Vũ Hán: Chính quyền cắt mạng internet tại những nơi dịch bùng phát

“Mạng internet trong nhà tôi đã bị cắt mất trong vài ngày. Tôi tiếp tục gọi đến số điện thoại đường dây nóng của thị trưởng, nhưng không ai quan tâm chúng tôi,” một người người dân ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, nơi bắt đầu bùng phát dịch bệnh virus corona (COVID-19) cho biết.

Đường phố vắng vẻ ở các thành phố Trung Quốc trong dịch viêm phổi Vũ Hán (Ảnh; Shutterstock)

Kể từ ngày 11/2 vừa qua, xuất hiện ngày càng nhiều cư dân Vũ Hán báo cáo rằng các kết nối internet tại nhà của họ bị ngắt. Để ngăn chặn dịch bệnh, chính quyền Vũ Hán đã ban hành các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, chỉ cho phép một người trong mỗi hộ gia đình rời khỏi nhà.

Tờ Epoch Times tiếng Trung đã phỏng vấn một số cư dân Vũ Hán và thấy rằng tại một vài khu phố nơi có số lượng lớn các trường hợp nhiễm COVID-19, internet đã bị cắt.

Những nhà bình luận tin rằng chính quyền đang sử dụng phương pháp này nhằm hạn chế việc cư dân mạng tự do bình luận về các vấn đề liên quan đến dịch bệnh.

Kể từ khi virus corona bùng phát vào đầu tháng 12/2019, có khoảng 70% các trường hợp nhiễm bệnh được báo cáo chính thức là xảy ra ở Vũ Hán.

Ngắt kết nối internet

Một số người được phỏng vấn nói với tờ Epoch Times tiếng Trung rằng khu dân cư của họ nghe thấy thông báo qua loa phường trên các cột đèn, cho biết kết nối internet sẽ sớm bị cắt, bắt đầu từ tối ngày 10/2.

Một cư dân Vũ Hán sống trên đường Jiangdi Zhong ở quận Giang Hán đã đăng trên phương tiện truyền thông xã hội rằng kết nối internet trong nhà của anh ta đã bị cắt từ chiều ngày 11/2. Anh đã hỏi những người hàng xóm sống gần đó và xác nhận rằng kết nối internet của họ ở nhà cũng bị cắt.

“Nơi tôi ở, gần bệnh viện tạm thời tại Trung tâm triển lãm quốc tế Vũ Hán. Dường như tất cả mọi người trong khu vực của chúng tôi đều mất kết nối internet,” người dân này phàn nàn.

Một cư dân Vũ Hán sống ở quận Giang Ngạn, đã cho biết trên tờ Epoch Times tiếng Trung vào ngày 19/2 rằng kết nối internet của anh ta chưa được khôi phục và bản thân anh phải dùng điện thoại di động để lướt internet.

Zeng Jieming, một nhà hoạt động người Mỹ gốc Hoa, phát biểu trên tờ Epoch Times tiếng Trung vào ngày 19/2: “Tôi có hai người bạn sống ở Vũ Hán. Một người sống ở quận Thái Điện, một người ở quận Giang Hạ. Cả hai đều nói rằng kết nối internet của họ đã bị ngắt. Họ được [chính phủ] cho biết rằng có quá nhiều tin đồn trên mạng và điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nỗ lực cứu trợ dịch bệnh.”

Theo bạn bè của ông Zeng, sự bùng phát dịch ở các quận Thái Điện và Giang Hạ là tương đối nghiêm trọng. Họ cho biết chính quyền địa phương sợ rằng mọi người sẽ phơi bày sự thật về tình trạng bùng phát này ra bên ngoài bằng cách đăng tải những đoạn video lên mạng.

>> 34 năm sau thảm họa Chernobyl, lịch sử lặp lại trong Đại dịch COVID-19

Mục đích của việc cắt mạng internet là gì?

Gu He là người chuyên theo dõi việc kiểm duyệt internet ở Trung Quốc. Ông cho biết các chiến thuật kiểu như vậy không phải điều gì xa lạ với chính quyền Trung Quốc.

“Ngay từ năm 2009, chính phủ Trung Quốc đã cắt mạng internet ở toàn khu vực Tân Cương, [và hạn chế nó] trong một mạng lưới địa phương trong 312 ngày,” ông Gu cho hay. “Chính quyền đã sử dụng phương pháp này để kiểm soát tiếng nói của người dân.”

Tân Cương là nơi sinh sống của 25 triệu người, đa số là người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi. Sự cố mất internet nơi đây đã được một số nhóm nhân quyền và truyền thông đưa tin vào thời điểm đó. Chính quyền Trung Quốc đã thực hiện việc này vào thời điểm tháng 7/2009, sau khi diễn ra một loạt các cuộc bạo loạn dữ dội tại Urumqi, thủ phủ của Tân Cương. Internet đã được khôi phục vào tháng 5/2010.

Kể từ khi Vũ Hán bị phong tỏa vào ngày 23/1, cư dân mạng đã bắt đầu đăng các bài viết trên phương tiện truyền thông xã hội phơi bày thực trạng diễn ra tại đây như:

  • các triệu chứng khác nhau do virus corona COVID-19 gây ra;
  • tình trạng y tế yếu kém ở các bệnh viện địa phương;
  • giá lương thực tăng vọt;
  • xác chết được gom từ nhà người dân;
  • cảnh sát sử dụng bạo lực bắt người đến trung tâm kiểm dịch;
  • điều kiện tồi tệ tại các trung tâm kiểm dịch, bao gồm thiếu thực phẩm, nước và điều trị y tế;
  • sự vô vọng về khả năng hồi phục khiến người ta cố gắng tự sát.

Các nhà kiểm duyệt internet đã bắt đầu che giấu những bài đăng như vậy, thậm chí còn triển khai một đội quân chuyên viết nội dung tích cực ca ngợi nỗ lực chống dịch bệnh của chính quyền.

Theo Epoch Times,
Phan Anh dịch

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

21 giây ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago