Muốn sở hữu thứ gì, còn cần phải xem duyên phận

Cổ nhân có câu: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng.” Mọi sự đến và đi trong cuộc đời đều là duyên phận, không cần phải cưỡng cầu mà sống đau khổ. Duyên phận ấy không chỉ là nói về mối quan hệ giữa người với người, mà còn nói về mối quan hệ giữa người với vật.

Nếu vẫn còn duyên, đồ thất lạc sẽ quay trở về

Vào những năm Tống Kiến Đàm, Tống Cao Tông Triệu Cấu có việc tới vùng Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Lần nọ người Kim xâm lược, Triệu Cấu phải trốn lên thuyền. Trong cơn hoảng loạn, ông lỡ tay đánh rơi chiếc quạt gấp xuống sông. Chiếc quạt ngự này treo một viên ngọc hình em bé.

Tống Cao Tông Triệu Cấu. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

10 năm sau, khi tới Hàng Châu, Triệu Cấu đột nhiên nhìn thấy chiếc quạt trong tay Vương Trương Tuấn quận Thanh Hà rất quen. Nhìn kỹ thì chính là chiếc quạt gấp nhiều năm trước vua đánh rơi bên dòng sông Ninh Ba! Bên trên còn treo một viên ngọc hình em bé!

Triệu Cấu hỏi nguồn gốc của chiếc quạt, Trương Tuấn đáp: “Thần mua được ở một cửa hiệu tại phường Thanh Hà”.

Phái người tới cửa hiệu đó hỏi, thì ông chủ nói: “Tôi mua từ một người giao giỏ”.

Tìm người giao giỏ hỏi, người ấy nói: “Đó là của bà đầu bếp họ Trần ngoài cổng Hầu Triều Môn”.

Cuối cùng tìm được bà đầu bếp, bà nói: “Tôi mua một con lù đù vàng lớn nặng 10 cân, mổ bụng ra thì thấy nó.”

Triệu Cấu nghe xong, long nhan rạng rỡ, cảm thấy đồ thất lạc lại quay trở về là điềm lành, bèn hạ chỉ phong cho chủ cửa hiệu, người xách giỏ làm hiệu uý (một chức quan), bà đầu bếp là nhụ nhân. Thường thì phu nhân của quan thất phẩm mới được tôn xưng là nhụ nhân.

Thời đó, nhà Tống bị quân Kim tấn công, quân Kim sau đó hủy diệt Bắc Tống. Triệu Cấu chạy thoát, lập ra triều Nam Tống. Đối với Tống Cao Tông Triệu Cấu mà nói, một nửa giang sơn đã từng mất đi, nếu trong mệnh không có, thì dẫu tổn hao bao nhiêu tâm sức hoạch định, cũng chỉ là thiên hạ của người khác mà thôi.

Vậy mà một chiếc quạt gấp bị mất, chớp mắt 10 năm qua đi, lại có thể được một chú cá vàng mang trở về, hoàn trả cho chủ cũ. Đó là vì chiếc quạt có duyên phận với nhà vua.

Thiệt thòi hay không thì cũng như nhau

Dưới nền đất thành Lạc Dương thời Tống, có rất nhiều vàng bạc, châu báu được tiền nhân chôn cất. Cho nên vào thời Tống khi giao dịch về phòng ốc, nếu dưới nền nhà chưa đào bới, thì người bán nhà theo lệ thường sẽ đòi thêm một khoản tiền, gọi là tiền phí khai quật.

(Tranh minh họa: Wikipedia, Public Domain)

Bấy giờ một vị thừa tướng họ Trương đã bỏ ra trăm vạn đồng mua một toà nhà nguy nga trong thành Lạc Dương. Chi phí vốn đã được thoả thuận xong xuôi, nhưng chủ nhà đột nhiên lại đòi trả thêm phí khai quật rất cao. Sau nhiều lần tăng giá chóng mặt, phí khai quật đã lên tới hơn một trăm vạn đồng họ mới chịu buông tay.

Thừa tướng một lòng muốn mua, nên cũng không băn khoăn nhiều, mà trả tiền luôn. Rất nhiều người cho rằng ông quá thiệt thòi.

Khi đào xới ngôi nhà mới, ông đào được dưới đất một cái hộp nhỏ bằng đá, không lớn, nhưng vô cùng tinh xảo, đẹp mắt. Bên trên khắc các hình chim muông, trên nắp hộp còn có hai mươi mấy chữ triện, thư pháp vô cùng cổ quái, không ai hiểu được. Văn tự và những hình vẽ đó không phải là thứ thời bấy giờ.

Khi mở chiếc hộp ra, bên trong có vài trăm lượng vàng. Số vàng ấy bán đi, nhà họ Trương thu về được số tiền vừa đúng bằng tiền mua nhà, trong đó bao gồm cả phí khai quật phụ trội, không thiếu một xu.

Xem ra, vận mệnh sớm đã định đoạt duyên phận ấy, thiệt thòi hay không thì cũng như nhau mà thôi.

Tư lợi ngược lại lại hại mình

Vào thời Tống khi Lý Sỹ Hoành nhận chức, một lần nọ ông xuất ngoại tới Cao Ly, vua Cao Ly tặng ông rất nhiều lễ vật quý giá. Lý Sỹ Hoành tấm lòng rộng rãi, bèn giao toàn bộ vật phẩm đó cho phó quan võ tướng tuỳ tùng bảo quản.

Vì gầm tàu có vài khe nứt rỉ nước, phó quan lo lắng đồ của mình sẽ bị thấm nước, bèn cho lễ vật tơ lụa của Lý Sỹ Hoành lót ở dưới, còn vật phẩm của mình đặt lên trên.

Khi thuyền đi tới giữa đại dương, đột nhiên sóng lớn nổi lên, suýt lật cả thuyền. Những thuyền viên vô cùng hoảng sợ, xin được vứt toàn bộ các vật phẩm trên thuyền xuống biển, để giảm nhẹ trọng lượng.

Trong cơn hoảng loạn, vị phó quan tiện tay ném đồ xuống biển, không kịp phân biệt là đồ của ai với của ai. Khi quăng được một nửa thì gió ngưng, thuyền cũng bình ổn trở lại. Khi kiểm hàng, vị phó quan mới phát hiện ra những đồ của mình đều bị chính mình quăng hết xuống biển, còn đồ của Lý Sỹ Hoành ở đáy thuyền thì không thiếu một kiện.

Mưu lợi cá nhân ngược lại lại gây tổn hại cho bản thân, dẫu con người tính toán, nhưng ông trời cũng có mắt.

Theo Epoch Times tiếng Trung
Thiên Cầm biên dịch

Xem thêm:

Mời xem video:

Thiên Cầm

Published by
Thiên Cầm

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…

38 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

6 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

10 giờ ago