34 năm sau thảm họa Chernobyl, lịch sử lặp lại trong Đại dịch COVID-19
- Minh Huệ
- •
Dưới áp lực của Đảng cộng sản Liên Xô, dối trá đã trở thành tiếng mẹ đẻ ở Liên Xô, thậm chí đã trở thành lối sống, các nạn nhân của thảm hoạ Chernoby không phải là nạn nhân của phóng xạ mà là nạn nhân của dối trá. Và lịch sử dường như đang lặp lại 34 năm sau tại Trung Quốc.
Vào ngày 1/5/1986, bụi phóng xạ vô hình rơi xuống như mưa ở Ukraine khi những đứa trẻ đi ngang qua lễ đài, nơi các lãnh đạo Liên Xô thường ngồi, nhưng giờ đây chỉ còn là những hàng ghế trống trong tầm mắt.
Chỉ vài ngày trước đó, ngày 26/4, Nhà máy Điện Hạt nhân Chernobyl tại Ukraine đã phát nổ, giải phóng mức phóng xạ hạt nhân gấp 400 lần mức phóng xạ của bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima trong Thế Chiến II. Đó là một trong những thảm họa thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Hàng chục ngàn người đã bị phơi nhiễm phóng xạ suốt một thời gian dài, đất đai cũng bị ô nhiễm. Chỉ sau một đêm, Chernobyl đã trở thành thành phố bỏ hoang.
Thay vì cứu mạng người, điều đầu tiên mà các quan chức Liên Xô làm là che đậy thông tin. Bản tin sớm nhất nói về thảm họa này đều đến từ các hãng truyền thông nước ngoài. Tuy vậy, Liên Xô vẫn không chịu thừa nhận có bức xạ hạt nhân vì lo sợ bất ổn trong dân chúng. Không một chiếc mặt nạ phòng hộ nào được phân phát, và sách về phóng xạ đều bị lấy đi khỏi thư viện. Mọi cuộc gọi tới Chernobyl đều bị ngắt.
Các quan chức địa phương đã di chuyển gia đình ra khỏi Ukraine và nhanh chóng di tản con cái họ, trong khi che giấu quần chúng, khiến họ không có bất kỳ biện pháp phòng hộ nào.
Lễ diễu hành ở Ukraine vẫn diễn ra theo lệnh cấp trên. Người dân được yêu cầu dùng xẻng làm sạch bãi cỏ nhiễm phóng xạ mà không có bất kỳ trang thiết bị phòng hộ nào, cũng không được cho biết tại sao họ lại phải làm vậy.
Các bác sỹ không đước phép viết từ “hội chứng bức xạ cấp tính” vào bệnh án. Nước và không khí trong khu vực được tuyên bố là an toàn.
Xem thêm:
Sau khi Liên Xô sụp đổ, một báo cáo từ một hội nghị của Ukraine đã gọi thông tin sai lệch là “gần như là tội ác”. Sự thật là vào thời gian đó, lò phản ứng hạt nhân phát nổ đã mở và liên tục giải phóng các chất phóng xạ, nhưng các nhân viên có mặt tại hiện trường vẫn không được phép sơ tán khi chưa có lệnh của cấp trên.
Một giám đốc của Viện Năng lượng Hạt nhân Liên Xô tại thời điểm đó cho biết: “Đây (Liên Xô) là quốc gia độc tài, chứ không phải là đất nước của nhân dân. Đất nước này luôn được đặt trên hết, còn mạng sống của người dân bị coi nhẹ tựa lông hồng, hầu như không có giá trị gì cả. Người dân sợ lãnh đạo cấp cao còn hơn cả sợ bức xạ nguyên tử.”
