Sự diệt vong của Pompeii và bài học gửi hậu thế

Năm 79 SCN, núi lửa Vesuvius ở bờ biển phía đông của miền Nam Ý phun trào, nham thạch phun lên trời, tro bụi cuồn cuộn bao phủ, chỉ trong mười mấy tiếng, thành Pompeii xa hoa mỹ lệ và thị trấn Herculaneum đã diệt vong, biến mất không một dấu tích…

Bức “The Last Day of Pompeii” (Tạm dịch: Ngày tàn của Pompeii) mô tả cảnh người dân Pompeii khi thảm họa xảy tới, 1830-1833, họa sĩ Karl Bryullov. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Pompeii – Thành phố phồn hoa và giàu có

Pompeii được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 TCN, bởi người Oscan, một sắc dân sinh sống ở miền Trung nước Ý vào thời ấy. Thành phố là một hải cảng an toàn giao thương giữa La Mã với Hy Lạp. Trước Công Nguyên, Pompeii là một nước riêng biệt, có lúc độc lập, có khi là thuộc địa của La Mã. Là một thành phố ven biển, tắm trong sự ấm áp của ánh mặt trời, khí hậu dễ chịu, Pompeii sớm trở thành nơi sinh sống của những người La Mã giàu có và quyền quý.

Thành cổ Pompeii có diện tích 1,8km2. Tường thành được xây dựng bằng đá, tường bao dài 4,8km và có 7 cửa thành với 14 lầu tháp cao lớn, 4 con phố rải đá cắt ngang dọc tạo thành 9 khu vực. Mỗi khu vực đều có phố lớn nhỏ thông nhau, ở phố lớn còn lưu lại vết xe bằng sắt rất sâu trên mặt đường giống như xe ngựa. Ở ngã tư các phố lớn đều có máy nước bằng đá cao gần 1m, dài khoảng 2m để cung cấp nước cho thị dân.

Phế tích Pompeii. (Ảnh: Heinz-Josef Lücking, Wikipedia, CC BY-SA 3.0 DE)
Bản đồ Pompeii. (Ảnh: Cmglee & MaxViol, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

Hai bên đường là rất nhiều các quán rượu, kỹ viện, phòng tắm, xưởng chế tác vàng bạc, tiệm bánh, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng dầu ô liu, cửa hàng trứng cá muối, cửa hàng vải dệt, xưởng gốm,…

Pompeii giàu có và phồn hoa, dường như không thiếu thứ gì.

Tắm được xem là một nét văn hóa đặc sắc của người Pompeii. Vì vậy, trong thành phố người ta xây dựng rất nhiều các nhà tắm có quy mô lớn. Hơn nữa, việc giao dịch bàn bạc làm ăn kinh doanh, trò chuyện, gặp gỡ bạn bè… hết thảy cũng đều diễn ra trong các phòng tắm.

Các phòng tắm này được thiết kế rất tinh tế và đầy đủ, bao gồm phòng thay quần áo, phòng mát xa, phòng làm đẹp, phòng tắm nước lạnh, ấm và nóng không thua kém gì so với các phòng tắm hiện đại ngày nay. Ngoài ra còn thiết kế cả các bồn tắm riêng tư.

Người Pompeii còn xây dựng các đấu trường lớn cho mục đích tương tự như đấu trường La Mã.

Thành phố Pompeii ước tính có 20.000 dân, có đấu trường với sức chứa lên đến 12.000 người và kịch viện lớn với sức chứa 5.000 người. Ngoài ra, ở nơi đây, các kỹ viện mọc lên san sát, giới quý tộc và thương nhân sống một cuộc sống xa hoa, đâu đâu trong thành cũng là nơi ăn chơi, hưởng lạc.

Sự diệt vong của Pompeii

Buổi trưa ngày 24/8 năm 79 SCN, núi lửa Vesuvius ở bờ biển phía đông của miền Nam Ý phun trào, nham thạch phun lên trời, khói đen rợp trời dậy đất, tro bụi cuồn cuộn bao phủ, chỉ trong mười mấy tiếng, thành Pompeii xa hoa mỹ lệ và thị trấn Herculaneum đã biến mất không dấu tích.

