Mới đây, vận động viên trượt tuyết 18 tuổi người Mỹ gốc Hoa Ailing Eileen Gu (Cốc Ái Lăng) đã trở thành tâm điểm chú ý trong và ngoài Trung Quốc sau khi giành huy chương vàng môn trượt tuyết tự do nữ tại Thế vận hội Mùa đông. Đúng vào lúc gia đình đầy sắc thái bí ẩn của Eileen Gu khơi dậy sự tò mò từ ngoại giới, câu nói của cô liên quan đến VPN (phần mềm vượt tường lửa internet) một lần nữa gây sóng gió.
Hiện tại, những ngôn luận liên quan nói trên của Eileen Gu đã “biến mất”, điều này cũng khiến ngoại giới không khỏi lo lắng cho sự an toàn của các vận động viên Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh.
Nữ vận động viên trượt tuyết tự do Eileen Gu, 18 tuổi, đã giành huy chương vàng thứ ba cho đoàn Trung Quốc tại Thế vận hội Mùa đông.
Chính vì điều này, người dân ở Trung Quốc Đại Lục đang sôi sục. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ngay lập tức đăng một đoạn video dài 10 phút về cuộc phỏng vấn đặc biệt với Eileen Gu trong mục tin tức hàng đầu trang web chính thức của cơ quan này. Trong video, Eileen Gu nói về sự chuẩn bị của mình cho Thế vận hội Mùa đông và quan niệm tinh thần của mình về thể thao mạo hiểm, v.v.
Đồng thời, các cơ quan ban ngành liên quan cũng công bố bối cảnh gia đình của Eileen Gu. Ví dụ như câu chuyện về bà nội của cô là Phùng Quốc Trân (Feng Guozhen); mẹ của cô là Cốc Yến (Gu Yan), là nhân tài được Trung Quốc bồi dưỡng nên.
Vào ngày 8/2, sau khi Eileen Gu giành được huy chương vàng trong nội dung trượt tuyết tự do nữ tại Thế vận hội Mùa đông, cô đã đăng tin vui lên mạng xã hội Instagram. Một số cư dân mạng đã đặt câu hỏi tại sao cô có thể sử dụng Instagram ở Trung Quốc Đại Lục, trong khi những người bình thường khác tại đây lại không thể sử dụng. Eileen Gu trả lời, “Ai cũng có thể lên Apple Store tải xuống VPN miễn phí [thì có thể vượt tường lửa].”
Sau khi những ngôn luận liên quan được đưa ra, chỉ trong vài giờ đã thu hút hơn 3.000 người chia sẻ, và cũng thu hút sự chú ý của cơ quan quản lý mạng của chính quyền Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ). Hiện tại, những ngôn luận nói trên của Eileen Gu đã bị gỡ bỏ, nhưng ảnh chụp màn hình có liên quan vẫn đang được lan truyền trên Internet.
Một số cư dân mạng đã để lại lời nhắn: “Bất kỳ vận động viên nào, dù là quốc tịch nào, đều có thể tự do bày tỏ quan điểm của mình”; “Quốc gia khiến người ta không thể nhìn thấy ánh nắng (sự biến mất của ảnh chụp màn hình trên Internet) thì có gì mà khoe khoang”.
Tờ báo Pháp Le Liberation đưa tin, trong cuộc họp báo ngày 11/2, phát ngôn viên Mark Adams của IOC đã được hỏi liệu việc kiểm duyệt như vậy có vi phạm Hiến chương Olympic, vốn cho phép các vận động viên có thể tự do biểu đạt tại Thế vận hội hay không, ông đã nói một cách lúng túng rằng “Tôi không thể trả lời bạn, tôi không biết.”
Điều đáng nói là vào tháng 12 năm ngoái, quan chức của Thế vận hội Olympic Quốc tế tuyên bố rằng họ đã đích thân đến hiện trường để xác minh có thể thoải mái truy cập Internet trong khu vực Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh.
Nhưng kể từ khi khai mạc vào ngày 4/2 đến nay, sự kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc được vận hành toàn lực. Theo thông tin từ Weibo ngày 10/2, đến nay đã có 3.700 tài khoản Weibo đã bị cấm. Douyin (phiên bản Tiktok tại Trung Quốc) cũng đã thông báo vào ngày 9/2 rằng 331 tài khoản đã bị cấm đăng hoặc khóa tài khoản.
Trên thực tế, nhiều chuyên gia đã bày tỏ lo ngại về sự giám sát của chính quyền Trung Quốc và quyền riêng tư về công nghệ của các vận động viên và nhà báo.
Ông Robert Potter, đồng sáng lập công ty an ninh mạng Internet 2.0 của Úc, đảm nhận việc kinh doanh an ninh mạng cho Chính phủ Úc và Mỹ, trước đó đã nói với Đài Á Châu Tự Do rằng Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) tiến hành giám sát ở các phương diện như trên Internet, nhận dạng khuôn mặt và theo dõi phương tiện. Khi truyền bất cứ dữ liệu nào ở Trung Quốc Đại Lục, các cơ quan chức năng (của ĐCSTQ) sẽ chặn và thu thập nó dưới một hình thức nào đó, ngay cả khi dữ liệu được mã hóa cũng khó tránh khỏi chứ chưa nói đến việc truyền dữ liệu qua Wi-Fi không được cài đặt mã hóa.
News Corp Australia Network cũng dẫn lời các quan chức cấp cao và các chuyên gia an ninh mạng của Úc, cảnh báo rằng một khi bước vào “bức màn sắt kỹ thuật số” của Trung Quốc Đại Lục, chính quyền Bắc Kinh có thể theo dõi các vận động viên của Thế vận hội Mùa đông suốt 24 giờ, theo dõi thông tin liên lạc và hành động của họ. Thậm chí tận dụng cơ hội để thu thập dữ liệu nhạy cảm.
Lê Tiểu Quỳ, Vision Times
Xem thêm:
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…