Văn Hóa

Điều cơ bản nhất của nghi lễ bắt đầu từ việc ẩm thực

Ăn cơm tưởng chừng như là một việc hết sức đơn giản nhưng đối với người xưa thì ăn cơm lại là một việc đòi hỏi phải có lễ, có phép. Trong sách “Lễ ký” viết: “Phu lễ chi sơ, thủy chư ẩm thực”, tức là điều cơ bản nhất của nghi lễ bắt đầu từ việc ẩm thực. Cổ nhân coi trọng lễ nghi cho nên lễ nghi ẩm thực từ xưa tự nhiên đã trở thành một bộ phận trọng yếu trong văn hóa ẩm thực.

(Tranh: Họa sĩ Cừu Anh thời Minh, Public Domain)

Ăn có khách lễ

Ngày nay, dù là người chiêu đãi khách hay là người tham dự tiệc thì cũng không quan tâm lắm đến lễ nghi. Nhưng kỳ thực dù là thời hiện đại thì các phương diện lễ nghi, như thứ tự chỗ ngồi, gọi món, tướng ăn uống, thậm chí là cho đến việc thanh toán hóa đơn đều sẽ biểu hiện ra phẩm chất của một người. Cổ nhân lưu ý một số phương diện như sau:

“Hữu tửu thực, tiên sinh soạn”: Nếu trong yến tiệc mà có người bề trên thì trước tiên phải mời người bề trên ngồi vào ghế trước, ngồi vào vị trí chính (thường là vị trí nhìn ra cửa chính). Khi nhìn thấy đồ ăn ngon thì người thế hệ sau nên để người bề trên động đũa trước.

“Thực vật sạ thiệt, yết vật minh hầu”: Khi thưởng thức món ăn không nên há miệng quá to hay nhai quá mạnh, lưỡi và miệng làm phát ra tiếng kêu, như thế sẽ khiến người bên cạnh cảm thấy không thoải mái.

“Thực bất ngôn, ngôn tất chu”: “Thực bất ngôn” không có nghĩa là không nói một lời nào trong suốt bữa ăn mà là không nói khi đang ăn thức ăn trong miệng, hãy đợi cho đến khi nuốt thức ăn rồi mới nói chuyện với người khác. Như thế thì sẽ khiến cho cơm không bị rơi ra ngoài hay bắn vào người khác. “Ngôn tất chu” có nghĩa là khi nói cần phải chu toàn, đầy đủ và có chừng mực, không nên nói quá nhiều vì như thế sẽ thể hiện ra sự lỗ mãng và cũng không nói quá ít vì điều đó thể hiện ra sự thờ ơ lạnh nhạt.  

“Cộng phạn bất bão, cộng thực hữu lễ”: Khi ăn cơm cùng với mọi người thì không thể chỉ chú ý đến bản thân mình được ăn no mà còn cần chú ý người khác. Ngoài ra khi cùng ăn cơm với người khác thì cần phải có lễ nghi. Các phương diện chi tiết thì rất nhiều, có thể tạm kể ra như: không dùng tay nắm cơm, không đổ thức ăn thừa vào chỗ chung, không ăn húp xì xụp, không bỏ lại thức ăn vào đĩa hay dùng đũa của mình để thọc tìm đồ ăn, không ăn từng miếng lớn…

“Kê bất hiến đầu, ngư bất hiến tích”: Khi ở trong một bữa tiệc thì cần để phần ngon nhất mời khách và lưu ý những điều kiêng kỵ. Đối với món gà thì không mời khách phần đầu, còn đối với món cá thì không mời khách phần sống lưng, bởi vì đầu gà đều là da và xương, không có thịt để ăn, còn sống lưng cá thì có nhiều xương dăm có thể vô tình làm khách bị hóc. Câu này đại ý rằng phần ngon nhất thì cần mời khách, phần kém ngon hơn thì không nên mời.

Ăn có gia quy

“Khách có khách lễ, gia có gia phong”, ăn cơm ở bên ngoài thì cần rất chú ý đến lễ tiết, còn ăn cơm ở nhà mặc dù không câu nệ bó buộc nhưng cũng cần phải có quy củ phép tắc. Có câu nói rằng bàn ăn cất giấu gia phong của một gia đình. Khi ở nhà ăn cơm cần phải chú ý một số phép tắc sau:

“Bất đa thực, bất quá lượng”: Khổng Tử nói: “Quân tử thực vô cầu bão”, bậc quân tử ăn không cầu no, “Duy tửu vô lượng, bất cập loạn”, uống rượu đừng để đến mức loạn. Vậy nên khi ăn, một người cần biết tiết chế, đừng chỉ muốn ăn ngon miệng.

“Bất thời, bất thực”: Người xưa ăn món gì sẽ căn cứ theo thời gian mùa vụ, mùa nào thức nấy. Đông qua xuân đến, tương ứng với bốn mùa trong năm thì trên bàn ăn của mỗi gia đình đều sẽ có những món ăn tương ứng với từng mùa. Điều này thể hiện sự tôn trọng tự nhiên, và cũng tốt cho sức khỏe.

“Thực yếu kính úy”: Người xưa cũng chú ý sự tôn kính trong ẩm thực. Vào những ngày lễ thì trước khi ăn cần phải cúng tế Thần linh, tổ tiên, để bày tỏ lòng biết ơn, xin được che chở. Ngoài ra thức ăn trên bàn ăn đều là món quà của đất trời cho nên không thể lãng phí hay vứt bỏ đi.

“Thực nghi vong ưu”: Khi ăn cơm cần quên hết những nỗi sầu lo. Trong không ít gia đình ngày nay, khi người lớn về nhà ăn cơm thường mang theo tâm trạng rất nặng nề, không nói lời nào cả. Điều này khiến cho không khí buồn bã, trẻ con không dám vui, người nhà cũng không dám nói chuyện, đồ ngon trên bàn cũng trở nên khó ăn hơn.

Theo Vision Times tiếng Trung
Tác giả: Tiểu Phương
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

42 giây ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

23 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

1 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

1 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

2 giờ ago