Thời xưa, “Đại trượng phu” là cụm từ dùng để nói về một người đàn ông lý tưởng. Miêu tả về bậc đại trượng phu, Mạnh Tử viết: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, ấy mới là đại trượng phu”, nghĩa là giàu sang mà không hoang dâm, nghèo hèn mà không đổi chí khí, gặp uy vũ mà không chịu khuất phục. Một người đàn ông “đại trượng phu” gặp sóng gió mà không nản chí, đạt được thành công mà không kiêu căng ngạo mạn. Người như vậy, dù ở bất cứ nơi đâu cũng luôn khiến người khác phải kính trọng, nể phuc. Vậy một người đàn ông “đại trượng phu” nên có những tố chất nào nữa?
Bản lĩnh là tố chất không thể thiếu của mỗi người đàn ông. Bản lĩnh của người đàn ông trước hết phải thể hiện ở việc có thể tự mình kiến lập được cuộc sống của bản thân mình, sau đó là chăm sóc người thân, bạn bè và gây dựng sự nghiệp.
Để có được bản lĩnh vững vàng, điều quan trọng nhất đối với người đàn ông là phải rèn luyện nội tâm hàng ngày. Bởi vì điều này liên quan mật thiết đến phẩm chất cả đời của một người đàn ông và cũng là nền móng để họ dựng lập sự nghiệp. Cuộc đời và sự nghiệp của một người đàn ông đi theo hướng nào sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cảnh giới nội tâm của người đó. Nếu như thiếu bản lĩnh, bản lĩnh không vững vàng, người đàn ông sẽ rất khó để làm chủ được cuộc đời mình.
Bản lĩnh của người đàn ông hiện ở một số phương diện:
Người phụ nữ khi đánh giá một người đàn ông thông thường đều coi trọng tâm cầu tiến. Người đàn ông khi đánh giá một người đàn ông khác thông thường đều coi trọng nhất là chí hướng của anh ta.
Từ xưa đến nay, trong quan niệm của mỗi người thì đàn ông đều phải có mục tiêu sống. Mà để làm được sự nghiệp gì đi nữa, người đàn ông đều không thể thiếu mất “chí khí”.
Lưu Qua triều đại Nam Tống nói: “Chí khí của người đàn ông có thể khiến cho biển cả được lấp đầy và di dời được núi.”
Lữ Khôn triều Minh nói: “Người có chí khí mạnh mẽ thì có việc gì là không thể làm được?
Thân Cư Vân triều Thanh từng nói: “Người đàn ông mà không có chí khí thì một việc làm cũng không thành.”
Một người đàn ông có “chí khí” tức là có phương hướng và có động lực. Một khi đã có phương hướng và động lực thì lo gì không đạt được mục tiêu đã đề ra?
“Chí khí” là ý chí kiên định của nội tâm còn “Hào khí” là sự hào hùng, hăng hái cuộn trào trong tâm. Một người đàn ông có “chí khí” nhưng không có “hào khí” thì con đường cuộc đời sẽ thiếu đi mất một phần thú vị.
Từ xưa đến nay, người đàn ông được xưng là bậc đại trượng phu thì trong lòng đều không thể thiếu hào khí. Khi nói về hào khí, Tân Khí Tật triều Tống, đã mô tả: “Kim qua thiết mã, Khí thôn vạn lý như hổ.” (Giáo vàng ngựa sắt, khí thôn muôn dặm hùng hổ).
Vậy “hào khí” đến từ đâu? Thông thường “hào khí” của người đàn ông thường đến từ một số phương diện:
“Hào khí” đến từ sự tự tin mạnh mẽ và mãnh liệt: “Ngửa mặt cười lớn, ta sao có thể là kẻ vô dụng?”
“Hào khí” đến từ tầm mắt rộng lớn: “Không sợ mây che mất tầm nhìn xa, vì tự thân ta đã ở trên núi cao!”
“Hào khí” đến từ sự cứng cỏi và kiên quyết: “Dễ đâu cúi đầu gãy lưng phụng quyền quý, khiến ta chẳng được mặt mày tươi!”
“Hào khí” cũng đến từ ý chí kiên định: “Gió đìu hiu sông Dịch lạnh lùng ghê, tráng sĩ một đi không trở về!”
“Hào khí” tuyệt không phải chỉ ở phạm vi tình cảm nhất thời mà cần xuất phát từ ý chí, từ trí tuệ, từ sự rèn luyện tu dưỡng hàng ngày.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…