Thảm họa Chernobyl đã gây ra ảnh hưởng rất lớn tới Liên Xô. Người dân bắt đầu nhận ra những vấn đề cốt yếu của hệ thống chính quyền không gì có thể khắc phục. Các quan chức chính phủ tìm cách chối bỏ trách nhiệm hoặc đổ lỗi cho một bộ phận cụ thể nào đó, nhưng không một ai muốn bị đóng đinh vào cây cột nhơ bẩn trong lịch sử.
Cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX) Gorbachev sau đó đã nói rằng thảm họa Chernobyl là cái đinh lớn đóng vào chiếc quan tài khổng lồ của Liên bang Xô Viết. Mấy năm sau đó, vào đêm Giáng sinh năm 1991, Liên bang Xô Viết đã sụp đổ.
Một số bình luận đã chỉ ra rằng dối trá đã trở thành tiếng mẹ đẻ ở Liên Xô, thậm chí đã trở thành lối sống, dưới áp lực to lớn của ĐCSLX.
Từ “kỷ lục” sản xuất ngũ cốc hàng năm cho tới vụ thảm sát Katyn, từ các trại cải tạo tập trung của Liên Xô cho tới cuộc đại thanh trừng, bản thân hệ thống chính quyền này là một hố đen, và sự độc hại của những dối trá được so sánh với sự độc hại của các chất phóng xạ.
Liên Xô là một trong những chế độ đàn áp nhất trong lịch sử nhân loại. Mặc dù ĐCSLX đã giải thể, nhưng những độc tố của chủ nghĩa cộng sản vẫn tiếp tục lên men bên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Những dối trá trong phát ngôn của ĐCSTQ giống với những dối trá của ĐCSLX như thế nào? Các báo cáo phóng đại mức sản xuất ngũ cốc đạt hơn 5.000kg trên một mẫu. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố “không có phát súng nào” vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Sự bùng phát của đại dịch SARS bị che đậy. ĐCSTQ đã sử dụng hơn 100 hình thức tra tấn trong cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công, và còn tàn bạo hơn nhiều so với các trại cải tạo lao động tập trung của Liên Xô.
> Vũ Hán: Câu chuyện về thất bại của hệ thống miễn dịch và sức mạnh xã hội
Virus corona Vũ Hán đã phát triển từ mức “kiểm soát được” thành mối lo ngại toàn cầu về “tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng”, từ “không lây lan từ người sang người” tới hàng chục ngàn trường hợp được xác nhận đã nhiễm bệnh. Khi cả nước được huy động để ứng phó với “dịch bệnh” thì các nguồn cứu trợ khẩn không thể phân phát kịp thời do sự phối hợp yếu kém.
Một bà mẹ 90 tuổi ở Vũ Hán đã phải đơn độc chờ đợi ở một bệnh viện năm ngày đêm, cố gắng đưa người con trai 65 tuổi của cụ, một bệnh nhân được xác nhận nhiễm virus corona dương tính, vào bệnh viện để được điều trị. Cụ chỉ ăn mì gói để sống qua ngày.
Còn nhiều tình cảnh đau lòng nữa, và nhiều người đã chết bởi không được chăm sóc và điều trị thích hợp. Người dân giờ đây đặt câu hỏi: Đây là một thảm họa tự nhiên hay thảm họa do con người gây ra? Làm sao một hệ thống quốc gia lại có nhiều yếu kém không khắc phục nổi như vậy? Tại sao ĐCSTQ vẫn tiếp tục che đậy sự thật?
Sau Thế Chiến II, người Đức đã bắt đầu mở mắt; trong thời kỳ Khrushchev nắm quyền, người dân Liên Xô cũng đã thức tỉnh sau khi tôn thờ Stalin một cách mù quáng.
Đây là lúc người dân Trung Quốc thức tỉnh trước những dối trá của ĐCSTQ, và đây cũng là thời điểm để cộng đồng quốc tế nhìn thấu được bản chất tàn ác của ĐCSTQ khi mà nhiều người vô tội đã bị thiệt mạng.
Theo Minghui.org
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện COVID-19 thảm họa Chernobyl