Thảm kịch xảy ra khi ngọn núi lửa Vesuvius phun trào và nhấn chìm toàn bộ thành phố trong tro tàn của dòng nham thạch cao hơn 6 mét. Trong đó các thị trấn, vùng đất nông nghiệp của Pompeii từng rất nhộn nhịp nằm dưới chân núi Vesuvius bị hủy diệt đầu tiên. Các công trình xây dựng cùng với 16.000 cư dân Pompeii bị chôn vùi vĩnh viễn.

Bức “Eruption of Vesuvius”, mô tả cảnh núi lửa Vesuvius phun trào trước khi Pompeii diệt vong, họa sĩ Carlo Sanquirico. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Do bị đông cứng bởi nham thạch đồng thời bị chôn vùi dưới lòng đất trong điều kiện thiếu không khí và độ ẩm, các di thể và phế tích Pompeii được bảo quản gần như nguyên vẹn theo thời gian.

Sau thảm họa kinh hoàng được ví như “Khúc dạo đầu của ngày tận thế” đó, những tàn tích về Pompeii đã bị lãng quên cho đến khi nó được khám phá bởi các nhà khảo cổ học vào năm 1738.

Ngày nay, thành phố này đã được con người khai quật hơn 2/3 diện tích và trở thành một trong những địa điểm du lịch phổ biến nhất ở Ý. Đồng thời, các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục khám phá và lập danh mục các di tích về cư dân của thành Pompeii được bảo tồn.

Những cảnh tượng đau lòng

Các nhà khảo cổ đã tìm được nhiều cảnh tượng đau lòng của cư dân Pompeii trong thảm họa diệt vong. Đơn cử, có một thi thể đông cứng trong dung nham của một đứa trẻ đang ngồi trên bụng của mẹ mình khi thảm kịch xảy ra. Họ cho rằng đứa trẻ khoảng 4 tuổi. Hai thi thể này bám chặt vào nhau trong giây phút cuối cùng của họ. Cậu bé và mẹ được tìm thấy cùng với hài cốt của cha và anh chị em trong gia đình.

Ông Stefania Giudice, quản lý tại Bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia Naples nói: “Mặc dù nó đã xảy ra 2.000 năm trước đây, nhưng chúng ta có thể thấy được đấy là một cậu bé, một người mẹ, và là một gia đình. Đó không chỉ là khảo cổ của khoa học mà còn là khảo cổ của nhân loại.”

Khi các nhà nghiên cứu bắt tay vào việc khôi phục những di thể, họ đều nhận thấy được những thiệt hại và mất mát về tinh thần và tình cảm của những người dân Pompeii.

(Ảnh: Lancevortex, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

Từ góc độ lịch sử xa xưa, thật dễ dàng để tách biệt thế giới hiện đại của chúng ta với những gì đã xảy ra ở Pompeii, nhưng cũng thật khó có thể tưởng tượng nếu một cái gì đó ngoài tầm kiểm soát xảy ra hôm nay thì nhân loại sẽ ra sao. Vậy nên, chúng ta không thể không thương xót cho những linh hồn tội nghiệp kia – những người có thể đã không hề biết chuyện gì sẽ xảy ra cho đến khi quá muộn.

Người ta cũng tìm thấy dòng chữ mà có người trước khi chết đã dùng đá viết lên tường di ngôn vội vàng để cảnh tỉnh hậu thế: “Tội ác dẫn đến diệt vong!”

Điều gì đã khiến ‘kinh thành tửu sắc’ Pompeii bị diệt vong chỉ trong 1 ngày?: 

Pompeii trước ngày diệt vong

Rất nhiều người cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của Pompeii, cũng là nguyên nhân khiến nhiều nền văn minh bị diệt vong, có quan hệ đến sự bại hoại về đạo đức.

