Phật gia giảng rằng, thế sự vô thường, nhân quả rõ ràng, con người sống cả đời, số phận ra sao, hết thảy đều là từ bản thân mình mà ra. Trong sông dài sinh mệnh, chúng ta gieo xuống “nhân” nào thì tất sẽ thu hoạch được “quả” đó, có trả giá tất sẽ có hồi báo, không con đường nào là uổng công vô ích, mỗi một bước đi đều có ý nghĩa.
Trong “Đạo Đức Kinh” có viết rằng: “Tương dục đoạt chi, tất cố dư chi”, ý là muốn lấy được vật gì thì trước hết phải cho đi đã. Câu nói vừa chỉ ra một đạo lý, cũng là lời răn dạy con người rằng chỉ có phó xuất, trả giá, thì mới đạt được kết quả như mong muốn. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện thực, con người ta đều hy vọng người khác vì mình mà trả giá, vì mình mà phó xuất, nhưng bản thân lại thường không nguyện ý cho đi.
Tác gia nổi tiếng người Nhật, Murakami Haruki được sinh ra trong một gia đình có cha mẹ đều là giáo viên dạy môn văn học, ngay từ nhỏ ông đã rất thích sáng tác tiểu thuyết. Ông mong ước mình có thể trở thành một tác gia xuất sắc, nhưng con đường ấy cũng không thuận lợi như ông tưởng tượng.
Trước khi bắt đầu viết tiểu thuyết, Murakami Haruki từng kinh doanh một cửa hàng. Lúc mới đầu, ông mở cửa hàng này vì nhu cầu kiếm sống cho bản thân và gia đình. Ông duy trì việc kinh doanh trong khoảng mười năm. Tưởng chừng như công việc ấy không có liên quan gì đến sáng tác tiểu thuyết, nhưng sau này khi viết tiểu thuyết ông mới phát hiện ra rằng chính trong thời gian kinh doanh đó ông đã có cơ hội quan sát tiếp xúc với nhiều người và nhận ra tầm quan trọng của việc chung sống với mọi người xung quanh. Nhờ đó, Haruki lĩnh hội được nhiều vấn đề xã hội, học được cách vượt qua những trắc trở trong cuộc sống.
Sau khi thành danh, Haruki từng chia sẻ rằng những trải nghiệm khó khăn trong cuộc sống đã thôi thúc linh cảm sáng tác của ông. Khoảng thời gian đó ít nhiều đã hỗ trợ ông trong việc viết các tiểu thuyết sau này.
Rất nhiều khi cuộc đời chính là như vậy. Chúng ta cho rằng mình đã đi một con đường sai lầm, khiến chúng ta lạc hướng đến thành công, không thể đạt được kết quả mình mong muốn. Nhưng kỳ thực, đó lại là bước đệm cho thành tựu sau này.
Đời người không có con đường nào là uổng công, cho dù là đi đường vòng cũng có thể gặp được những phong cảnh tươi mới. Muốn nhận được hồi báo, nhất định phải thực sự trả giá, làm người hay làm việc đều cần phải như vậy. Trên thế giới này, căn bản không có thứ gì là cho không, cũng không có việc gì là không có hồi đáp.
Trong “Kinh Thi” có một câu: “Đầu ngã dĩ mộc qua, báo chi dĩ quỳnh cư. Phỉ báo dã, vĩnh dĩ vi hảo dã”, tức là người tặng ta quả mộc qua thì ta đáp lại bằng ngọc cư đẹp đẽ, không phải vì để đáp tạ mà vì trân trọng mối giao hảo lâu dài. Người tặng mình một vật nhỏ mọn, nhưng lại là trân quý với người, mình báo đáp bằng một vật báu, bản thân cảm thấy vẫn còn chưa đủ.
Giữa người với người không gì quý hơn chính là người tặng ta mận, ta trả lại đào, người tặng ta than sưởi ấm trong ngày đông giá rét, ta trượng nghĩa giúp người khi hoạn nạn.
Trong tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” có một đoạn tình tiết ấm lòng như vậy. Con rể bà Lưu là Cẩu Nhi khiến gia đình rơi vào cảnh tán gia bại sản. Lúc ấy, Tết âm lịch sắp đến nhưng trong nhà không còn một thứ gì để ăn, cũng không còn một chút tiết kiệm nào để gia đình có thể sống qua ngày. Bà Lưu đành phải đến cổ phủ để tìm kiếm sự giúp đỡ.
Lần đầu tiên gặp mặt, Vương Hy Phượng đã nhiệt tình thiết đãi bà Lưu, hai người hàn huyên rất nhiều chuyện. Lúc bà Lưu rời đi, Vương Hy Phượng tặng bà một khoản tiền khoảng hai mươi lượng bạc. Bà Lưu nhận được số tiền này, không chỉ giúp gia đình vượt qua khó khăn trước mắt lúc bấy giờ mà còn có được một vụ mùa bội thu, kiếm được rất nhiều tiền. Cuộc sống của gia đình nhờ vậy mà cải thiện.
Sau vụ thu hoạch năm ấy, bà Lưu đã dẫn hai xe lương thực đến cổ phủ để tạ ơn. Sau một thời gian qua lại, bà Lưu và Vương Hy Phượng càng thêm gắn kết thân thiết với nhau.
Mấy năm sau, cổ phủ bắt đầu suy bại, những quan viên thân thiết với cổ phủ khi xưa vì không muốn bị liên lụy nên đều xa lánh. Vì để giải quyết khó khăn nguy cấp, người nhà cổ phủ mặc sự phản đối của Vương Hy Phượng đã đem con gái Xảo Thư của bà bán cho kỹ viện để gán nợ.
Bà Lưu biết được tình cảnh của cổ phủ đã mua chuộc được viên cai ngục để vào thăm Vương Hy Phượng. Khi biết Vương Hy Phượng cần tiền để chuộc con gái, bà Lưu đã không do dự bán đi ruộng đất của gia đình, gom góp tiền bạc mà chuộc được Xảo Thư.
Mạnh Tử nói: “Thương người thì người thương lại mình, kính người thì người kính lại mình”. Vô luận là người nhà hay bạn bè, muốn duy trì mối quan hệ được lâu dài thì không thể thiếu tấm chân tình, biết cho đi, thực tâm phó xuất thì tương lai nhất định sẽ có được báo đáp tương ứng.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…