Trong đền Toshogu tại vùng Nikko (cách Tokyo chừng 140 cây số về hướng Bắc) còn lưu giữ những họa tiết điêu khắc cổ bằng gỗ rất nổi tiếng của nghệ nhân Hidari Jingoro (thế kỉ XVII). Trong đó có tượng ba chú khỉ tên Mizaru (bịt mắt), Kikazaru (bịt tai), Iwazaru (bịt miệng). Hình tượng ba chú khỉ vừa là sáng tạo nghệ thuật vừa ẩn chứa pháp lý Phật giáo: giới cấm không để cho tâm bị quấy rầy, phân tán bởi điều xấu, thì dần dần mới có thể định, có thể tĩnh, và ngộ.
Điều này hết sức gần gũi với đạo tu thân theo lời dạy của Khổng Phu Tử, đó là muốn trở thành người nhân đức thì “phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động”, nghĩa là những việc không hợp lễ chớ xem, không hợp lễ chớ nghe, không hợp lễ chớ nói, không hợp lễ chớ làm.
Nhưng vì sao người Nhật Bản dùng hình tượng con khỉ để làm bộ tượng “ba không” – không nhìn điều ác, không nghe điều ác, không nói điều ác – này?
Hiện tại có hai giả thuyết. Giả thuyết thứ nhất cho rằng đây là cách chơi chữ trong tiếng Nhật. Trong Mizaru (bịt mắt), Kikazaru (bịt tai), Iwazaru (bịt miệng) thì Zaru là cách chia động từ ở thì phủ định (không) – đồng âm với khỉ. Như vậy toàn bộ tác phẩm là thể hiện tính “Không” trong Phật giáo.
Giả thuyết thứ hai, cũng hết sức hợp lý, bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian. Dân gian Đông Á có thuyết rằng trong người có Tam Thi (hay Tam Bành, Tam Trùng) chính là các ham muốn, dục vọng, lộng ngữ… là mối nguy hại cho thân thể.
Truyền thuyết nói rằng ngày Canh Thân, Tam Thi Thần sẽ lên trời bẩm báo với Thiên Tào và xuống địa phủ thưa kiện, trình báo mọi tội lỗi của con người nơi thế gian để giảm bớt tuổi thọ của họ. Do đó có phép gọi là “thủ Canh Thân”, tức là vào ngày Canh Thân phải trai giới, tĩnh tọa và không được ngủ để cho Tam Thi Thần không thể xuất ra khỏi người và lên trời.
Phép “thủ Canh Thân” này đã hình thành hẳn một phong tục ở Trung Quốc và Cao Ly – Triều Tiên thời cổ. Trong lịch sử Nhật Bản cũng từng có một nhóm đạo giáo mang tên Kōshin (Canh Thân) chuyên thực hành các nghi lễ kiểu như vậy. Và phép “thủ Canh Thân” đã trở nên rất phổ biến vào thời Edo với tên Kōshin-machi (Canh Thân Đãi – không ngủ ngày Canh Thân).
Nhưng vì sao lại là ngày Canh Thân? Điều này thuộc về điều một số tiểu đạo giảng. Theo âm dương ngũ hành của thiên can địa chi thì Canh là “thuần dương chi kim”, Thân cũng là “thuần dương chi kim” – ngày Canh Thân chính là ngày vượng của hai yếu tố “dương” và “kim”. Một số môn tiểu đạo cho rằng đây là thời điểm vô cùng đắc lợi để luyện đan, cũng là luyện thành một thứ có thể diệt bỏ ham muốn, dục vọng.
Như vậy có thể thấy rằng, hình tượng ba chú khỉ thông thái cũng là sự trùng hợp của các đạo lý, dù là Phật giáo, Đạo giáo, hay Nho giáo.
Thêm một lần nữa, điều này khiến chúng ta phải suy ngẫm, rằng phải chăng siêu xuất sau hết thảy những danh từ, những tôn giáo, là sự nhất thể của đặc tính vũ trụ, là sự chung nguồn cội của Đạo và Pháp.
Lê Quang
Xem thêm cùng tác giả:
Mời xem video:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…