việt Nam còn 7 ngày để đàm phán, làm dịu tình thế

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lập tổ phản ứng nhanh với thuế quan đối…

8 giờ ago