Trong cuộc sống luôn có những thứ đáng để chúng ta nắm giữ nhưng cũng có một số điều chúng ta nhất định phải buông bỏ, bởi dũng cảm buông bỏ là một loại đại khí. Chọn lựa kiên trì hay buông bỏ đúng lúc là điều không dễ làm được. Dưới đây là 6 điều có càng nhiều sẽ càng dễ gặp tai họa, nhất định cần buông bỏ.
Người xưa có câu: “Người chết vì tiền, chim chết vì mồi”, một số người sẽ vì ham muốn, dục vọng vô độ mà mất mạng. Người xưa cho rằng phúc báo của một người đã được an bài sẵn dựa vào “đức” và “nghiệp” mà họ tích lũy trong luân hồi đời này sang đời khác, chứ không phải do tranh giành mà được.
Lão Tử nói: “Ngũ sắc sẽ làm cho mắt bị mù, ngũ âm sẽ làm cho tai bị điếc, ngũ vị sẽ làm cho lưỡi bị tê, rong ruổi săn bắn sẽ khiến lòng người phát cuồng, của cải khó được khiến người bị tai hại.” Quá nhiều dục vọng sẽ làm bại hoại sinh mệnh, thậm chí vì thế mà mất mạng.
Người có nhiều dục vọng, ham muốn, nếu không được thỏa mãn sẽ cảm thấy khổ sở, được thỏa mãn rồi lại khơi gợi dục vọng mới, cho nên luôn bị dục vọng khống chế, khổ không kể xiết. Một người chỉ khi biết tiết chế dục vọng của bản thân mình thì mới có thể có được tâm an, trí tuệ mới được khai sáng.
Con người sống nơi trần thế, ai ai cũng đều có thất tình lục dục, điều đó không có gì đáng trách. Nhưng một khi quá độ, bị dục vọng thao túng thì chính là tự rước lấy họa, tự hủy diệt bản thân mình.
Nói nhiều tất nói lỡ. Trong Dịch Kinh viết: “Cát nhân chi từ quả, táo nhân chi từ đa”, ý tứ rằng quý nhân thường ít lời mà vẫn thể hiện được cái uy, kẻ nóng tính thì nhiều lời nhưng lại càng tỏ ra yếu hèn. Nói cách khác, một người nói nhiều sẽ bộc lộ khuyết điểm của mình, cũng không có đủ uy danh để thu phục người khác.
Người nói chuyện cẩn thận thì nhiều phúc, người nói nhiều hấp tấp nóng nảy, thích khoa trương chính mình, không vững vàng thận trọng thì tất dễ gây họa.
Cổ ngữ có câu: “Chớ nói nhiều lời, càng nói nhiều càng dễ thất bại”. Phương Tây cũng có một câu ngạn ngữ: “Thượng đế cho chúng ta hai cái lỗ tai và một cái miệng, là vì muốn chúng ta nghe nhiều nói ít”.
Có câu chuyện lịch sử hài hước kể rằng, năm 384, tướng Tần là Phù Lãng đầu hàng Đông Tấn, chạy đến Giang Nam. Ngay lúc đó, một vị quan khác đi cùng chưa từng đến phương Bắc, thường xuyên hỏi Phù Lãng về phong thổ Trung Nguyên. Mỗi lần ông ta đều hỏi không dứt khiến Phù Lãng rất chán ghét.
Có một lần, sau khi vị quan kia đã hỏi cả buổi, lại tiếp tục hỏi: “Nô lệ ở Trung Nguyên, giá cả như thế nào?”. Phù Lãng bèn trả lời: “Ít nói mười vạn, nói nhiều một ngàn”.
Mỗi người đều có tâm ích kỷ nên sẽ nghĩ nhiều về “được” và “mất”. Có vô số nỗi lo sợ thường nhật như: Lo cơm áo, sợ đói khát, lo già yếu, sợ bệnh tật, lo mất đi tài sản,…
Suy cho cùng, nguyên nhất lớn nhất khiến con người ta phát sinh tâm lo sợ chính là sự ích kỷ và lòng tham. Khi chưa có được thì lo lắng làm sao để có được, được rồi lại lo cách để được nhiều hơn nữa và sợ sẽ bị mất đi… Bởi vậy, một người nếu như trong tâm không thể buông bỏ hoàn toàn được “ích kỷ, chỉ lo bản thân mình” thì vĩnh viễn không thể thoát khỏi sự lo lắng và sợ hãi.