Nhà sử học cổ đại Mary Beard thuộc đại học Cambridge từng viết cuốn “Pompeii: The Life of a Roman Town”. Trong đó bà viết: “Trên các ô cửa, xưởng bánh, đường phố… đều dễ dàng có thể nhìn thấy hình ảnh các bộ phận sinh dục.” Đó là “biểu tượng của quyền lực, địa vị và may mắn.” Trong kỹ viện, nhà nghỉ, biệt thự, các bức họa, tác phẩm điêu khắc về tình dục không chỗ nào là không nhìn thấy. Các tác phẩm điêu khắc về cảnh giao hợp cũng được bày biện trong các công viên…

Bích họa Pompeii. (Ảnh: WolfgangRieger, Wikipedia, Public Domain)

Trên khắp các tường của nhà xưởng, cửa hàng, nhà nghỉ… của thành Pompeii đều đầy rẫy các loại bức bích họa rất khó coi, quan hệ tập thể loạn tính có thể thấy ở khắp nơi. Pompeii có 20.000 nhân khẩu mà có tới 25 tòa kỹ viện lớn nhỏ khác nhau, toàn xã hội phóng túng dâm dục.

Năm 1819, người cai trị Naples là Francis lúc cùng vợ tham quan bích họa ở Pompeii, đã cảm thấy xấu hổ không chấp nhận được, liền cho đóng cửa triển lãm.

Bên cạnh tình trạng loạn tính, thì việc ngược đãi nô lệ tại Pompeii cũng rất thảm khốc.

Phần quan trọng nhất tạo nên sự giàu có của người Pompeii khi giao thương mậu dịch với bên ngoài không phải là hàng hóa, mà chính là nô lệ.

Trong các gia đình giàu có ở Pompeii, không chỉ là hết thảy việc trang trí nhà, may vá quần áo, ăn mặc đi lại… đều do người nô lệ làm mà họ còn phải tham gia vào các việc lao động nặng nhọc.

Trong các đấu trường, người nô lệ bị dã thú cắn xé thân xác nhưng người ta vẫn cứ hưng phấn hò hét và vui mừng thưởng thức. Những người giàu thậm chí dùng nô lệ vừa bị giết để nuôi lươn biển, bởi vì họ cho rằng như thế mới cho mùi vị tươi ngon…

Đấu trường thành Pompeii là một trong những đấu trường lâu đời nhất trên thế giới. Nó có thể chứa đựng 12.000 người, mà lúc ấy tính cả nô lệ thì dân số Pompeii mới chỉ có 20.000 người. Với sức chứa lên đến hơn một nửa dân số, đủ thấy người dân Pompeii cuồng nhiệt với những cuộc đấu người – thú như thế nào.

Đấu trường Pompeii. (Ảnh: Thomas Möllmann, Wikipedia, GNU FDL)

Việc thi đấu trong đấu trường này cũng không phải là thi đấu về kỹ năng hay thể thao mà là một cuộc đấu đẫm máu “chưa chết chưa dừng”. Trong các “cuộc đấu” ấy là tiếng hú ghê rợn của thú vật và tiếng khóc thảm thiết của nô lệ.

Những cảnh tượng dữ tợn, thú vật đói xé xác những người nô lệ khốn khổ thường xuyên xảy ra trong các “cuộc đấu” này. Nhưng điều khiến người ta ghê rợn hơn chính là người Pompeii không một chút đồng cảm, thương xót mà thay vào đó là sự phấn khích điên cuồng.

“Hãy tận hưởng cuộc sống này đi, ngày mai khó mà đoán trước”, đó là một câu nói được khắc vào cốc uống nước bằng bạc của Pompeii. Sự phóng túng và sa đọa của Pompeii đã đến mức độ đó.

“Tội ác dẫn đến diệt vong!”, câu di ngôn vội vã viết trên tường trước khi chết của người dân Pompeii thật sự là một lời cảnh tỉnh dành cho hậu thế.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

2 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

2 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

3 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

4 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

5 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

6 giờ ago