Người hay lo sợ thường không muốn chủ động tranh thủ, dễ bỏ lỡ cơ hội tốt, cho nên cả đời chỉ có thể là kẻ tầm thường. Người hay sợ hãi, chỉ biết theo sau người khác, sợ phạm phải sai lầm, đương nhiên cũng không có quan điểm siêu việt hơn người khác. Khi có việc trước mắt, thì cần có can đảm gánh vác, khi gặp vấn đề, sợ hãi sẽ không giải quyết được. Một người mà điều gì cũng sợ thì cả đời sẽ chìm trong bóng tối.
Văn hóa truyền thống dạy con người lấy đức báo oán, không nên tranh giành, oán hận người khác. Lão Tử cũng giảng về đạo lý “không tranh với đời” để có thể đạt được cảnh giới vô vi.
Trong cuộc sống, dẫu cho một người có tranh giành được thứ gì thì cũng chẳng thể vì nó mà có được sự bình an. Tranh được lợi lộc thì mất đi lương thiện. Tranh được danh tiếng thì mất lòng người. Tranh được tình thì mất tỉnh táo. Tranh đoạt được thứ của người khác thì tâm sẽ bất an, không lúc nào nguôi. Phàm là những thứ khiến người ta phải vắt óc nghĩ kế giành giật thì đều không mang đến bình an trong nội tâm, thay vào đó chỉ là phiền não, thống khổ và thù hận mà thôi.
Người hay tranh giành là người thích những món lời nhỏ, không biết cảm ơn, đạt được lợi ích từ người khác nhưng lại không muốn báo đáp. Người hay tranh giành, thường là người nhất thời chiếm được lợi, nhưng lại đánh mất nhân tâm, cuối cùng xét ra lại càng tổn thất.
Cổ nhân nói: “Phúc mạc phúc vu thiểu sự, họa mạc họa vu đa tâm”, ý rằng có phúc hay không là ở việc có ít chuyện hay nhiều chuyện, có họa hay không là ở việc tâm suy nghĩ nhiều hay ít.
Người nhạy cảm thường tự cho mình là người thông minh, thích suy đoán tâm tư của người khác, nhẹ thì dẫn đến hiểu lầm phiền não, nặng thì thành mối bất hòa giữa con người. Càng là người thông minh kiểu này, càng sẽ làm ra chuyện ngu xuẩn.
Nhân sinh cả đời, hồng trần hỗn loạn, thật khó để trở nên hồ đồ. Nhìn quá rõ ràng sẽ làm tổn thương con mắt, nghĩ quá minh bạch sẽ làm mệt mỏi tâm thần, sống quá tỉnh táo sẽ phiền não vô tận. Đa nghi thì cuối cùng lại mất đi chính mình, khôn khéo quá mức người khác cũng cảm thấy chán ghét.
Thân thể mệt mỏi không đáng sợ bằng tâm linh mệt mỏi. Sống trong trần đời, ai ai cũng không tránh khỏi việc bị phiền muộn mệt mỏi do bản thân mình và liên lụy từ người khác gây ra, mà chủ yếu là có liên quan đến được mà mất. Có người sẽ chọn cách xem nhẹ được mất, nhanh chóng quên đi để tận hưởng cuộc sống, nhưng có người lại chấp nhất vào đó, toan tính ngày này qua ngày khác khiến tâm thân mệt mỏi.
Có câu nói: “Người tính không bằng Trời tính”. Bậc trí giả có ngàn suy nghĩ, tất sẽ có một sơ xuất, “mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”. Cả đời người, luôn có những sự tình xảy ra ngoài ý muốn, không lường trước được. Hơn nữa, người ta hoàn toàn không thể giải thích được hợp lý mà chỉ có thể chấp nhận rằng, có lẽ đó là ý của ông Trời. Cho nên, rất nhiều người dù đã tính toán kỹ càng nhưng càng tính càng sai lầm, càng tính càng không trúng. Đó là bởi vì họ quên rằng, ông Trời cũng có cách “tính toán” của mình. Hãy toan tính ít đi để sống thoái mái hơn.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn ông Howard Lutnick, giám đốc điều hành…